Tình hình khai thác, nguyên nhân ảnh hưởng và các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi cá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở sông vàm cỏ đông thuộc tỉnh long an (Trang 54 - 97)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Vai trò của các loài cá trên sông vàm cỏ đông thuộc tỉnh Long An

3.4.4. Tình hình khai thác, nguyên nhân ảnh hưởng và các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi cá

3.4.4.1. Tình hình khai thác cá ở KVNC

Theo khảo sát người dân ở vùng các xã thuộc huyện Cần Đước và Tân Trụ (Đ04) có nhiều hộ dân làm nghề đánh bắt cá, chủ yếu họ đánh bắt dùng lưới kéo đều có kích thước mắt lưới nhỏ, sử dụng lưới cào điện có công suất cao, các ngư cụ thô sơ (câu giăng, dớn, lợp, nơm, ...) không còn sử dụng nữa. Vì vậy, cá con, cá chưa trưởng thành chiếm tỉ lệ cao tổng sản lượng mẻ lưới. Các ngư cụ mới này mang tính hủy diệt và được sử dụng phổ biến vì chúng đánh bắt được nhiều đối tượng khác nhau, ít tốn công mà năng suất cao. Xung điện là ngư cụ cấm nhưng vẫn còn sử dụng do ý thức của người dân chưa cao và sự quản lí chính quyền địa phương còn chưa nghiêm khắc.

Ở vùng huyện Bến Lức (Đ03), phần lớn người dân vào các khu công nghiệp trên địa bàn để làm là chủ yếu. Những ngư dân trước đây cũng lên bờ vào làm công nhân hoặc đến nơi khác kiếm sống vì từ khi có các khu công nghiệp thì sản lượng cá tại đây ngày càng ít, không đủ sống bằng nghề đánh bắt cá. Theo khảo sát chỉ có vài

hộ dân đi đánh bắt cá với xuồng nhỏ hoặc đi câu. Cá bắt được cũng ít nên họ chỉ đủ bán cho các hộ dân xung quanh.

Còn tại các xã huyện Đức Hòa (Đ01 và Đ02), qua khảo sát cũng có rất ít người dân làm nghề cá, phần lớn ngư dân không phải người địa phương chủ yếu từ nơi khác đến như Đồng Tháp, An Giang. Họ đánh bắt cá bằng lợp, 12 cửa ngục, đóng đáy,... nên sản lượng không cao. Người dân chủ yếu đánh bắt theo hộ gia đình.

Các loài cá sau khi đánh bắt được tiêu thụ chủ yếu các chợ trong vùng.

Qua thực tế đi thu mẫu, phỏng vấn ngư dân cho thấy trong mấy năm trở lại đây sản lượng cá đánh bắt đã giảm hẳn, có một số loài không gặp hoặc ít, hàng năm sản lượng cá đánh bắt giảm dần, số lượng cá lớn bắt được rất ít, hiện nay chỉ đánh bắt được những loài cá có kích thước vừa và nhỏ. Hiện nay, các loài cá loài cá tự nhiên tại KVNC đang suy giảm một cách nghiêm trọng về thành phần cũng như số lượng cá thể. Trong 87 loài thu mẫu được thì có 2 loài đang trong tình trạng nguy cấp và hơn 60 loài đang giảm sút mạnh, số lượng cá thể quá ít, cần được bảo vệ (xem bảng 3.3). Điều này ảnh hưởng đến sự đa dạng, phong phú của khu hệ cá tại đây.

Nhiều loài cá như cá Lươn (Monopterus albus), cá Bống tượng (Oxyeleotris marmoratus), cá Chìa vôi (Proteracanthus sarissophorus), cá Rô đồng (Anabas testudineus), cá Lóc đồng (Channa striata),… trở thành món ăn đặc sản nên ngư dân quanh vùng tăng cường khai thác bằng mọi hình thức dẫn đến số lượng cá thể ngoài tự nhiên bị cạn kiệt. Hiện nay hiếm gặp những loài cá này có kích thước lớn, chỉ đánh bắt được cá nhỏ và vừa.

3.4.4.2. Nguyên nhân gây suy giảm số lượng và thành phần loài

- Khai thác cường độ cao: Tại KVNC thì người dân khai thác và mua bán cá non (loại cá nhỏ, chưa trưởng thành), như cá ròng ròng (loại cá Lóc vừa nở), cá sặc bướm, cá rô, cá lóc đồng, … Đây là loại cá đồng tự nhiên nhưng hiện nay số lượng chỉ còn rất ít, nhiều lúc cả chợ không tìm ra một con cá đồng. Mặc dù chính quyền địa phương cũng có ngăn cấm việc mua bán và đánh bắt cá non nhưng cũng không chặt chẽ. Cá non chính là nguồn cá giống có vai trò tái cân bằng nguồn lợi thủy sản

tự nhiên. Vì vậy, việc đánh bắt và mua bán cá non đồng nghĩa với việc tận diệt nguồn lợi thủy sản.

- Hình thức khai thác: ngày càng đa dạng và mang tính huỷ diệt cao như là sử dụng các ngư cụ công suất cao, chích điện, lưới cào mắt nhỏ, đóng đáy, dùng thuốc trừ sâu,... nguy cơ tiêu diệt hàng loạt các loài cá là rất lớn.

- Ô nhiễm nguồn nước: tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là việc sử dụng phân bón, thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp, chất thải từ các khu dân cư sống quanh lưu vực, các nhà hàng, quán ăn ven sông, chất thải từ các khu công nghiệp lớn gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng khiến các loại thủy sản không thể sinh sống. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt, đặc biệt là các loại cá đồng tự nhiên vốn rất nhiều nhưng nay cũng bị cạn kiệt.

- Tác động của biến đổi khí hậu: hiện trạng xâm nhập mặn diễn ra ngày càng mạnh, nhất là vào mùa khô làm cho các loài cá chủ yếu nước ngọt không còn nhiều môi trường sinh sống, giảm vùng phân bố, sinh sống của cá. Điều này làm hạn chế rất lớn đến sự phát triển bền vững khu hệ cá nơi đây.

- Các hình thức tuyên truyền về bảo vệ nguồn cá chưa đạt hiệu quả cao. Hút cát trên sông, xây dựng cầu cống bắt ngang sông làm chết nhiều loài cá cũng như đảo lộn nơi sinh sống, bãi đẻ của chúng,…

3.4.4.3. Các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá

- Khai thác hợp lí nguồn lợi cá: phải có những quy định cụ thể riêng cho khai thác từng nguồn lợi cá ở khu vực. Tránh một số phương pháp đánh bắt như: lưới có mắt lưới nhỏ, dùng chích điện. Cần phải hạn chế đến mức thấp nhất khai thác cá trong lúc chúng sinh sản. Nghiêm cấm đánh bắt 2 loài cá trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) đó là các loài: cá Cháo biển (Elops saurus), cá Hường vện (Datnioides polota). Hạn chế đánh bắt những loài cá đang giảm sút về số lượng. Cấm đánh bắt và mua bán cá non, cấm dùng lưới mắt nhỏ, cào điện, thuốc trừ sâu để khai thác.

- Nuôi trồng thủy sản: Áp dụng khoa học kĩ thuật để nuôi trồng thêm các loài cá có giá trị kinh tế trên qui mô công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, tăng sản lượng, phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu con người. Từ đó có thể bảo vệ được

nguồn lợi cá tự nhiên. Ngoài ra, nghiên cứu sinh sản nhân tạo các loài cá quý hiếm, cá kinh tế cao cũng cần chú ý để nâng cao việc nuôi trồng của người dân.

- Chống ô nhiễm: KVNC có rất nhiều khu công nghiệp, ngoài ra còn phát triển mạnh về nông nghiệp, dịch vụ nên các chất thải ra là rất lớn. Do đó, cần phải xử lí nguồn nước trước khi ra môi trường. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học mà sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp.

- Giáo dục, đào tạo và khuyến khích: Cần tổ chức chương trình tập huấn phổ biến người dân biết thực trạng khai thác và tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn lợi cá. Khuyến khích ngư dân gây nuôi một số loài cá có năng suất cao trong vùng;

không sử dụng một số dụng cụ khai thác mang tính chất hủy diệt. Giảm bớt cường độ khai thác, nhất là vào mùa sinh sản; quy định và khuyến cáo tăng kích thước mắt lưới cho phù hợp với các nhóm thủy sản khai thác.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

- Về thành phần loài: kết quả nghiên cứu cho thấy sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An thu được 87 loài cá thuộc 63 giống, 39 họ, 16 bộ; trong đó có 2 loài cá có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) bậc VU (sẽ nguy cấp) và 4 loài cá khác nằm trong Danh lục Đỏ IUCN (2020) cần phải bảo vệ. Có 85 loài được sử dụng làm thực phẩm, 26 loài có giá trị kinh tế cao, 26 loài có tiềm năng làm cá cảnh, và một số loài có giá trị y học.

- Các yếu tố lí hóa của môi trường nước thay đổi theo mùa không ảnh hưởng nhiều đến sự phân bố của các loài cá nhưng có ảnh hưởng lớn đến số lượng cá thể, có 59 loài xuất hiện vào mùa mưa và 55 loài xuất hiện vào mùa khô. Độ mặn tác động rất lớn đến sự phân bố thành phần loài cũng như số lượng loài cá ở sông Vàm Cỏ Đông, có 68 loài bắt gặp ở nước ngọt và 43 loài ở nước lợ.

- Ở khu vực nghiên cứu ghi nhận có 63 loài cá ở mức độ “rất ít”; mức độ “ít”

có 12 loài cá; mức độ “nhiều” có 9 loài cá; mức độ “rất nhiều” có 3 loài cá.

- Về mức độ gần gũi: thành phần loài cá ở sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An có quan hệ khác nhau với khu hệ cá ở sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang và khu hệ cá ở sông Cái Lớn tỉnh Kiên Giang.

KIẾN NGHỊ

Cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới để bổ sung xây dựng hoàn chỉnh hơn cơ sở dữ liệu các loài cá ở KVNC và trên toàn bộ sông Vàm Cỏ Đông.

Đề nghị các cấp chính quyền có biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác cá quá mức và cần có những biện pháp tích cực bảo vệ các loài cá ở KVNC được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và những loài cá bị giảm sút đến mức đáng báo động để tránh tình trạng các loài cá này không còn xuất hiện ngoài tự nhiên ở KVNC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An [Online]. Available:

https://www.longan.gov.vn/Pages/Default.aspx , Truy cập ngày 20/10/2020.

[2] Nguyễn Văn Âu, Sông ngòi Việt Nam. NXB đại học quốc gia Hà Nội, 1992.

[3] Lâm Hồng Ngọc, “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở lưu vực hạ lưu sông Hậu thuộc tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng”, Thạc sĩ Sinh học, chuyên ngành Sinh thái học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.

[4] Mai Đình Yên (chủ biên), Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan (1992), Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. Nxb Khoa học và Kĩ thuật: Hà Nội, 1992.

[5] Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, “Khu hệ cá và nghề cá ở Đồng Tháp Mười”, trong Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1999 - 2000), 390-395, Viện Sinh học Nhiệt đới, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2001.

[6] Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí “Danh lục về các loài cá nước ngọt thuộc các vùng nghiên cứu: Đồng Tháp Mười, sông Đồng Nai, Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc - huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng, Bàu Sấu vườn Quốc gia Cát Tiên”, trong Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1999 - 2000), 396-405, Viện Sinh học Nhiệt đới, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2001.

[7] Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Hữu Dực, “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá nội địa thuộc địa phận tỉnh Cà Mau”, Tạp chí Khoa học, các Khoa học Tự nhiên, ISSN 0868-3719, 2005(1), 119-125, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005.

[8] Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Thư, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Đồng, “Đa dạng sinh học khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long”, Kỉ yếu hội nghị khoa học và công nghệ 2007, 577-582, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2008.

[9] Thái Ngọc Trí, Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Văn Sang, “Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang”,

Tạp chí Sinh học, 34(3SE), 21-29, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2012.

[10] Cao Hoài Đức, Tống Xuân Tám, Huỳnh Đặng Kim Thủy, “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở lưu vực sông Cái Lớn - tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Khoa học, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 61(95), 132-145, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.

[11] Thái Ngọc Trí,Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long và sự biến đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế - xã hội, Tiến sĩ Sinh học, chuyên ngành Sinh thái học, Học viện Khoa học và Công nghệ, 2015.

[12] Tống Xuân Tám, Đạo Thị Ánh Phi, Nguyễn Ái Như, “Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của các loài cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí Khoa học, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 16(6), 115-132, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2019.

[13] Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương, Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nxb Đại học Cần Thơ, 1993.

[14]Vidthayanon, Chavalit, Field Guide to Fishes of the Mekong Delta, ISBN No.

978-92-95061-03-3, Mekong River Commission (MRC), Vientiane, Lao PDR, 2008, 288 pp.

[15] Nguyễn Lệ Sa, “Điều tra hiện trạng thành phần loài cá tại khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An”, Thạc sĩ Sinh học, chuyên ngành Sinh thái học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2019.

[16] Hà Thị Thu Hằng, “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ” , Thạc sĩ Sinh học, chuyên ngành Sinh thái học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2019.

[17] Viện khoa học thủy lợi miền Nam. Available:

http://www.siwrr.org.vn/?mod=list&id=94&cid=732&page=&lang=, truy cập ngày 10/10/2020.

[18] Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia. Available:

https://nchmf.gov.vn/Kttvsite/vi-VN/1/xam-nhap-man-20-18.html, truy cập ngày 10/10/2020

[19] Nguyễn Văn Hảo (chủ biên), Ngô Sỹ Vân, Cá nước ngọt Việt Nam, Họ cá Chép (Cyprinidae) tập I. Nxb Nông nghiệp: Hà Nội, 2001.

[20] Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam, Lớp cá Sụn và bốn liên bộ của nhóm cá Xương (liên bộ cá Thát lát, liên bộ cá dạng Trích, tổng bộ cá dạng Cháo và liên bộ cá dạng Chép) Tập II. Nxb Nông nghiệp: Hà Nội, 2005.

[21] Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam, Ba liên bộ của lớp cá Xương (liên bộ cá dạng Mang ếch, liên bộ cá dạng Suốt và liên bộ cá dạng Vược) Tập III.

Nxb Nông nghiệp: Hà Nội, 2005.

[22] Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, Utsugi Kenzo., Mô tả định loại cá đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Nxb Đại học Cần Thơ: Cần Thơ, 2013.

[23] Pravdin I.F. (1961), Hướng dẫn nghiên cứu cá (chủ yếu cá nước ngọt), Phạm Thị Minh Giang dịch, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội ,1973.

[24] Rainboth, W.J., Fishes of the Cambodian Mekong, Food and Agriculture of Organization of the United Nations, Rome,1996.

[25] Froese, R. and Pauly, D. (2020, Sep 14), Fish Base, World Wide Web Electronic Publication (Version 2020), [Online]. Available:

http://www.fishbase.org

[26] Tống Xuân Tám, chuyên đề “Phương pháp nghiên cứu phân loại học cá”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010.

[27] Eschmeyer, W.N. & Fong, J.D., Species by Family/Subfamily in the Catalog of Fishes. Available:

http://researcharchive.calacademy.org/research/Ichthyology/catalog/SpeciesBy Family.asp, California Academy of Sciences Research, 2020.

[28] Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sách Đỏ Việt Nam, Phần I: Động vật (515 tr), Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ:

Hà Nội, 2007.

[29] IUCN. The IUCN Red List of Threatened Species (Version 2020). Available:

https://www.iucnredlist.org/, 2020.

[30] Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2008). “QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt”, Quyết định ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường, số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiệu lực từ ngày 15/01/2009.

[31] Vũ Cẩm Lương, Cá cảnh nước ngọt. Nxb Nông nghiệp: TP.HCM, 2008.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA CÁ Số: ………

Người phỏng vấn: ...

Người được phỏng vấn: ...

Tuổi: ………. Dân tộc: ………. Nghề nghiệp: ……….

Ấp (khu phố): ………Xã (phường): ………Huyện (quận): ………...Tỉnh (thành phố): ……….

Tên kênh, rạch, sông: ...

TÊN CÁ

Nơi ở (sông, rạch, kênh,

ruộng…)

Thức ăn (động vật,

thực vật, ăn tạp…)

Mùa xuất hiện (tháng)

Mùa sinh sản, nơi và bãi đẻ

trứng

Hình thức sống (bầy đàn, cặp,

đơn lẻ)

Độ thường gặp (rất ít, ít, nhiều, rất

nhiều)

Giá trị (kinh tế, làm cảnh, chữa

bệnh) Tên phổ thông Tên địa phương

Phụ lục 2. PHIẾU HƯỚNG DẪN THU MẪU CÁ

Số lượng: Thu càng nhiều loại cá càng tốt (chú ý: có nhiều loại cá rất giống nhau). Mỗi loại cá thu từ 20 - 30 con (với cá bé), 5 - 7 con với cá cỡ lớn (vừa chiều dài của bình đựng mẫu).

Xử lí mẫu: Pha formol với tỉ lệ 1 formol pha với 7 nước sạch (dùng nắp bình để đong), sau đó thả cá vào dung dịch. Đậy kín nắp. Cá tươi và nguyên vẹn ngâm mẫu sẽ rất tốt. Bình đựng formol độc nên không được tái sử dụng.

Ghi nhãn: Ghi các thông tin về địa điểm thu mẫu, địa điểm đánh bắt (tên suối, bản, xã, huyện), ngày đánh bắt, người đánh bắt hoặc người thu mẫu (họ tên, tuổi, dân tộc, địa chỉ). Ghi bằng bút chì hoặc bút bi nước.

Vận chuyển mẫu: Đổ bỏ formol hoặc gắp riêng cá vào túi ni lon để vận chuyển.

Chú ý: Nếu bị formol bắn vào mắt hoặc vào tay thì rửa bằng nước sạch nhiều lần, formol độc nên cần cất kĩ và đậy kín.

Xin chân thành cảm ơn! Phạm Thị Thuý Lan; ĐT: 0937 962 600 NHÃN CÁ DÁN TRÊN LỌ MẪU VẬT TRƯNG BÀY

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM BỘ MÔN ĐỘNG VẬT - KHOA SINH HỌC Loài: (39) Cá Úc trắng

Tên KH: Arius microcephalus Bleeker, 1855 Giống: Cá Úc Arius Valenciennes, 1840 Họ: CÁ ÚC ARIIDAE

Bộ: CÁ NHEO SILURIFORMES Lớp: CÁ VÂY TIA ACTINOPTERI Địa điểm: Tân Trạch – Long An Ngày thu mẫu: ngày 11/1/2020

Người thu mẫu và phân tích: Phạm Thị Thuý Lan và Huỳnh Thị Thanh Hiền – SV K42

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở sông vàm cỏ đông thuộc tỉnh long an (Trang 54 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)