“Văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết. Văn học bồi đắp tình thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học.”
Hãy viết một bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên
---HẾT---
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10
TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI – NĂM HỌC 2017-2018 Môn : NGỮ VĂN – LỚP 8
Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN (8 điểm)
1. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: tự sự, miêu tả, nghị luận. ( 1 điểm )
2. Hạt lúa thứ nhất khiến ta liên tưởng đến những người có lối sống ích kỉ, an phận, không phấn đấu, ngại khó khăn, gian khổ. ( 1 điểm )
3. ( 1 điểm ) Có thể nêu một số bài học sau:
- Sống phải có trách nhiệm, không thể giữ cho mình một vỏ bọc khép kín.
- Phải biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời.
4. - Yêu cầu hình thức: ( 1 điểm ) – Văn bản nghị luận ngắn , diễn đạt trôi chảy, không sai lỗi chính tả.
- Yêu cầu về nội dung: ( 4 điểm ) Biết dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục cần làm nổi bật luận điểm. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận xã hội. Các ý có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lội chính tả, ngữ pháp.
- Trình bày được suy nghĩ của cá nhân về ý nghĩa của câu văn: sự hi sinh của hạt lúa (nát tan trong đất) lại đem đến sự hồi sinh, mang lại cho đời vô số những hạt lúa mới;
từ đó có thể liên tưởng đến việc sống có trách nhiệm, biết dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống và hành động vì mục đích cao cả, tốt đẹp. Có thể so sánh với hạt lúa thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa sự hi sinh của hạt lúa thứ hai.
Lưu ý Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc...Cho điểm lẻ đến 0,5 điểm.
II. PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN: (12.0 điểm) A. Yêu cầu chung
*Kiến thức: Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận cách làm bài văn lập luận giải thích – chứng minh (có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm)
- Nâng cao ý thức thực hiện văn nghị luận- vận dụng vào bài tập thực hành
* Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến quan điểm tư tưởng của mình về một vấn đề trong đời sống xã hội.
* Thái độ: Có ý thức tìm tòi để tự rèn luyện kĩ năng cho bản thân.
B. Dàn bài gợi ý 1) Mở bài.
Mối quan hệ giữa văn học và tình thương trong lịch sử văn học.
2) Thân bài.
Tại sao văn học luôn gắn bó với tình thương?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Vì văn học là tâm hồn dân tộc.
Một trong những vẻ đẹp nhất của tâm hồn dân tộc ấy là tình thương yêu nhân loại.
Văn học gắn bó với tình thương như thế nào?
Văn học nói lên nỗi đau khổ của mọi kiếp người.
Văn học nói lên sự cảm thông đối với nỗi đau của họ và gợi tình thương yêu trong mỗi tâm hồn người đọc.
Văn học bồi dưỡng, làm đẹp tâm hồn con người.
3) Kết bài.
Tình yêu thương đã trở thành một phẩm chất và là thước đo cao quý của văn học. Nó cứu vớt, dìu dắt, nâng niu con người trong hiện tại và trên đường đến tương lai.
Lưu ý Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc...Cho điểm lẻ đến 0,5 điểm.
C-Biểu điểm:
-11 - 12 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, có sự kết hợp nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt.
-9 - 10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng khá tiêu biểu, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, diễn đạt tương đối tốt.
-7 - 8 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, biết lựa chọn được dẫn chứng, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, có thể còn một số lỗi về diễn đạt
-5 - 6 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, biết cách lập luận, biết lựa chọn được dẫn chứng, tuy nhiên chưa có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, còn mắc lỗi về diễn đạt
-3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lại truyện, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt
-1 - 2 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lể, diễn đạt trùng lặp, lủng củng.
-0 điểm: Để giấy trắng.
---HẾT---
Câu 1: (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
(Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri) a. Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên.
b. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ vựng đó: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
c. Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên.
Câu 2: (14,0 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: “Văn học là tình thương”. Bằng những hiểu biết và cảm nghĩ riêng của bản thân mình, em hãy viết một bài văn nghị luận sử dụng những tác phẩm văn học đã học ở chương trình Ngữ Văn 8 học kì I để trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Đề 2: Cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
...Hết...
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯMGAR TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
Đ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 120 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN: NGỮ VĂN 8 Câu 1: (6,0 điểm)
a. Thán từ: Ô kìa (0,5 điểm) b.
- Trường từ vựng màu sắc: xanh sẫm, vàng úa. (0,5 điểm)
- Tác dụng: Miêu tả chiếc lá giống như thật: một chiếc lá thường xuân vừa trải qua một đêm mưa gió tưởng như sắp rụng vẫn dũng cảm đeo bám vào cành. (1,0 điểm) c. Ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên: (4,0 điểm)
- Tác dụng trong việc xây dựng tình huống truyện (thắt nút, mở nút bất ngờ mà hứng thú). (1,0 điểm)
- Gợi nhiều liên tưởng:
+ Gợi liên tưởng đến số phận con người. Vì nghèo đói và bệnh tật mà Giôn-xi tuyệt vọng, bi quan về cuộc sống. (1,0 điểm)
+ Chiếc lá còn gợi liên tưởng đến ý chí, nghị lực của con người. (1,0 điểm) + Đặc biệt, chiếc lá cuối cùng là hình tượng đẹp thể hiện tình yêu thương giữa những người nghèo khổ. (1,0 điểm).
Câu 2:
Đề 1:
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề II. Thân bài:
1. Văn học dân tộc ca ngợi tình thương người a. Tình cảm trong gia đình
- Tình cảm khởi nguồn và có từ đầu tiên là tình cảm cha mẹ dành cho con cái:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
Ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ dành cho con cái (" nặng lắm", " bằng trời".
"chín tháng cưu mang") Trong “Lão Hạc”, lão Hạc:
+ Cả đời gà trống nuôi con
+ Luôn day dứt vì chưa lấy được vợ cho con + Sống khốn khổ để dành tiền cho con
+ Chấp nhận cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con
=>Một lão nông thương con hết mực
- Trước tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho, con cái cũng có những tình thương yêu mãnh liệt dành cho cha mẹ: Trong “Trong lòng mẹ”, bé Hồng:
+ Luôn nhớ về mẹ và luôn tin tưởng vào ngày mẹ trở vể dù rằng mẹ chưa từng gửi một lá thư, một đồng quà
+ Chống đối lại những ý nghĩ, những lời nói cay độc của bà cô về mẹ mình
=> Yêu thương mẹ hết mực.
- Tình cảm anh em cũng rất thắm thiết. Trong “Bức tranh của em gái tôi”, Kiều Phương là một cô bé:
+ Yêu quý anh trai cho dù anh luôn xa lánh
+ Coi anh là người gần gũi, thân thiết nhất, chọn anh trai làm đề tài cho bức tranh của mình.
=> Một tấm lòng trong sáng, nhân hậu.
- Con người lớn lên, lấy vợ gả chồng. Tình cảm vợ chồng cũng bắt nguồn từ đó. Chị Dậu (trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) là con người”
+ Rất mực thương chồng, con.
+ Không ngần ngại van xin cho chồng, cãi lý với người nhà lý trưởng để tránh đòn cho chồng, đánh nhau với cai lệ và người nhà lý trưởng để bào vệ chồng.
=> Hi sinh mình vì chồng b. Tình cảm xã hội
- Bạn đến chơi nhà: tình cảm bạn bè cao khiết và niềm hạnh phúc khi có bạn thể hiện ở câu thơ cuối
- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, Thái y lệnh họ Phạm:
+ Trái lệnh vua để cứu giúp người bệnh nặng trước
+ Tích nhà, lương thực để giúp đỡ những người bệnh người khó
=> Một lương y hết lòng vì người dân
- Trong “Tắt đèn”, bà lão hàng xóm cho gia đình chị Dậu một nắm gạo. Một nắm gạo tưởng chừng rất ít nhưng đối với gia đình chị Dậu một nắm gạo ấy là rất quý vì cả gia đình nhịn ăn từ sáng và anh Dậu thì đang ốm nặng.
- Trong “Chiếu dời đô”: Lí Công Uẩn muốn đất nước giàu mạnh, muôn dân dược no ấm, an hưởng thái bình, …
-Trong ca dao, tục ngữ có nhiều câu nói lên tình cảm, sự giúp đỡ lẫn nhau của những con người không cúng huyết thống, là một truyền thống lâu đời của dân tộc.
2. Văn học dân tộc phê phán những con người vô tình, độc ác.
a. Sự thờ ơ với người ngoài:
- Quan phụ mẫu trong “Sống chết mặc bay”:
+ Hộ đê bằng một ván bài tổ tôm.
+ Khi đê vỡ: mặc cho " kẻ sống không chỗ ở, người chết không nơi chôn", hắn ta hạnh phúc, sung sướng vì thắng ván bài to.
- Vợ ông giáo trong “Lão Hạc” lạnh lùng thờ ơ với hoàn cảnh khó khăn của lão Hạc. Thể hiện ở câu: " Lão ấy ngu thì cho lão ấy chết..."
- Bọn thực dân trong “Thuế máu”:
+ Độc ác tàn nhẫn của các tên quan đối với những người dân thuộc địa.
+ Ép đi lính
+ Coi người lính bản xứ như lũ lợn (sau chiến tranh) … b. Trong gia đình
- Mụ dì nghẻ trong “Tấm cám” đối xử tàn nhẫn, nhiều lần lập mưu hãm hại Cám, kết cục của mụ vô cùng bi thảm.
- Người anh trong “Cây khế” đối xử tàn nhẫn với người em, tham lam nên phải gánh chịu hậu quả, …
III. Kết bài: Khẳng định vấn đề Đề 2:
Đảm bảo các yêu cầu sau : 1. Xác định yêu cầu :
- Thể loại : phát biểu cảm nghĩ về nhân vật kết hợp với lập luận chứng minh - Nội dung : Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc.
2. Hình thức : Đảm bảo yêu cầu sau:
- Bố cục : 3 phần mở bài, thân bài, kết bài
- Hành văn mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả.
3. Nội dung : Đảm bảo các phần sau:
A/ Phần mở bài :
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Khái quát phẩm chất ( vẻ đẹp tâm hồn ) của nhân vật.
B/ Thân bài : Đảm bảo 3 ý sau :
* Ý 1 : Lão Hạc người nông dân nghèo, lương thiện mà bất hạnh.
- Tài sản duy nhất của lão : Có ba sào vườn, một túp lều, con chó vàng - Vợ chết, cảnh gà trống nuôi con
- Tuổi già sống quạnh hưu, ốm đau, hoa màu mất sạch do bão, làng mất nghề vé sợi, lão không có việc làm, gía gạo đắt, bán cậu vàng, tìm cho mình cảnh giải thoát.
* Ý 2 : Lão Hạc con người giàu lòng nhân hậu.
- Đối với con trai.
- Đối với con vật đặc biệt là cậu vàng.
* Ý 3 : Lão Hạc, con người trong sạch, giàu lòng tự trọng.
- Nghèo nhưng vẫn giữ cho mình trong sạch không theo gót Binh Tư để có ăn.
- Từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.
- Bất đắc dĩ phải bán chó lão dằn vặt lương tâm.
- Gửi tiền làm ma khỏi liên lụy đến xóm làng.
* Nghệ thuật : Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngoại hình và nội tâm, cách kể chuyện xen lẫn triết lý sâu sắc.
C/ Kết bài :
- Khẳng định lại cảm nghĩ.
- Đánh giá sự thành công của tác phẩm.
BIỂU ĐIỂM
13 - 14 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, có sự kết hợp nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt.
9 - 12 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng khá tiêu biểu, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, diễn đạt tương đối tốt.
7 - 8 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, biết lựa chọn được dẫn chứng, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, có thể còn một số lỗi về diễn đạt
5 - 6 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, biết cách lập luận, biết lựa chọn được dẫn chứng, tuy nhiên chưa có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, còn mắc lỗi về diễn đạt
3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lại truyện, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt
1 - 2 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lể, diễn đạt trùng lặp, lủng củng.
0 điểm: Để giấy trắng.
Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,5 điểm (không làm tròn).