Xây dựng kịch bản chất lượng nước sông Cu Đê theo quy hoạch 2030

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và mô phỏng chất lượng môi trường nước sông cu đê thành phố đà nẵng (Trang 37 - 44)

3.2. Kết quả mô phỏng chất lượng môi trường nước sông Cu Đê

3.2.2. Xây dựng kịch bản chất lượng nước sông Cu Đê theo quy hoạch 2030

- Khu công nghiệp:

+ Khu công nghiệp Hòa Khánh: 12000 m3/ngày. đêm. Nước sau xử lý đạt loại B (theo QCVN 40:2011/BTNMT)

+ Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng: xử lý nước thải KCN Hòa Khánh mở rộng và tiếp nhận thêm nước thải từ cụm công nghiệp Thanh Vinh: 4500 m3/ngày.đêm.

Nước sau xử lý đạt loại B (theo QCVN 40:2011/BTNMT), BOD = 50 mg/l.

- Khu dân cư: 94481 m3/ngày. đêm lưu lượng ước tính khoảng 1.094 m3/s, nồng độ các chất ô nhiễm giữ nguyên nhƣ thời điểm hiện tại.

Bảng 3.4 Số liệu nguồn thải và tải lượng kịch bản chất lượng nước sông Cu Đê theo quy hoạch 2030

Tên nguồn thải Lưu lượng m3/s Tải lượng BOD5 mg/l Ghi chú

KCN 0.194 50 Nguồn thải từ KCN

KDC 1.09 304.34 Nguồn thải từ KDC

Kết quả mô phỏng thông số BOD và DO trên toàn lưu vực sông Cu Đê đúng với xu hướng của hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Cu Đê (nồng độ BOD tăng dần từ thượng nguồn về hạ lưu – khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn thải KDC, KCN, nồng độ DO có xu hướng giảm dần về hạ lưu) (Hình 3.16, 3.17).

Hình 3.16 Nồng độ DO dọc sông Cu Đê mô phỏng theo kịch bản quy hoạch 2030

Hình 3.17 Nồng độ BOD dọc sông Cu Đê mô phỏng theo kịch bản quy hoạch 2030 Tại mặt cắt 11087.6 (vị trí tiếp nhận nguồn thải KCN) và mặt cắt 12445.1 (vị trí tiếp nhận nguồn thải KDC) có nồng độ BOD tăng cao vào những tháng mùa kiệt (tháng 2 đến tháng 8) và giảm dần vào những tháng mùa lũ (tháng 9 đến tháng 12).

Nồng độ BOD đƣợc mô phỏng thấp nhất vào tháng 10. Thời điểm này sông Cu Đê nhận được lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về (lũ), dòng chảy mạnh tạo điều kiện tăng khả năng khuếch tán oxy trong nước, đồng thời hiện tượng pha loãng các chất ô nhiễm lớn dẫn đến nồng BOD giảm tại thời điểm mùa lũ.

Hình 3.18 Dao động BOD theo thời gian t ứng với kịch bản 2030 tại mặt cắt 11087.6 (vị trí tiếp nhận nguồn thải KCN)

Từ kết quả mô phỏng chất lượng môi trường nước sông Cu Đê cho thấy nồng lƣợng BOD tại mặt cắt 11087,6 m (vị trí tiếp nhận nguồn thải KCN) vào mùa kiệt sẽ có nồng độ cao hơn mùa lũ. Nồng độ BOD có sự chênh lệch lớn vào mùa kiệt ở thời điểm hiện tại (BOD = 2,434 mg/l) và thời điểm mô phỏng theo kịch bản (BOD = 4,431 mg/l) (Bảng 3.5).

Bảng 3.5 Kết quả mô phỏng nồng độ BOD tại mặt cắt 11087,6 m (vị trí tiếp nhận nguồn thải KCN)

Thời gian MC KCN

Hiện tại Kịch bản Hiện tại Kịch bản QCVN 08:2015/

BTNMT (Cột A1) (Đối với thông số

BOD5 (mg/l)) BOD (mg/l) BOD5 (mg/l)

Mùa kiệt (ngày 8/5)

2.434 4.431 2.427 4.416 4

Mùa lũ (ngày 26/10)

1.471 1.685 1.466 1.679

QCVN 08:2015/BTNMT: A1 - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.

Hàm lƣợng BOD tại mặt cắt 12445,1 m (vị trí tiếp nhận nguồn thải KDC) cũng có sự chênh lệch tương tự. Thời điểm hiện tại (BOD = 2,446 mg/l) và thời điểm mô phỏng theo kịch bản (BOD = 4,432 mg/l) (Bảng 3.6)

Hình 3.19 Dao động BOD theo thời gian t ứng với kịch bản 2030 tại mặt cắt 12445,1m (vị trí tiếp nhận nguồn thải KDC)

Bảng 3.6 Kết quả mô phỏng nồng độ BOD tại mặt cắt 12445,1 m (vị trí tiếp nhận nguồn thải KDC)

Thời gian MC KDC

Hiện tại

Kịch bản

Hiện tại Kịch bản QCVN 08:2015/

BTNMT (Cột A1) (Đối với thông số

BOD5 (mg/l)) BOD (mg/l) BOD5 (mg/l)

Mùa kiệt (ngày 8/5)

2.446 4.432 2.438 4.418 4

Mùa lũ (ngày 26/10)

1.703 2.709 1.698 2.700

QCVN 08:2015/BTNMT: A1 - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.

Nhận xét:

- Kết quả mô phỏng cho thấy hàm lƣợng BOD đạt giá trị cao nhất vào mùa kiệt vì vậy để đánh giá chất lượng môi trường nước thì ta xét cho mùa kiệt (tháng 5-7) là thời điểm khả năng tự làm sạch của sông thấp nhất, lưu lượng dòng chảy nhỏ, khả năng khuếch tán oxy trong nước thấp, nên khả năng dễ bị ô nhiễm cao nhất.

- Với sự thay đổi theo kịch bản quy hoạch 2030 thì hàm lƣợng BOD tại vị trí mặt cắt 11087.6 m và mặt cắt 12445,1 m có thể vƣợt 1,1 lần ngƣỡng cho phép đối với QCVN 08:2015/BTNMT (Cột A1).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

- Kết quả phân tích nước cho thấy môi trường nước sông Cu Đê thành phô Đà Nẵng có sự biến động giữa các điểm nghiên cứu. Hầu hết các thông số ( DO, nhiệt độ, COD, N-NH4, P-PO4, TSS, độ đục, Tổng Coliform) đều đạt QCVN 08:2018/BTNMT.

Ngoại trừ một số vị trí tại khu vực hạ lưu sông Cu Đê (S1, S2) môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ do nồng độ BOD5 cao (10 – 27 mg/l). Tuy nhiên, kết quả tính toán chỉ số WQI cho thấy chất lượng môi trường nước sông Cu Đê có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp.

- Kết quả mô phỏng chất lượng nước sông Cu Đê có xu hướng giống với thực đo và có kết quả chênh lệch với thực đo không lớn (sai số < 5%) nên có thể áp dụng để dự báo diễn biến chất lượng môi trường nước sông Cu Đê cho tương lai. Kết quả cũng cho thấy hàm lƣợng BOD đạt giá trị cao nhất vào mùa kiệt vì vậy để đánh giá chất lượng môi trường nước thì ta xét cho mùa kiệt (tháng 5-7) là thời điểm khả năng tự làm sạch của sông thấp nhất, lưu lượng dòng chảy nhỏ, khả năng khuếch tán oxy trong nước thấp, nên khả năng dễ bị ô nhiễm cao nhất.

- Trong tương lai nếu sông Cu Đê trực tiếp tiếp nhận nguồn nước thải lớn từ các khu công nghiệp và khu dân cư lân cận thì chất lượng môi trường nước sông Cu Đê có thể sẽ bị ô nhiễm hữu cơ. Để dự án Nhà máy nước Hòa Liên trong tương lai hoạt động hiệu quả cần thường xuyên giám sát, quan trắc chất lượng nước mặt và thanh tra, kiểm tra chất lượng nước thải, hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất của khu công nghiệp Hòa Khánh, cụm công nghiệp Thanh Vinh...

Kiến nghị:

- Cần có số liệu quan trắc liên tục và đồng bộ tại nhiều đoạn sông để giúp cho việc tính toán có kết quả chính xác hơn.

- Nên có mô hình giám sát chất lượng nước và ban quản lý các hoạt động khai thác, xả thải diễn ra trên khu vực sông Cu Đê.

- Chƣa xác định đƣợc chính xác vị trí các nguồn thải chính nhƣ KCN, KDC do các nguồn thải này được thải ra các cánh đồng trước khi vào lưu vực sông Cu Đê. Vì vậy, để mô hình có thể mô phỏng chính xác chất lượng nước sông chúng tôi đề xuất thống kê đầy đủ về nguồn thải như lưu lượng, tải lượng chất ô nhiễm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Ban Quản lý Khu công nghiệp (2017), Hồ sơ cấp phép xả thải, Báo cáo Quan trắc Môi trường Khu công nghiệp, Đà Nẵng.

[2] Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng (2002), Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về Môi trường, tập 3: Chất lượng nước, Hà Nội.

[3] Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng (2002), Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về Môi trường, tập 4: Chất lượng nước, Hà Nội.

[4] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Tổng cục môi trường, Quyết định về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước, Hà Nội.

[5] Nguyễn Dương Quang Chánh (2014), Áp dụng mô hình MIKE trong mô phỏng chất lượng nước hạ lưu Vu Gia - Hàn, TP Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng.

[6] Đài khí tƣợng thủy văn Trung Trung Bộ (2014), Báo cáo tính toán khí tượng thủy văn, lượng mưa và mực nước, Đà Nẵng.

[7] Trần Đức Hạ, Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[8] Lê Hùng, Tô Thúy Nga (2015), Đánh giá diễn biến xâm nhập mặn vùng hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn (VG – TB), Báo cáo chuyên đề, Đà Nẵng.

[9] Nguyễn Đăng Huy, Bùi Tá Long, Lê Thị Hiền (2012), Ứng dụng mô hình Mike 11 đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Truồi Thừa Thiên - Huế, Luận văn Thạc sĩ Khoa học – Đại học Khoa học Huế.

[10] Nguyễn Huy Khôi (2009), Ứng dụng Mike 11 đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi Miền Nam.

[11] Nguyễn Minh Kỳ (2014), “Quan trắc và đánh giá xu hướng biến động chất lượng nước hạ lưu sông Cu Đê, thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Khoa học Tự nhiên Công nghệ và Môi trường (Số 34),100 -107.

[12] Nguyễn Thị Kim Liên, Lâm Quang Huy, Dương Thị Hoàng Oanh, Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út (2016), “Chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông hậu”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (Số 43), 68 -79.

[13] Bùi Tá Long (2006), Hệ thống thông tin môi trường, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, 323.

[14] Đỗ Văn Mạnh, Huỳnh Đức Long, Trương Thị Hòa Nguyễn Thị Linh, Phạm Thị Minh Đức (2015), “Sự biến động độ mặn (NaCl) theo mùa của sông Cu Đê, Đà Nẵng”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học tập 20 (Số 4), 28 – 59.

[15] Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội : Luật Tài Nguyên Nước.

[16] Tôn Nữ Trà Mi, Lê Phước Cường, Phạm Thái Hoàng (2016), “Hiện trạng môi trường khu vực xung quanh khu công nghiệp hòa khánh - đà nẵng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Đại học Đà Nẵng (Số 3), 121 – 126.

[17] Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Dương Thị Hạnh, Lê Thị Kim Song Toàn, Nguyễn Thị Thanh Phụng, Huỳnh Kim Ngọc, Bùi Thị Kim Yến (2010), Khảo sát, điều tra và đánh giá chất lượng môi trường nước của sông cu đê, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7, Đại học Đà Nẵng.

[18] QCVN 08:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước mặt.

[19] Trần Văn Quang, Chất lượng nguồn nước và đánh giá chất lượng nguồn nước, Báo cáo chuyên đề Mô hình chất lượng nước.

[20] Nguyễn Thế Tiến, Phùng Chí Sỹ, Huỳnh Thị Minh Hằng (2006), Các vấn đề môi trường trong quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, 9, 75 – 85.

[21] Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ môi trường – Đại học Đà Nẵng, Báo cáo thủy văn Dự án Nhà máy nước Hòa Liên, Viện thủy điện và Năng lƣợng tái tạo.

[22] Sở Tài nguyên và Môi trường (2016), Điều tra hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước trên lưu vực sông Cu Đê và Sông Túy Loan, Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng.

[23] Trần Xuân Vũ (2013), Quản lý môi trường lưu vực sông Cu Đê TP Đà Nẵng bằng mô hình chất lượng nước, Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng.

Tiếng Anh

[24] Claude. E Boyd (2013), “Manage pH Cycles To Maintain Animal Health”, The global Magazine for Farmed Seafood Số tháng 7, http://bioaqua.vn/en/

manage-ph-cycles-to-maintain-animal-health.

[25] Mike 11 (2007), A modelling System for Rivers and Channels User Guide, DHI Water and Environment, Denmark, 510.

[26] Le Hung, To Thuy Nga, Nguyen Duong Quang Chanh (2015), Study on assessment of salinity intrusion in the downstream of Vu Gia – Thu Bon river due to the operation of Dakmi 4 hydro-electric reservoir in the context of climate change and water rising, Vietnam – Japan Workshop on Estuaries, Coasts and Rivers, Vietnam, 284 – 289.

Internet

[27] Ủy ban Nhân dân huyện Hòa Vang, Quản lý Báo cáo Kinh tế Xã hội, “Niên giám thống kê 2015” (10/12/2018), https://hoavang.danang.gov.vn/web/bao-cao- kinh-te-xa-hoi/nien-giam-thong-ke-2015.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và mô phỏng chất lượng môi trường nước sông cu đê thành phố đà nẵng (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)