Vai trò của IL-17A trong sinh bệnh học vảy nến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hs-CRP, IL-17A và hiệu quả điều trị bệnh vảy vến thông thường bằng Secukinumab (FULL TEXT) (Trang 30 - 34)

1.2. Vảy nến và interleukin-17A (IL-17A)

1.2.1. Vai trò của IL-17A trong sinh bệnh học vảy nến

IL-17A, trước đây được gọi là CTLA-8 (Cytotoxic T Lymphocyte- Associated Antigen 8 – kháng nguyên liên quan tế bào lympho T gây độc 8) được nhân bản từ năm 1993 từ tế bào T của chuột[49]. Trong những năm 2000, các cấu trúc tương tự IL-17A được xác định, bao gồm IL-17B, IL-17C, IL-17D, IL-17E (IL-17E còn được gọi là IL-25) được gọi chung là họ IL-17.

IL-17A được tế bào Th17 sản xuất dưới sự kích thích của IL-23.

Đối với da, IL-17A làm tăng sinh và bất thường biệt hóa tế bào thượng bì. Ngoài ra, IL-17A tham gia sản sinh và khuếch đại hệ thống viêm do làm giải phóng peptide kháng khuẩn cùng các cytokine và chemokine. Các yếu tố được kích hoạt bởi IL-17A tạo đáp ứng miễn dịch phụ thuộc bạch cầu trung tính và Th17, trong đó có IL-8 là một chất hóa ứng động bạch cầu trung tính mạnh, G-CSF là yếu tố sống còn cho bạch cầu trung tính, CCL20 với khả năng huy động Th17, IL-1β và IL-6 là những cytokine của Th17. IL-17A gây sản xuất metalloprotease góp phần làm di chuyển bạch cầu và thay mới mô.

IL-17A kết hợp và tăng hiệu quả của các chất trung gian gây viêm, có thể là do làm ổn định hóa mRNA mục tiêu. Tác động của IL-17A không chỉ khu trú tại tế bào thượng bì, mà còn bao gồm vài loại tế bào khác như tế bào nội mô, nguyên bào sợi, tế bào sụn và tế bào hoạt dịch, do đó, ngoài tầm quan trọng trong bệnh vảy nến, IL-17A còn có vai trò quan trọng trong các bệnh lý đồng mắc với vảy nến như viêm khớp vảy nến, bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch.

Một số nghiên cứu cho thấy giá trị IL-17A trong huyết thanh của người bệnh vảy nến cao hơn nhiều so với nhóm chứng không bệnh[50, 51]. Tuy nhiên, nồng độ IL-17A trong thương tổn da bệnh cao hơn trong máu khoảng 852 lần. IL-17A ổn định được trong vòng 2 giờ khi bảo quản bằng đá lạnh và trong 6 tháng với nhiệt độ -700C và 5 chu kỳ đông rã đông ở -700C. Thời gian bán hủy của IL-17A trong huyết thanh tương đối ngắn, gây khó khăn trong việc định lượng và phân tích chỉ số này trong máu[52].

Như vậy, IL-17A và tế bào Th17 là yếu tố sinh bệnh chính yếu trong vảy nến, có thể đo lường được trong máu và trong thương tổn, có liên quan đến các khía cạnh của bệnh vảy nến. Do vậy định lượng nồng độ trong thương tổn da bệnh nhân sẽ cho nhiều dữ liệu rõ ràng hơn nhưng xét nghiệm xâm lấn và khó thực hiện hơn, trong khi đó phân tích mẫu máu dễ thực hiện hơn mà vẫn cho thấy sự khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.

Hiện nay, IL-17A đã được chứng minh có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học vảy nến [8]. Thụ thể IL-17A hiện diện chủ yếu ở bề mặt tế bào sừng khắp thượng bì, và trên các tế bào lớp bì như tế bào tua gai, nguyên bào sợi, tế bào biểu mô, kích thích sự trình diện nhiều chemokine có thể hấp dẫn tế bào CCR6+ đi vào da, gồm cả Th17 và tế bào tua gai, tạo nên một vòng xoắn duy trì tế bào viêm trong thương tổnInterleukin (IL) là cytokin có vai trò trung gian giữa các bạch cầu. IL-17 được sản xuất bởi các tế bào Th17 và biểu lộ quá mức của nó liên quan với các bệnh lý miễn dịch. Gia đình IL-17 bao gồm sáu thành viên (IL-17A IL-17F) có trình tự tương đồng, nhưng biểu hiện ở các mô khác nhau.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy IL-17A gia tăng trong các thương tổn vảy nến. Tế bào Th17 là nguồn chính sản xuất IL-17A nhưng những tế bào khác cũng tham gia tạo ra IL-17A như tế bào tua gai, γδT-cells, tế bào T diệt tự nhiên, đại thực bào và tế bào Paneth cells… [8]

Hình 1.2. Nguồn gốc và mục tiêu của IL-17 trong bệnh vảy nến [8]

Tế bào sừng là mục tiêu chính của IL-17A trong bệnh vảy nến. Các thụ thể của IL-17A hiện diện chủ yếu ở bề mặt tế bào sừng khắp thượng bì, và trên các tế bào lớp bì như tế bào tua gai, nguyên bào sợi, tế bào biểu mô. IL- 17A kích thích sự trình diện nhiều chemokine như CCL20, CXCL1, CXCL2, CXCL3, CXCL5 và CXCL8 (IL-8). CCL2 có thể hấp dẫn tế bào CCR6+ đi vào da, gồm cả Th17 và tế bào tua gai, tạo nên một vòng xoắn để duy trì tế bào viêm trong thương tổn. CXCL có thể trực tiếp lôi kéo neutrophil đi vào thượng bì vảy nến. IL-17A có thể làm tăng sự hiện diện của các peptide kháng khuẩn, gồm những thành viên của gia đình β-defensin và S100A, vì vậy kích thích hệ thống miễn dịch ban đầu. IL-17 có những tác động lên tế bào sừng làm tăng sinh thượng bì và phá vỡ hàng rào bảo vệ da: tăng hiện diện của keratin 17, giảm hiện diện filaggrin, và làm biến đổi biểu hiện của nhiều gen liên quan đến kết dính tế bào (hình 2). Tác động của IL-17A trên sự hình thành thương tổn vảy nến không thể xem xét một cách riêng lẻ, vì có những chất trung gian viêm khác cũng hiện diện, trong đó đáng chú ý nhất là TNF-α.

Có nhiều loại tế bào tạo ra TNF-α gồm tế bào tua gai, một số loại tế bào T, và tế bào sừng. Đáng chú ý là IL-17A và TNF-α hoạt động đồng vận với nhau lên tế bào sừng, dẫn đếm việc sản xuất nhiều hơn nữa TNF-α và các chất trung gian viêm khác (Hình 1.3).

Hình 1.3. Sinh bệnh học vảy nến theo quan điểm hiện nay [8]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hs-CRP, IL-17A và hiệu quả điều trị bệnh vảy vến thông thường bằng Secukinumab (FULL TEXT) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)