1.6.1.1. Vị trí địa lý, quan hệ lãnh thổ huyện Hòa Vang
Huyện Hoà Vang nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành của thành phố Đà Nẵng, có tọa độ từ 15055' đến 16013' độ vĩ Bắc và 107049' đến 108013' độ kinh Đông, xung quanh huyện Hòa Vang giáp:
Phía Bắc giáp: các huyện Nam Đông, A Lưới và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế;
Phía Nam giáp: Thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam;
Phía Đông giáp: Quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu của thành phố Đà Nẵng;
Phía Tây giáp: Huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam [28].
(Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng)
Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Hòa Vang – thành phố Đà Nẵng
Hòa Ninh là một xã miền núi, nằm phía Tây Bắc của huyện Hòa Vang thuộc thành phố Đà Nẵng ngày nay. Disện tích tự nhiên toàn xã là 10.205,66 ha, trong đó 70% là diện tích đất lâm nghiệp, 205 là diện tích đất nông nghiệp. Với dân số tính đến ngày nay là 4645 nhân khẩu, gồm có 1095 hộ, trong đó có 30% theo các tôn giáo; người Hoa có 95 nhân khẩu, gồm 21 hộ và có 01 hộ (gồm 3 khẩu) người dân tộc Vân Kiều.
1.6.1.2. Điều kiện tự nhiên a. Địa hình
Với vị trí nằm bao bọc về phía Tây của Thành phố, huyện có ưu thế ở cả ba loại địa hình là miền núi, trung du, đồng bằng:
+ Vùng đồi núi: phân bố ở phía Tây, có diện tích khoảng 56.476,7 ha, bằng 79,84%
tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Bốn xã miền núi bao gồm: Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Liên, có độ cao khoảng từ 400 – 500m, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà (1.847m), độ dốc lớn hơn 40º.
+ Vùng trung du: chủ yếu là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 – 100m, xen khẽ là những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã: Hòa Phong, Hòa Khương Hòa Sơn, Hòa Nhơn với diện tích 11.170 ha, chiếm 15,74% diện tích toàn huyện.
+ Vùng đồng bằng: bao gồm xã Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước với tổng diện tích 3.087 ha, chiếm 4,37% diện tích đất tự nhiên. Đây là vùng nằm ở độ cao thấp từ 2 – 10m, hẹp nhưng tương đối bằng phẳng.
b. Khí hậu
Thành phố Đà Nẵng nói chung và huyện Hòa Vang nói riêng nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu điển hình, có một mùa mưa và một mùa khô, thỉnh thoảng có đợt rét đông.
Nhiệt độ trung bình hằng năm 25,5ºC, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đạt 33,4ºC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối đạt 10,9ºC. Lượng bốc hơi nước bình quân đạt 799 mm. Độ ẩm tương đối trung bình đạt 82%. Do địa hình hình chủ yếu là vùng núi và trung du nên có lượng mưa tương đối, số ngày mưa ngắn, lượng mưa trung bình khoảng 3100 mm.
c. Thủy văn
Khu vực huyện Hòa Vang chịu ảnh hưởng trược tiếp từ chế độ thủy văn sông Yên và sông Cu đê. Dòng chảy chủ yếu tập trung vào mùa lũ (tháng 9 – 12), tổng lượng dòng chảy lũ chiếm 80 – 85% đối với năm nhiều nước, 65 – 70% đối với năm trung bình, 45 – 50% đối với năm ít nước.
d. Thỗ nhưỡng
Thổ nhưỡng huyện Hòa Vang không phức tạp, hiện chỉ có hai nhóm đất: nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng, thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả và nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 73.488,77 ha chiếm 74,8% diện tích toàn Thành phố Đà Nẵng (kể cả huyện Hoàng Sa), trong đó, đất nông lâm nghiệp 64.832 ha, đất phi nông nghiệp 8.430 ha và đất chưa sử dụng 26,73 ha, với lợi thế về diện tích đất sẽ tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao [5].
1.6.2. Điều kiện tự nhiên xã Hòa Ninh
1.6.2.1. Vị trí địa lý, quan hệ lãnh thổ xã Hòa Ninh
Hình 1.3. Bản đồ khu vực nghiên cứu – xã Hòa Ninh Xã Hòa Ninh có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp xã Hòa Sơn;
+ Phía Tây giáp xã Tư huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam;
+ Phía Bắc giáp xã Hòa Bắc và xã Hòa Liên;
+ Phía Nam giáp xã Hòa Phú và xã Hòa Nhơn [5].
1.6.2.2. Điều kiện tự nhiên a. Địa hình
Xã Hòa Ninh thuộc dạng bán sơn địa, gần một nữa diện tích là đồi núi (nơi cao nhất là Đỉnh Núi Chúa- Bà Nà cao 1487m so với mực nước biển). Điạ hình cao ở phía Tây, thấp ở phía Đông nam [5].
b. Khí hậu
Cũng như nhiều địa phương khác trong huyện Hòa Vang, Hòa Ninh nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 24ºC - 25ºC. Lượng mưa và độ ẩm trung bình tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm. Mùa khô ở Hòa Ninh thường bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch hằng năm; lượng mưa từ 150 mm – 550 mm, phân bố không đều; mưa dầm tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch.
Vòa mùa mưa thường có mưa dầm và gió bấc (gió mùa Đông Bắc) gây rét đậm, không khí ẩm ướt, thường lụt lội và có gió bão [5].
c. Thủy văn
Về chế độ thủy văn xã Hòa Ninh: là một xã nằm ở vùng núi Bà Nà – Núi Chúa và hạ lưu Hố Túi là vùng đầu nguồn, tuy không có sông nhưng lại có khá nhiều khe suối lớn nhỏ. Suối Mơ từ trên đỉnh Bà Nà – Núi Chúa chảy men theo sườn núi chảy qua An Lợi và đổ về sông Túy Loan, suối Đá Hang bắt nguồn từ các khe nhỏ thuộc tỉnh Chóp Nón chạy về địa phận xã Hòa Liên tạo nên hồ nước Hòa Trung rất có lợi cho sản xuất nông nghiệp và điều hòa khí hậu vùng. Ngoài suối Mơ và khe Đá Hang, trên địa bàn Hòa Ninh còn có một số khe suối khác như: Khe Sơn, Khe Rọ, Khe Hố Cây Quýt,….[5].