Dãy điện hoá kim loại

Một phần của tài liệu Ly thuyet va bai tap dai cuong ve kim loai (Trang 20 - 28)

Phần II: Bài tập trắc nghiệm I.Tính chất vật lí và đặc điểm cấu tạo

II. Dãy điện hoá kim loại

Câu 1: Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng

A. Điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng.

B. Cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng.

C. Điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm.

D. Cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm

Câu2: Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa giống và khác nhau như thế nào?

A. Giống là cả hai đều phản ứng với dung dịch chất điện li, khác là có và không có phát sinh dòng điện.

B. Giống là cả hai đều là sự ăn mòn, khác là có và không có phát sinh dòng điện.

C. Giống là cả hai đều phát sinh dòng điện, khác là chỉ có ăn mòn hóa học mới là quá trình oxi hóa khử.

D. Giống là cả hai đều là quá trình oxi hóa khử, khác là có và không có phát sinh dòng điện.

Câu3: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra được?

A. Ni + Fe2+ = Ni2+ + Fe B. Mg + Cu2+ = Mg2+ + Cu C. Pb + 2Ag+ = Pb2+ + 2Ag D. Fe + Pb2+ = Fe2+ + Pb.

Câu4: Trong pin điện hoá sự khử:

A.Chỉ xảy ra ở catot B.Chỉ xảy ra ở anot

C.Xảy ra ở anot và catot D.Không xảy ra ở catot và anot Câu 5: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm Zn ở ngoài vỏ tàu (phần chìm dưới nước biển). Người ta đã bảo vệ kim loại

khỏi bị ăn mòn bằng cách nào sau đây?

A. Cách li kim loại với môi trường B. Dùng phương pháp điện hóa C. Dùng Zn làm chất chống ăn mòn D. Dùng Zn là kim loại không gỉ Câu 28: Một vật được chế tạo từ hợp kim Fe-Cu.Vật này để trong không khí ẩm,vật sẽ:

A. không bị ăn mòn B. ăn mòn hoá học.

C. ăn mòn điện hoá. D.ăn mòn vi sinh vật.

Câu 7: Pin điện hóa được tạo thành từ các cặp oxi hóa khử sau đây : Fe2+/Fe và Pb2+/Pb; Fe22+/Fe và Zn2+/Zn; Fe2+/Fe và Sn2+/Sn; Fe2+/Fe và Ni2+/Ni. Số trường hợp sắt là cực âm :

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu8: Cho dãy kim loại sau, dãy nào xếp theo chiều giảm của tính khử A. Mg, Mn, Al, Fe2+ ,Cu B. Al, Mg, Mn, Fe2+,Cu

C. Mg, Al, Mn, Fe2+,Cu D. Mg, Al, Mn,Cu , Fe2+

Câu9: Ngâm một lá Niken trong các dung dịch muối sau: MgSO4, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2 Với dung dịch muối nào thì phản ứng có thể xảy ra?

A.MgSO4, CuSO4 B.CuSO4, Pb(NO3)2

C. ZnCl2, Pb(NO3)2 D.AlCl3, Pb(NO3)2. Câu10: Khẳng định nào sau đây sai?

A.Fe có khả năng tan trong dung dịch FeCl3 dư.

B.Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl2 dư.

C.Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl3 dư.

D.Fe có khả năng tan trong dd CuCl2 dư.

Câu11: Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hoá: Zn-Cu là 1,1V;

Cu-Ag là 0,46V. Biết thế điện cực chuẩn E0Ag Ag 0,8V. Thế điện cực chuẩn E0Zn Zn và E0Cu Cu có giá trị lần lượt là:

A. +1,56V và + 0,64V B. -1,46V và - 0,34V

C. -0,76V và + 0,34V D. -1,56V và + 0,64V.

Câu12: Sự phá hủy thép trong không khí ẩm được gọi là:

A. Sự khử B. Sự ăn mòn điện hóa học C. Sự oxi hóa D. Sự ăn mòn hóa học

Câu13: Cho từng kim loại Al,Sn,Cu,Ag lần lượt vào mỗi dung dịch muối Al3+,Sn2+,Cu2+,Ag+.Số lượng phản ứng xảy ra là:

A.3 B.4 C.5 D.6

Câu14: Trong dãy sau dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử:

A.Sn,Al,Zn,Mg,Ca B.Al,Fe,Zn,Ca,Mg C.Fe,Al,Zn,Ca,Mg D.Fe,Zn,Al,Mg,Ca.

Câu15: Một sợi dây phơi quần áo bằng đồng được nối với một sợi dây nhôm. Có hiện tượng gì xảy ra ở chỗ nối hai kim lọai khi để lâu ngày trong không khí ẩm ?

A.Chỉ có sợi dây nhôm bị ăn mòn;

B.Chỉ có sợi dây đồng bị ăn mòn;

C.Cả hai sợi dây đồng thời bị ăn mòn;

D.Không có hiện tượng gì xảy ra.

Câu16: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;

- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu17: Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần về tính oxi hoá. Xét với cặp Fe3+/Fe2+?

A. Al3+ < Cu2+ < Fe3+ < Ag+ B. Cu2+ < Fe3+ < Al3+ < Ag+ C. Al3+ < Fe3+ < Cu2+ < Ag+ D. Ag+ < Cu2+ < Al3+ < Fe3+

Câu18: Trong số các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại có thể khử Fe3+ trong dung dịch thành kim loại : Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg

A. 2 B. 3 C. 4 D.6

Câu19: Cho viên bi Fe vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, sau đó cho tiếp viên bi Cu vào ống nghiệm trên ta thấy khí bay ra liên tục . Hỏi kim loại nào bị ăn mòn và ăn mòn theo kiểu gì?

A.Fe bị ăn mòn hoá học B.Cu bị ăn mòn hoá học C.Fe bị ăn mòn điện hoá D. Cu bị ăn mòn điện hoá

Câu 20: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I), Zn-Fe (II), Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:

A. I; II và III B. I; II và IV C. I; III và IV D. II; III và IV Câu21: Từ kết quả Zn + Co2+  Co + Zn2+ và Co2+ không phản ứng với Pb.Thứ tự tính ôxi hoá tăng dần các iôn là:

A.Co2+,Pb2+,Zn2+ B.Pb2+,Co2+,Zn2+

C.Zn2+, Co2+,Pb2+. D. Co2+, Zn2+,Pb2+.

Câu22: Cho suất điện động chuẩn Eo của các pin điện hoá: Eo(Cu-X) = 0,46V; Eo(Y-Cu) = 1,1V; Eo(Z-Cu) = 0,47V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là

A. Z, Y, Cu, X. B. X, Cu, Z, Y.

C. Y, Z, Cu, X. D. X, Cu, Y, Z

Câu23: Biết thứ tự sắp xếp của cặp ôxi hoá khử như sau:

Mg2+/Mg, Zn2+/Zn, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+ ,Ag+/Ag a.Có bao nhiêu kim loại khử được Fe3+ về Fe2+:

A.1 B.2 C.3 D.4 b.Có bao nhiêu kim loại đẩy được Fe ra khỏi dung dịch Fe2+. A.2 B.3 C.4 D.5

Câu24: Cho 2 cặp oxi hoá -khử Al3+/ Al và Ag+/ Ag có phương trình ion thu gọn

A.Al3+ + 3Ag  Al + Ag+ C. Al + Ag+  Al3+ + Ag B.Al + 3 Ag+  Al3+ +3 Ag D. Al3+ + 3 Ag+  Al + 3Ag

Câu25: Cho thứ tự các cặp oxi hóa- khử sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Trong các dung dịch muối và kim loại sau:Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe, Cu, Ag thì dung dịch AgNO3 có thể tác dụng với:

A. Fe, Cu, dung dịch Fe(NO3)2. B. Fe, Cu.

C. Fe, Cu, dung dịch CuSO4. D. Fe, dung dịch Fe(NO3)2.

Câu26: Xảy ra ăn mòn điện hoá khi kim loại không nguyên chất đặt trong môi trường

A.Có chứa axít B.Có chứa chất điện li C.Không có chất điện li D.Không có axít.

Câu27: Cho một số giá trị thế điện cực chuẩn E0(V):Mg2+/Mg : –2,37;

Zn2+/Zn : –0,76V; Pb2+/Pb : –0,13; Cu2+/Cu : +0,34V.

Cho biết pin điện hóa chuẩn tạo ra từ cặp nào có sức điện động nhỏ nhất?

A. Mg và Cu B. Zn và Pb C. Pb và Cu D. Zn và Cu Câu28: Hiện tượng xảy ra khi cho một đinh Fe vào dd CuSO4 là:

A. chất rắn màu đỏ bám trên đinh sắt, màu xanh của dd nhạt dần.

B. chất rắn màu đen bám trên đinh sắt, màu xanh của dd nhạt dần.

C. chất rắn màu đỏ bám trên đinh sắt, dung dịch không màu chuyển sang màu lục nhạt

D. chất rắn màu đen bám trên đinh sắt

Câu29: Cách sắp xếp nào sau đây theo chiều tăng dần tính oxi hóa:

A. Na+ < Mn2+ < Al3+ < Fe2+ < Cu2+ B. Na+ < Al3+ < Mn2+ < Cu2+ < Fe2+

C. Na+ < Al3+ <Mn2+ < Fe2+ < Cu2+ D. Na+< Al3+< Fe2+< Mn2+ < Cu2+

Câu 30: Ăn mòn hoá học giống với ăn mòn điện hoá ở chỗ nào A.Tốc độ ăn mòn B.Bản chất ăn mòn

C.Sự dịch chuyển electron D.Sự tiếp xúc dung dịch điện li.

Câu31: Cách nào sau đây sai khi dùng để chống ăn mòn vỏ tàu biển bằng sắt:

A.Ghép kim loại Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển.

B.Ghép kim loại Cu vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển.

C.Sơn lớp sơn chống gỉ lên bề mặt vỏ tàu.

D.Mạ đồng lên bề mặt vỏ tàu.

Câu32: Cho dãy kim loại sau, dãy nào xếp theo chiều giảm của tính khử A. Mg, Mn, Al, Fe2+ ,Cu B. Al, Mg, Mn, Fe2+,Cu

C. Mg, Al, Mn, Fe2+,Cu D. Mg, Al, Mn,Cu , Fe2+

Câu33: Để bảo vệ thép người ta tráng lên bề mặt người ta tráng lên bề mặt thép một lớp thiếc mỏng.Phương pháp chống ăn mòn kim loại trên là phương pháp:

A.Tạo hợp kim không gỉ B.Cách li

C. Điện hoá D.Dùng chất kìm hãm.

Câu34: Trường hợp nào sau đây có quá trình ăn mòn hoá học xảy ra:

A.Để một đồ vật bằng gang ngoài không khí ẩm.

B.Các chi tiết thiết bị của động cơ đốt trong.

C.Tấm lợp bằng tôn bị xây xát và tiếp xúc với không khí ẩm.

D.Vỏ tầu biển bằng thép ngâm trong nước biển.

Câu35: Trong dãy điện hoá của kim loai,vị trí cặp ôxi hoá khử được sắp xếp như

sau:Al3+/Al;Fe2+/Fe;Ni2+/Ni;Cu2+/Cu;Fe3+/Fe2+;Ag+/Ag;Hg2+/Hg.Trong số các kim loại như Al,Fe,Ni,Ag,Cu,Hg kim loại tác dụng với dung dịch muối sắt (III) là kim loại nào sau đây:

A.Al,Fe,Ag,Hg B.Al,Fe,Ni,Hg

C.Al,Fe,Ni,Cu D.Kết quả khác.

Một phần của tài liệu Ly thuyet va bai tap dai cuong ve kim loai (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w