Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
3.3 Một vài giải pháp bảo tồn, phát triển làn điệu Hát lượn Slươngcủa dân tộc Tày ở huyện Trùng Khánh – Cao Bằng
3.3.1 Bảo tồn hát Lượn
Trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã coi vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược.
Một trong những phương châm mà Đảng ta đã đè ra là thực hiện “bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ” giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hiện hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng cũng như những làn điệu âm nhạc riêng. Nó là những sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động trong chiều dài lịch sử, là thứ nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu làm phương tiện để diễn tả nên và có những quy luật phát triển riêng của âm nhạc. Âm nhạc dân gian mang bản sắc xã hội, là sản phẩm của số đông trong xã hội. Về nội dung thì âm nhạc dân gian cổ truyền phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vộng một cách chân thực của người lao động trong hoàn cảnh xã hội xưa. Về hình thức, âm nhạc có mặt trong các hoạt động sản xuất và trong đời sống tinh thần của con người. Để ứng với các hình thức sinh hoạt đó, đông bào các dân tộc luôn sáng tạo ra những bài ca, bài nhạc phục vụ cho từng chủ đề cụ thể. Trong hoàn cảnh đất nước giao lưu hội nhập, mở rộng giao lưu với thế giới bên ngoài thì sự xuất hiện của các thể loại âm nhạc lai căng ngày càng nhiều điều đó gây ảnh hưởng rát lớn cho sự phát triển của âm nhạc truyền thống. Việc bảo tồn, gìn giữ các loại hình văn hóa dân gian truyền thống, đặc biệt là Hát lượn Slươngcủa người Tày là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Nó làm cho người ta có ý thức về lịch sử, về ngọn nguồn của sự kế thừa trong sự phát triển văn hóa, nó mang lại lòng tự hào dân tộc, tạo nên sự đối trọng đối với sự du nhập văn hóa,làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của loại hình nghệ thuật ấy. Hơn nữa, việc gìn giữ và phát triển những làn điệu Hát lượn Slươngcủa người Tày còn là trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay. Bởi vì đó chính là gìn giữ vốn văn hóa cổ truyền cho các thế hệ mai sau.
Âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của mỗi con người, là nguồn động viên sâu sắc, là sức mạnh tinh thần giúp cho con người vươn tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số như người Tày, hoạt động âm nhạc càng có ý nghĩa
hơn sau những ngày mùa lao động vất vả, người dân Tày đặc biệt là thanh niên nam nữ có thể gặp gỡ, trao đổi tâm tình với nhau qua những làn điệu dân ca của dân tộc mình như lượn, then, phong slư....
Ngày nay, do ảnh hưởng của sự du nhập các nền văn hóa phương Tây, Hát lượn Slươngđã không còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Tày như xưa. Đồng thời Hát lượn Slươnglà cách hát mà người dân Tày họ biết được theo lối truyền khẩu từ người này sang người khác, và họ chỉ hát khi họ cảm thấy thích thú. Hát lượn Slươnghiện nay vẫn còn tồn tại nhưng chỉ ở trong các nghệ nhân, các già làng.
3.3.2 Phát triển hát Lượn Slương
Âm nhạc dân gian Cao Bằng với nhiều thể loại phong phú, với những nét đặc sắc riêng là một bộ phận quan trọng trong tổng thể nền dân ca Việt Nam tạo nên bản sắc chung của nền âm nhạc dân tộc. Tuy nhiên, việc gìn giữ và phát triển nó thì chưa được quan tâm sâu sắc của các cấp chính quyền và của người dân trong đó Hát lượn Slươngcủa người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng cũng là một trong số đó. Để phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc, khai thác được hết các khía cạnh và nét đẹp của nó thu hút được mọi người tham gia đó là trách nhiệm của các ngành các cấp, là tâm huyết của người làm công tác văn hóa đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc.
Trước hết, Đảng và Nhà nước cùng các cơ quan chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa tới đời sống xã hội của người Tày nhất là vấn đề kinh tế. Kinh tế chủ yếu của người Tày Trùng Khánh là nền nông nghiệp, người dân quanh năm ngày tháng làm việc với đồng ruộng nên thời gian dành cho những hoạt động văn hóa tập thể hầu như không có nhiều. Vì vậy, Nhà nước cần phải có chính sách ưu tiên cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Vì kinh tế mạnh thì các hoạt động văn hóa mới phát triển và duy trì được thường xuyên.
Phải phổ cập kiến thức để nâng cao mặt bằng dân trí giúp cho người dân định hướng và nhận thức một cách chính xác và sâu sắc hơn tất cả mọi vấn đề, giúp họ hiểu được vai trò và tác dụng của âm nhạc, của Hát lượn Slươngvà các làn điệu dân ca của dân tộc trong đời sống tinh thần của họ
Xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa có trình độ và chuyên môn.
Cán bộ văn hóa quần chúng phải đi sâu vào đời sống của nhân dân, vận động khuyến khích moi người tham gia các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật...
Nhà văn hóa của huyện, tỉnh nên mở các lớp bồi dưỡng và dạy âm nhạc, đặc biệt là các lớp nhạc cụ dân tộc. Đưa dân ca vào các hoạt động văn nghệ trong những dịp lễ, hôi, tết hay tổ chức những buổi liên hoan văn nghệ quần chúng của các dân tộc. Thành lập đội văn nghệ xã, huyện và thường xuyên tổ chức các buổi văn nghệ đặc biệt là hát Lượn.
Các cán bộ văn hóa phải đi gặp các nghệ nhân Hát lượn Slươngđể khai thác tìm hiểu, ghi âm, chép lại các bài hát để làm tư liệu.
Các làn điệu dân ca nói chung và Hát lượn Slươngcần phải được phát thanh thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy mọi người sẽ cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong làn điệu hát Lượn.
Đưa Hát lượn Slươngvào trong lễ hội, sử dụng các làn điệu Hát lượn Slươngvào trong các hoạt động vui chơi của lễ hội. Với không khí náo nhiệt của ngày hội, người xem và người diễn có thể hòa làm một, người nghe hát mang tính chất tự giác không bị gò bó hay ép buộc.
Các nghệ sĩ nên cải biên phát triển các sáng tác mới trên cơ sở các điệu Lượn như dặt lời mới cho phù hợp với cuộc sống hiện tại.