Về thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D (Trang 20 - 24)

3/ Là điểm dừng bút

1.2. Về thiết bị dạy học

Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh , thực hiện chương trình sách giáo khoa mới . Ngoài việc thực hiện các phương pháp và nội dung dạy học tôi cũng cần chú ý đến phương tiện để phục vụ cho bài học ở từng dạng bài , từng phần trong chương trình , đây là một vấn đề tôi cần suy nghĩ xem để được mục tiêu của bài học nói chung cần phải sử dụng những đồ dùng nào , những phương tiện dụng cụ nào không thể thiếu trong tiết dạy . Qua đó tôi cần xem lại các danh mục về thiết bị và đồ dùng dạy học của nhà trường hoặc bản thân đã tích luỹ được từ trước , để xác định được những đồ dùng dạy học đó học sinh sẽ phải chuẩn bị gì , giáo viên sẽ phải chuẩn bị gì để liệt kê trong thiết kế bài học và nhớ chuẩn bị chúng. Có như vậy trong tiết dạy mới thu hút, hấp dẫn học sinh phải tạo ra hứng thú học tập cho các em.

1.3. Xây dựng nề nếp học tập

Đối với những học sinh ít tập trung trong giờ học , đôi lúc còn gây mất trật tự trong lớp. Giáo viên cần bao quát các em trong quá trình dạy học , làm thế nào để huy động sự tập trung của học sinh , trong tiết học tránh tình trạng mất trật tự ảnh hưởng tới lớp học. Vì ở lứa tuổi học sinh lớp 1 rất hiếu động một số em khó ngồi yên trong suốt tiết học , tôi sắp xếp đổi chỗ xen lẫn với những em nghiêm túc học tập để các em bắt chước bạn tham gia học tốt. Kết quả các em này đã chú ý và học tương đối tốt.

Trường hợp tình huống có vấn đề xảy ra trong giờ học giáo viên phải khéo léo xử lý đối tượng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh phải tạo không khí quá lơi lỏng để học sinh vô kỉ luật.

Giáo viên cũng cần khơi gợi khí thế học tập thoải mái , sôi nổi tìm những phương pháp mới lạ , sử dụng nhiều hình thức dạy học mỗi hoạt động phải được tổ chức 1 cách hợp lí , tác động , kích thích hứng thú học tập cho học sinh như phần giới thiệu tranh , chuyển ý … Phải hấp dẫn , sinh động để thu hút học sinh say mê học tập , học sinh chú ý và linh hoạt trong điệu bộ , cử chỉ.. của giáo viên khi giảng bài , ánh mắt không rời học sinh để hiểu tâm trạng của học sinh như thế nào để có biện pháp thích ứng.

1.4. Công tác kết hợp giữa nhà trường gia đình – xã hội

Để nâng cao chất lượng dạy – học giáo viên chủ nghiệm cần tổ chức nhiều hình thức như họp phụ huynh học sinh , thăm gia đình , thư hoặc điện thoại liên lạc để nắm rõ từng đối tượng , xem học sinh có làm bài và học bài ở nhà hay không và học được những gì để có biện pháp bồi dưỡng. Bên cạnh đó nhờ lực lượng gia đình hỗ trợ và nhắc nhở và sắp xếp thời gian ở nhà , đồng thời trao đổi tìm hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình của học sinh , có ý kiến đề xuất về Ban Giám hiệu , Hội khuyến học…

giúp đỡ để các em có niềm tin trong học tập. Song đó giáo viên cần nêu rõ tầm quan trọng của việt học sinh cho phụ huynh biết. Vì lớp 1 đầu cấp , là nền tảng cơ bản cho các em học tiếp tục học lên các lớp trên.

Đối với giáo viên chuyên tôi liên hệ trao đổi thường xuyên để nắm vững tình hình kịp thời , phát huy những mặt tốt , những tấm gương điển hình, uốn nắn, điều chỉnh khắc phục tình trạng yếu kém học sinh trong lớp .

Môi trường gia đình và cộng đồng ở địa phương chưa thật sự thuận lợi cho việc học tập nói chung , việc học tập của học sinh nói riêng. Vì vậy cần kết hợp với nhà trường vận động gia đình học sinh và cộng đồng cùng hình thành nề nếp tự học, quản lý và động viên tự học của học sinh, xây dựng góc học tập và tổ chức học cá nhân, học nhóm hưóng dẫn học sinh cách tự học(ơ’trường và ở nhà ) tạo cho học sinh niềm vui và niềm tin vào kết quả học tập của bản thân và của các bạn.

Tóm lại sự kết hợp giữa gia đình – nhà trường – gia đình –xã hội cần có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp của nhà trường nói chung, bản thân giáo viên chủ nhiệm nói riêng giữ vai trò chủ đạo không thể thiếu sự kết hợp giữa gia đình và các lực lượng giáo dục của cac đoàn thể xã hội.

1.5. Về ý thức xây dựng lớp học

Khi dạy phân môn học vần , đầu giờ học giáo viên nên kiểm tra lại dụng cụ học tập của học sinh như bảng con, viết , bộ chữ thực hành học vần . . .nhắc nhở các em luôn giữ trật tư chăm chú nghe cô giảng bài,tích cực tham gia phát biểu,xây dựng bài học…Tập cho học sinh có thói quen nề nếp trong giờ học bằng một số ký hiệu thầy trò cùng nhau hoạt động., giữa giáo viên và học sinh có sự thống nhất với nhau

Ví dụ :

C : Chú ý bài mới b : Bảng con

S : Sách Tiếng Việt

VBT: Vở bài tập Tiếng V iệt

Song đó khi truyền thụ kiến thức cho học sinh giáo viên cần chú ý đến tính vừa sức,phát huy tích cực sáng tạo,hệ thống bài học lôgic,tập cho học sinh trả lời tròn cây rõ ràng,chính xác.

1.6/ Kiểm tra nghiên cứu đánh giá sản phẩm của học sinh

Trong lớp học cần phải coi trọng việc kiểm tra đánh giá kết quả việc làm cá nhân của học sinh không để các em hoạt động một cách hình thức mà phải theo dõi,giúp đỡ sữa sai,động viên khen ngợi kịp thời…Tránh lối dạy học đồng loạt,bình quân chung chung mà cần phải thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh diễn đạt,suy nghĩ và đóng góp ý kiến lẫn nhau.

Điểm cần lưu ý trong việc kiểm tra nghiên cứu đánh giá sản phẩm của học sinh như:kiểm tra thường xuyên kiểm tra định kì,…Để giáo viên tìm hiểu mức độ khẳ năng tiếp thu kiến thức của học sinh như thế nào.Từ đó giáo viên đánh giá nhưng đánh giá phải đảm bảo tính khách quan,chính xc và công bằng phụ thuộc vào sản phẩm ( bài làm )của học sinh.Đây là nguyên tắc hàng đầu, quan trọng bậc nhất của việc đánh giá.

1.7.Công tác bồi dưỡng học sinh

Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học công tác bồi dưỡng cho học sinh là công tác không thể thiếu được đối với lớp học nào hay ở cấp học nào. Ông bà ta thường nói :“Trong một bàn tay thì có ngón tay dài , ngón ngắn” và thực tế cũng đã chứng minh điều đó. Nhưng đối với lớp học thì cũng có những em học khá, giỏi, yếu…Cho dù người thầy có hay và bản lĩnh cỡ nào thì ít nhiều cũng gặp phải. Nhưng điều quan trọng là giáo viên phải biết khéo léo, xử lý tốt các đối tượng. Do đó giáo viên cần phân loại đối tượng học sinh và thực hiện phân loại ngay từ đầu năm học để có kế hoạch giảng dạy phù hợp. Cụ thể là

- Đối với học sinh yếu kém, do năng lực nhận thức hạn chế cần được bồi dưỡng thêm về phương pháp, về kỹ năng học tập, cần bổ sung kiến thức kịp thời, yếu chỗ nào bồi dưỡng chỗ đó. Bồi dưỡng bất cứ thời gian nào nếu có thể. Nhằm lắp dần lỗ hỏng kiến thức cho các em để các em có thể theo kịp trình độ chung của cả lớp.

- Đối với học sinh khá giỏi hoặc có năng khiếu đặc biệt,giáo viên cần tăng cường các hoạt động độc lập,phát triển tư duy,sáng tạo cho học sinh,để học sinh có đều kiện phát huy khả năng,đồng thời nâng cao chất lượng dạy-học.

Chương 3:

Hiệu quả phạm vi quy mô áp dụng

….?

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)