CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG SUẤT TRẠM CẤP NƯỚC
3.1. CÁC LOẠI NGUỒN NƯỚC
3.1.1. Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt có tiềm năng duy nhất trong khu vực là con sông Đào, dòng sông chảy qua thành phố đưa nước sông Hồng về sông Đáy. Ngoài ra sông Đào còn phục vụ tưới tiêu và là tuyến giao thông thuỷ lớn, tàu có tải trọng 400 - 1000 tấn có thể qua lại.
Về trữ lượng: Hiện tại chưa có bất kỳ dự án nào khai thác nước sông với quy mô lớn. Theo ý kiến của lãnh đạo các ban ngành ở địa phương thì hiện tại và trong tương lai mức độ khai thác vẫn rất nhỏ so với dòng chảy mùa kiệt là 129 m3/s (gấp khoảng 53 lần yêu cầu nước thô dự kiến cần cho cấp nước). Do đó độ tin cậy về mặt số lượng là đảm bảo khi chọn sông này là nguồn cấp nước thô cho nhà máy xử lý.
+ Trữ lượng: Qmax = 6650 m3/s ; Qtb = 896m3/s.
+ Mực nước dao động Hmax = 5,7 m.
Htb = 1,52 m.
Hmin = -0,6 m.
Số liệu thống kê trong nhiều năm cho thấy hàm lượng cặn lơ lửng khá cao, đặc biệt vào mùa mưa. Đây được xem là bất lợi cho công tác xử lý nước và đặc thù của nguồn nước này.
Từ nguồn số liệu thống kê, chưa thấy có biểu hiện rõ về sự ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và công nghiệp hay do các nguồn ô nhiễm khác nhưng về một số chỉ tiêu được quan tâm nhiều hơn như hàm lượng clorua, hàm lượng amoniac và hàm lượng pen-man-gan-nat tình hình như sau:
- Hàm lượng clorua đo được rất nhỏ (khoảng10 – 15 mg/l tại vị trí hút nước của trạm bơm xây năm 1924), do vậy mặc dù sông Đào chịu ảnh hưởng của thuỷ triều nhưng rõ ràng khu vực ảnh hưởng còn cách rất xa vị trí khai thác.
- Hàm lượng pen-man-gan-nat, amoniac hiện tại còn thấp, nhưng số liệu thống kê cho thấy đang có xu hướng tăng trong những năm vừa qua. Điều này phản ánh lượng chất bẩn hữu cơ đang tăng.
Về mặt chất lượng: Trừ hàm lượng cặn lơ lửng cao đòi hỏi phải có giải pháp
lắng phù hợp khi chọn quy trình xử lý, các chỉ tiêu đánh giá khác là thuận lợi khi xử lý để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân trong khu vực nghiên cứu thiết kế của thành phố.
Bảng 3.1. Kết quả phân tích nước thô sông Đào
Số TT Các chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
Mẫu 1
1 PH 7.49
2 Độ đục NTU 471
3 Ca.Mg (Độ cứng vĩnh cửu ) mg/l 1.137
4 Ca mg/l 0.513
5 Al mg/l 0.515
6 SO4 mg/l 0.714
7 Hàm lượng N trong NO2 mg/l 0
8 Hàm lượng N trong (NO2)3 mg/l 0.68
9 Hàm lượng N trong NH4 mg/l 0.02
10 Hàm lượng P trong PO4 mg/l 0.1
11 COD mg/l 5.11
12 DO mg/l 4.55
13 BOD mg/l 1.81
14 Fe mg/l 2.46
15 Coliform MPN/100ml 9000
16 Fecal Coliform MPN/100ml 400
17 Clostridium MPN/100ml 0
Kết luận: Giá trị các thông số và nồng độ của các chất thành phần trong nước mặt nằmtrong giá trị giới hạn của nước mặt loại A và loại B. Nhìn chung là chất lượng khá tốt.Tuy nhiên để sử dụng làm nước cấp cho sinh hoạt thì cần phải qua quá trình xử lý.
3.1.2. Nước ngầm
Cho tới nay chưa có tài liệu đánh giá về trữ lượng cũng như khả năng khai thác nước ngầm ở khu vực thành phố Nam Định và vùng phụ cận.Thông tin từ các cấp lãnh đạo cho thấy:
Tại khu vực chưa có bất kỳ hoạt động thăm dò tìm kiếm nào được thực hiện theo các chương trình do nhà nước tài trợ.
Những nghiên cứu tổng quan trên phạm vi rộng cho thấy nguồn nước ngầm mạch sâu tại đây bị nhiễm mặn và chất lượng thấp. Nước ngầm khu vực thành phố
Nam Định đã bị ô nhiễm kim loại nặng, hàm lượng Fe vượt từ 3,4 – 5,5 lần,hàm lượng Mn từ 6,8 -46 lần. Đặc biệt hàm lượng Coliform từ 2,6 – 25,6 lần; đây là dấu hiệu cho thấy nước ngầm thành phố Nam Định bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt.
Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực TP.Nam Định
T T
Thông Số
Đơn Vị
Kết quả đo
TCVN 5944-
1995
6/02 12/02 6/03 12/03 7/04
M1 M2 M1 M2 M1 M2 M1 M2 M1 M2
1 PH 7.08 7 7.9 7 6.5 6.9 7 6.9 6.68 6.97 6.5÷ 8.5
2 Độ cứng (CaCO3 )
Mg/l 385 412 428 420 224 400 22 39 400 250 300÷ 500
3 Cl Mg/l 430 51.5 430 52 179 235 171 246 232 116 200÷ 600
4 SO42 Mg/l 100 85 100 86 67.8 87.8 62.3 78.5 87 88.9 200÷ 400 5 NO3 Mg/l 2.6 4.0 2.1 3.8 2.2 22.4 2.7 23.6 2.87 0.91 45 6 Fe Mg/l 27.5 11.8 21.4 17 24.9 17.4 25.7 19.7 15.7 4.23 1÷5 7 Mn Mg/l 3.8 8.1 3.4 7.4 13.9 9.75 11.8 10.1 13.6 23.0 0,1÷ 0,5 8 Colifor
m
MNP /100
ml
40 50 50 70 77 8 3
Về lưu lượng số liệu thực đo từ các giếng hiện có cho thấy công suất có thể khai thác ổn định từ một giếng điển hình chỉ ở mức Q=10-30 m3/h (giếng có chiều sâu H=80-100m và đường kính D=270-375 mm).
3.1.3. Lựa chọn nguồn nước
Chọn nguồn cung cấp nước cho thành phố ta căn cứ vào số liệu nghiên cứu tình hình nguồn nước mặt và nước ngầm của thành phố Nam Định đã nêu trên, so sánh hai nguồn nước cả về số lượng lẫn chất lượng ta thấy nguồn nước mặt có lưu lượng lớn và ổn đinh, đảm bảo cấp nước trong mùa cạn cho nhà máy gấp 53 lần yêu cầu ,chất lượng nguồn nước và các chỉ tiêu Hoá, Lý, Sinh của nguồn nước là khá tốt tuy
về mùa mưa nước có độ đục cao, đây là nhược điểm của nguồn nước nhưng có thể khắc phục được bằng công nghệ xử lý. Độ ổn định của hai bên bờ sông Đào tốt, ít xảy ra sạt lở, đã được xây kè bảo vệ.
Nguồn nước ngầm tại khu vực rất nghèo và bị nhiễm mặn: Do hạn chế về trữ lượng và đặc biệt hàm lượng Fe, Mn trong nước cao nên việc sử dụng nước ngầm làm nguồn nước thô cho trạm xử lý nước sẽ khó đảm bảo cả về chất lượng và lưu lượng nước cấp cho các đối tượng dùng nước của khu vực.
Từ sự so sánh trên ta chọn nguồn nước mặt làm nguồn nước cung cấp cho trạm xử lý cung cấp nước sinh hoạt cho Thành phố Nam Định.