Giọng điệu trong truyện ngắn Thạch Lam

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam (Trang 82 - 102)

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của văn học, là một yếu tố quan trọng để tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn . Theo Từ điển thuật ngữ văn học giọng điệu là: ‚Thái độ, tình cảm, lập tr-ờng, t- t-ởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện t-ợng đ-ợc miêu tả trong lời văn quy định cách x-ng hô, gọi tên,dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ca ngợi hay châm biếm…‛ [4 tr, 111]. ‚Giọng điệu một phần nào đó phụ thuộc vào đặc

điểm của đối t-ợng miêu tả cũng nh- cách cảm nhận về chúng của nhà văn. Song về cơ bản, giọng điệu bộc lộ tình cảm chủ quan của nhà văn, thái độ và cách đánh giá của nhà văn đối với con ng-ời và những hiện t-ợng đ-ợc miêu tả‛ [30 .tr 223].

Thái độ, tình cảm đó bộc lộ qua nhiều yếu tố, nhiều ph-ơng diện khác nhau của ngôn ngữ nghệ thuật.

Mỗi nhà văn đều có một giọng điệu khắc nhau. Giọng điệu của Ngô Tất Tố là giọng điệu cẩn trọng, khách quan mực th-ớc. Nguyễn Công Hoan là giọng điệu suồng sã giễu cợt, châm biếm cay cú. Vũ Trọng Phụng là giọng điệu đả phá phẫn uất. Nam Cao là giọng điệu khách quan lạnh lùng thấm đ-ợm nỗi buồn th-ơng chua xót, chất triết lí sâu sa. Ng-ời đọc có thể thấy giọng điệu thiết tha sôi nổi ở Nguyên Hồng và giọng điệu kiêu bạc ngông nghênh ở Nguyễn Tuân.

Văn học giai đoạn 1930-1945 đ-ợc tạo nên bởi những cây bút xuất sắc và có bản lĩnh, cá tính sáng tạo khác nhau. Mỗi nhà văn góp vào nền văn học chung ấy một phong cách riêng. Thạch Lam với giọng điệu nhẹ nhàng kín đáo,trầm tĩnh thiên về chất trữ tình sâu lắng, không bị pha trộn hay hòa tan đã đóng góp không nhỏ vào sự phát tiển của nền văn học Việt Nam 1930-1945.

4.2. 1 Giọng thủ thỉ tâm tình

Nhà văn Thạch Lam có lối kể chuyện rất đặc biệt. Ông không kể chuyện bằng những lời đao to búa lớn mà bằng những lời tâm tình thủ thỉ của con ng-ời đã từng chiêm nghiệm thấu hiểu. Qua những truyện ngắn của mình, Thạch Lam thủ thỉ với ng-ời đọc về những lẽ thiệt hơn, về những câu chuyện vẫn gặp đâu đây ngoài cuộc

đời bằng ‚giọng văn nhẹ nhàng gần nh- thì thầm với độc giả nh-ng là tiếng nói thầm mà âm vực lan rộng đến cả thế giới đều nghe thấy‛ [38,tr 435]. Vì vậy giọng

điệu chủ đạo trong văn của ông là giọng thủ thỉ tâm tình.

Cùng viết về -ớc mơ nghề nghiệp, cuộc sống của những ng-ời đeo đuổi nghiệp văn ch-ơng, nh-ng cách khai thác đề tài cũng nh- giọng điệu của Nam Cao và Thạch Lam lại khác nhau. Đời thừa của Nam Cao đ-ợc kể bằng giọng điệu buồn

đau chua chát. Nhà văn có tài có -ớc mơ chân chính, có nhân cách nh-ng đành phải bán rẻ ngòi bút cho thứ văn ch-ơng vô bổ để đổi lấy đồng tiền bát gạo. Giọng điệu buồn đau chua chát có lúc chuyển sang mỉa mai giễu cợt thẫm đẫm nỗi cay đắng, bất lực khi những -ớc mơ cao đẹp chỉ đ-ợc bộc bạch trong cơn bốc đồng chếch choáng men say của nhân vật chính. Giọng nghẹn ngào ấm ức hòa trong n-ớc mắt khi nhân vật thấu rõ sự tha hóa của ngòi bút và nhân cách không gì cứu vãn đ-ợc.

Giọng buồn đau chua chát đó bắt đầu từ cái nhìn của nhà văn hiện thực luôn thấu rõ những mâu thuẫn và những bấp bênh trong cuộc sống đã bóp nghẹt những -ớc mơ

hoài bão của họ. Trong Cuốn sách bỏ quên Thạch Lam dùng những lời thủ thỉ tâm tình đ-ợm mùi thất vọng bẽ bàng kể về những -ớc mơ viễn vông khi va đập với hiện thực cuộc đời của chàng trai trẻ mới vào nghề văn. Giọng tâm tình bộc lộ trong lời kể và những suy nghĩ kín đáo của nhân vật. Giấc mộng đẹp đẽ về văn

ch-ơng đ-ợc chắp cánh thành -ớc mơ khiến chàng trai trẻ đ-ợc sống trong ánh hào quang của mộng tưởng: ‚Trong đêm không ngủ ở quê nhà, chàng vẫn mơ t-ởng một sự thành công rực rỡ xứng đáng với tài năng‛. Tưởng tượng cũng đủ làm Thành ấm lòng, “sung sướng như nhấp chen rượu mạnh mà hơi men làm say s-a dần dần‛.

Ch-a từng nếm trải những thử thách nghiệt ngã mà cuộc đời dành cho nghiệp bút văn, khi cuốn sách đầu tay bị ế ẩm, Thành có cảm giác bị ‚hụt chân chết ngập trong mối buồn th-ơng thấm thía vô hạn cho chính mình‛. Giọng thủ thỉ tâm tình chứa đựng nỗi buồn ngao ngán thất vọng khi ‚Tất cả những mơ -ớc thiết tha của tuổi trẻ, của tâm hồn nghệ sĩ, những mộng đẹp xây lên lúc say văn, tất cả đều tan trong gió lạnh‛. Lời văn nhẹ nhàng trầm lắng tâm tình cùng bạn đọc những điều suy nghĩ sâu kín. Thật ra sách bán không chạy ch-a chứng tỏ rằng chàng không có nhiều tài. ‚Nhiều nhà văn nổi tiếng khắp hoàn cầu lúc đầu chẳng bị thiên hạ bỏ quên… Sự lãnh đạm của công chúng nhiều khi là dấu hiệu của một tài năng xuất chúng, không đ-ợc ng-ời ta am hiểu, vì v-ợt ra ngoài khuôn sáo th-ờng‛. Trong những tr-ờng hợp nh- thế, ng-ời ta hay tìm cho mình một ph-ơng thuốc giảm đau tinh thần. Với Thành, anh tự biện minh cho sự thất bại của mình bằng những lời khuyên của nhà văn đi trước: ‚Ng-ời nghệ sĩ không cần đến sự hoan nghênh của công chúng, bởi tự mình đã đ-ợc h-ởng cái thú thần tiên của sáng tác, đ-ợc hoan nghênh nhiều khi chỉ làm hại cho ng-ời nghệ sĩ, vì khiến cho nghệ sĩ tự mãn và nô

lệ cái sở thích của bạn đọc‛. Cảm nhận được giọng điệu cơ bản của tác phẩm, ng-ời đọc sẽ vừa có nụ c-ời trìu mến tr-ớc những mơ -ớc háo hức của chàng trai trẻ, và cảm thông với nỗi thất vọng của chàng trai trẻ lần đầu b-ớc vào nghề văn với nỗi thất vọng chán ch-ờng. Với lời văn thủ thỉ tâm tình, Thạch Lam muốn gửi tới bạn đọc những tâm sự tri âm về -ớc mơ nghề nghiệp về công chúng, về nghiệp v¨n.

Trong tác phẩm Sợi tóc là lời bộc bạch tâm tình về một lần suýt sa ngã của nhân vật. Giọng thủ thỉ tâm tình nằm ngay trong lời tự thú của nhân vật về tất cả

những gì tối diễn ra tối hôm đó. Đầu tiên là thái độ không mấy thiện ý với ng-ời anh họ lắm tiền, là sự so sánh ngầm một cách ẩn ý về sự tấm tức: ‚ng-ời anh họ rất giàu có và rất ngốc‛ còn ‚tôi là ng-ời sành sỏi, thạo đời và nhất là thạo các ngón

ăn chơi‛. Nó ẩn sau trong cảm giác thèm muốn khi nhìn thấy cái ví da lớn, phồng chặt, cách đếm tiền thong thả và cẩn thận của Bân, gờn gợn trong suy bì ‚sao một thằng ngốc nh- hắn[..]lại có nhiều tiền thế, còn mình…‛, sâu lắng trong cảm giác chán nản uể oải ‚đi chơi với một anh có nhiều tiền mà mình lại khinh là ngốc, không thú vị mấy‛. Giọng thủ thỉ tâm tình chủ yếu hiện lên qua lời tự thú của nhân vật về những giông bão trong lòng Thành khi anh vô tình có chiếc ví căng phồng trong tay. Những tờ giấy bạc cứ hiện ra tr-ớc mắt làm cho anh thấy run rẩy, hành

động nh- máy, ám ảnh đứng ngồi không yên suốt mấy tiếng đồng hồ. Thành vạch ra cả kế hoạch, cách thức lấy tiền, cách nói dối khéo léo. ‚Băn khoăn bứt rứt, và thời giờ qua…tôi cảm thấy đi qua tâm hồn tôi từ bên này sang bên kia.Như thế không biết bao nhiêu lần…”. ý định ăn cắp đến bất ngờ, nh-ng hành động trả lại tiền còn bất ngờ hơn, khiến cho nhân vật vừa thành thản vì không phạm tội, vừa tiếc nuối vì không thể có đ-ợc số tiền to lớn mà anh chỉ có trong mơ. Hai cảm giác đan cài vào nhau khiến cho tâm hồn ‚thêm một vẻ rờn rợn và sâu sắc‛. Lời văn thủ thỉ tâm tình đã giúp ng-ời đọc hiểu đ-ợc những điều sâu kín trong lòng nhân vật.

Trong tác phẩm Cái chân què, tuy viết về con ng-ời lấy đồng tiền làm mục

đích sống duy nhất đã phải trả giá, Thạch Lam không hề có giọng mỉa mai, giễu cợt nh- th-ờng gặp ở một số tác giả viết cùng đề tài. Nhà văn chỉ tâm tình cùng ng-ời

đọc về từng bước đi của nhân vật để tự rút ra bài học ‚Cuộc đời có nhiều cái chế giễu đắng cay và đau đớn làm cho chúng ta đột nhiên hiểu cái ý nghĩa chua chát và sâu xa‛. ở truyện Đói, giọng văn thủ thỉ tâm tình mang màu sắc sẻ chia, thông cảm với nỗi nhục đau xót khi con ng-ời không chiến thắng nổi nhu cầu mãnh liệt của bản năng. Với Thạch Lam đây không phải là sự tha hóa về nhân cách con ng-ời.

Trong suốt cả truyện, ông đã phân tích tâm trạng đau đớn dằn vặt của nhân vật

tr-ớc sự xô đẩy của cái nghèo. Trong chốc lát hành động theo nhu cầu bản năng vừa đáng giận vừa đáng th-ơng.

Giọng điệu thủ thỉ tâm tình là giọng điệu chủ đạo trong nhiều tác phẩm của Thach Lam. Trong Một đời ng-ời, giọng thủ thủ tâm tình thấm đẫm nỗi nghẹn ngào. Với Ng-ời bạn trẻ giọng thủ thỉ chan chứa yêu th-ơng quí trọng. ở Một cơn giân, Ng-ời lính cũ, Tình x-a... là giọng thủ thỉ tâm tình chan chứa cảm xúc đồng

điệu chia sẻ. Giọng tâm tình thủ thỉ ở mỗi truyện khác nhau nh-ng đều có chung sắc thái trữ tình sâu lắng bởi tác giả cố gắng khám phá cảm xúc của nhân vật.

4.2. 2 Giọng buồn th-ơng ngậm ngùi.

Những nhà văn có trái tim nhân đạo lớn th-ờng h-ớng ngòi bút của mình vào những con ng-ời nhỏ bé. Trong những trang viết của họ th-ờng có chung điệu buồn tr-ớc những số phận, những con ng-ời nhỏ bé bất hạnh. Thế nh-ng trong cùng một thời kỳ, viết về một kiểu nhân vật nh-ng không phải nhà văn nào cũng giống nhau, mỗi nhà văn mang lại cho mình một phong cách, một dấu ấn riêng. Nhà văn Nguyên Hồng th-ờng có giọng điệu thiết tha, thống thiết tràn đầy cảm xúc. Giọng

điệu đó đ-ợc viết qua những trang văn đ-ợc viết bằng máu và n-ớc mắt. Còn nhà văn Nam Cao có giọng điệu chủ đạo là điệu buồn th-ơng da diết kết hợp với triết lí sâu xa. Giọng điệu đó thể hiện tấm lòng nhà văn không chỉ xót th-ơng cho những kiếp ng-ời d-ới đáy xã hội...Trái tim nhân đạo của Thạch Lam lại tìm cho mình một h-ớng đi riêng. Cũng là tiếng nói đầy buồn th-ơng tr-ớc những thân phận nhỏ bé của xã hội, Thạch lam không đẩy thành cao trào nh- Nguyên Hồng hay dùng lí lẽ nh- Nam Cao. Giọng buồn th-ơng đó mang âm sắc điềm đạm, dịu dàng,nhỏ nhẹ, thể hiện thái độ nâng niu trân trọng vô cùng với tất cả những gì làm nên bình dị hàng ngày.

Giọng buồn th-ơng ngậm ngùi có ở những tác phẩm mang đậm nét hiện thực nh- Nhà mẹ Lê, Một đời ng-ời, Hai lần chết, Ng-ời bạn trẻ, Ng-ời lính cũ, Cái chân què...ở những truyện này, nhân vật th-ờng bị đặt vào những hoàn cảnh khó

khăn trở ngại, đói nghèo d-ờng nh- lúc nào cũng đeo đẳng vào số phận của họ và

đẩy họ tới tình huống tuyệt vọng. Với giọng điệu đó, Thạch Lam truyền tới ng-ời

đọc niềm cảm th-ơng sâu sắc tr-ớc những cảnh đời bất hạnh, cùng niềm tin yêu vào những con ng-ời nhỏ bé.

Nhà mẹ Lê là một câu chuyện th-ơng tâm đ-ợc kể bằng giọng điệu buồn th-ơng ngậm ngùi. Giọng điệu đó cất lên ngay từ những trang đầu của câu chuyện với nỗi ngậm ngùi chua xót. ‚Ng-ời phố chợ là bảy tám gia đình nghèo khổ không biết quê quán ở đâu, mà ng-ời dân trong huyện vẫn gọi một cách khinh bỉ: kẻ ngụ c-‛. Những con người nghèo khổ phải rời quê hương bản quán đi kiếm sống bằng

đủ nghề. Giọng buồn th-ơng ngậm ngùi tủi cực, thấm trong lời văn kể về gia đình mẹ Lê ‚ Mùa rét trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó trông nh- cái ổ chó mẹ chó con lúc nhúc: Những ngày đói rét, “ mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hi mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. D-ới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như con trâu chết”. Những hồi ức chập chờn trong cơn mê sảng của nhà mẹ Lê buồn da diết. Cả một đời đằng

đẵng chỉ có những ngày khổ sở nhọc nhằn. Nó nh- một định mệnh gắn liền với những ng-ời nghèo khổ. Đến niềm vui cũng rất cỏn con tội nghiệp, không thoát ra khỏi đ-ợc miếng ăn cái đói. Đó là nắm gạo cho con, bữa cơm nóng mùa rét, hay

đơn giản lầ mỗi ngày có ng-ời m-ớn làm cho dù công rẻ mạt cũng đ-ợc. Giọng buồn th-ơng khi kể về cái chết thê thảm của mẹ Lê, những câu văn nh- dài ra, nh- chậm lại làm cho cái chết càng trở nên th-ơng tâm hơn bao giờ hết.

Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là niềm cảm th-ơng sâu sắc tr-ớc những mảnh

đời thầm lặng nh- những cái bóng bị lu mờ, bị chôn vùi trong những kiếp sống vô

danh vô nghĩa. Nỗi buồn nh- ng-ng đọng lại ngay cả phố huyện chiều hôm. Nỗi buồn lan tỏa vào trong bóng tối, lẩn trong những quầng sáng, hột sáng mong manh.

Ngọn đèn của hàng n-ớc Tý, gánh phở bác Siêu, tiếng đàn bầu bác Xẩm...Cả phố huyện tiêu điều xơ xác đã tạo nên một bản nhạc buồn. Nó làm mòn đi những mơ

-ớc đợi chờ của con ng-ời. Giọng buồn th-ơng thấm vào hồi ức của Liên về một Hà Nội xa xăm. Giữa giọng điệu buồn th-ơng là hình ảnh náo nức của một Hà Nội với những đoàn tàu rực sáng. Đây là một đoạn văn ngắn t-ơi vui hiếm có trong những trang viết của Thạch Lam. Một loạt những động từ mạnh, tính từ sáng đ-ợc sử dụng rất có giá trị ‚ Hai chị em Liên nghe tiếng rồn rập tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ‛... ‚tiếng còi tàu rít lên và tàu rầm rộ đi tới.. đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng tr-ng, chiếu ánh cả xuống đ-ờng. Liên thoáng trông thấy những toa hàng trên sang trọng lố nhố những ng-ời, đồng và kền lấp lánh‛. Giọng điệu rộn ràng đó không làm đủ ấm sáng cả điều buồn, tẻ nhạt trong câu truyện. Với hình ảnh ánh sáng đó đối lập với thế giơí tối tăm làm cho ng-ời đọc càng thấm thía cái cuộc sống nh- bị giam cầm của những mảnh đời lặng lẽ, tăm tối không sao thoát ra đ-ợc Trong tác phẩm Ng-ời bạn trẻ kể về số phận bi th-ơng của một thanh niên mới vào đời mà đã cùng đ-ờng với giọng buồn thê l-ơng. Lời văn lắng đọng bao nỗi xót xa về sự bất công ở đời. Bào bị đuổi học, không kiếm nổi việc làm, lại không tìm đ-ợc sự che chở bao dung của gia đình. Vốn hồng hào nõn nà xinh nh- con gái, nh-ng ốm đau, đói khát biến anh thành kẻ tiều tụy xơ xác. Niềm th-ơng cảm xót xa chan chứa trong những câu văn khi miêu tả anh của tác giả. Bào phải nghẹn ngào ấm ức thốt lên ‚ Người ta thật vô lí quá” sau mấy tháng trời lang thang khắp Hà Nội mà không tìm đ-ợc việc làm. Giọng bàng hoàng đau đớn khi Bào phải tự tử để không phải là gánh nặng cho gia đình, để thoát khỏi cảnh khổ của kiếp ng-ời . ở điểm này giọng điệu của tác giả có phần hơi giống nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Điếu văn. Tuy Thạch Lam không đi sâu vào miêu tả những đau

đớn bên trong tậm hồn nh- Nam Cao, mà chủ yếu dừng lại ở việc kể lại những nỗi

đớn đau bất hạnh của nhân vật.

Cùng chung giọng buồn th-ơng nh-ng ở mỗi tác phẩm lại có sự thể hiện khác nhau. Đó là giọng chán nản tủi hổ khi con ng-ời phải ăn vụng miếng bánh, miếng

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam (Trang 82 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)