Chương IV: Xây dựng bài giảng minh họa
Tiết 26 CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
II. Đọc –hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo a. Bi kịch tha hóa của Chí Phèo
a.1. Bị tha hóa từ người nông dân lương thiện thành tên lưu manh:
* Chí Phèo là một người nông đân lương thiện:
- Xuất thân: mồ côi , bất hạnh -> trao qua đổi lại
- Lớn lên : Lương thiện:
+ Làm canh điền cho Bá Kiến
+ Giàu lòng tự trọng (Bị bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân…Chí cảm thấy nhục chứ yêu đương gì→ biết phân biệt tình yêu chân chính và thói dâm dục xấu xa. Là người có ý thức về nhân phẩm)
+ Ước mơ giản dị: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn…
=> Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác.
* Chí Phèo là một tên lưu manh:
Nguyên nhân:
-Chí Phèo bị đẩy vào tù do cơn ghen của Bá kiến.
-> Do xã hội, nhà tù thực dân nửa phong kiến
Biểu hiện của sự lưu manh:
- Nhân hình: đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mặt đen mà cơng cơng, mắt gườm gườm, ngực phanh xăm trổ...
-> Lưu manh, hung dữ - Nhân tính:
+ Uống rượu từ trưa đến chiều say khướt
các nhiệm vụ sau Nhóm 1:
Phân tích bi kịch tha hóa của Chí Phèo từ người nông dân lương thiện thành tên lưu manh?
Nhóm 2:
Phân tích bi kịch tha hóa của Chí Phèo từ tên lưu manh thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại?
(Gợi ý: Bị tha hóa từ tên lưu manh thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại (nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa)) Nhóm 3:
Phân tích qúa trình hồi sinh của Chí Phèo? (gợi ý: nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa; hình ảnh bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào?)
Nhóm 4:
Phân tích bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo và nhận xét hình ảnh kết thúc truyện? (gợi ý: bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo có nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa, nhận xét hình ảnh kết thúc truyện)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
– Dựa vào sgk, các nhóm tiến hành trao đổi thảo luận , ghi sản phẩm ra bảng phụ, chọn cử nhóm trưởng, thư kí, người trình bày, gv quan sát và hỗ trợ hs các nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
–GV gọi mỗi nhóm 1 HS bất kì đứng lên báo cáo sản phẩm, – HS theo dõi, nhận xét, bổ sung, Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung – GV kết luận, trình chiếu 2 vi deo trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
+ Chửi bới Bá kiến + Gây gổ đánh nhau
+Ăn vạ, thách thức Bá kiến ->Hung hăng liều lĩnh
-> Không còn là người lương thiện, chính thức là một thằng lưu manh
a.2. Bị tha hóa từ tên lưu manh thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại:
* Nguyên nhân: Do Bá Kiến, do Chí Phèo
* Biểu hiện
- Nhân hình: mặt con vật lạ - Nhân tính:
+ Say triền miên, gây bao nhiêu tội ác, chửi ....
-> Chí phèo bước qua hết ranh giới của con người đến ranh giới của một con quỷ.
* Ý nghĩa: Sự tha hóa của Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức. Sức mạnh tố cáo của Chí Phèo ở chỗ đã chỉ ra quy luật tha hóa của người nông dân trước cách mạng. Đó là một quy luật tàn bạo phi nhân tính.
( Nét mới trong trang viết Nan Cao: Nêu lên một vấn đề mới về hình ảnh người nông dân trước Cách mạng: bị tàn phá nhân hình, bị huỷ diệt nhân tính)
c. Qúa trình hồi sinh của Chí Phèo
* Nguyên nhân : Do tỉnh rượu + do thị Nở (Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của thị Nở- người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn, lại dở hơi, nghèo, có nguồn gốc mả hủi đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo)
* Diễn biến:
- Ban đầu tỉnh rượu-> nhận thức:
+ Ánh sáng trong căn liều ẩm thấp
+ Âm thanh: tiếng chim hót tiếng anh thuyền chài, tiếng người đi chợ về
+ Bản thân: quá khứ- hiện tại- tương lai - Sau đó là tỉnh ngộ:
+ Quá khứ: ước mơ giản dị nhưng không thực hiện được
+ Hiện tại: đã già nhưng cô độc
+ Tương lai: tuổi già, đói rét, ốm đau, sợ
nhất vẫn là cô độc
=> Chí đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh để trở về kiếp người
- Do thị Nở-> Chí Phèo hồi sinh:
+ Thức tỉnh tính người: Khóc chảy nước mắt, Chí ngạc nhiên, xúc động, ăn năn…
+ Thức tỉnh tình người: Tình yêu ( Làm nũng với thị, khao khát một mái ấm gia đình.…)
+ Thức tỉnh khát vọng người : Khao khát làm người lương thiện -> thị Nở sẽ là cầu nối đưa Chí Phèo trở về bến bờ
+ Ý nghĩa bát cháo hành Về nội dung:
Thể hiện sự chăm sóc ân cần, tình thương vô tư, không vụ lợi của thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.
Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí, gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.
Về nghệ thuật:
Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.
* Ý nghĩa:
-> Chính tình người mộc mạc, chân thành của thị Nở đã chữa lành tâm hồn đã từng băng hoại, thức tỉnh tính người trong Chí Phèo, là chiếc cầu bắc Chí Phèo về với cuộc đời lương thiện
-> Nguyên nhân gián tiếp: Bản chất lương thiện của Chí Phèo (Bản chất lương thiện
vẫn âm thầm sống trong đáy sâu tâm hồn Chí Phèo, ngay cả khi con người này tưởng như đã biến thành quỷ dữ. Khi gặp được thị Nở và cảm nhận được tình yêu thương chăm sóc, bản tính ấy có cơ hội hồi sinh)
-> Nam Cao đã phát hiện và khẳng định nhân phẩm đẹp đẽ của người nông dân ngay cả khi họ bị cướp đi bộ mặt người chỉ có tình người mới cứu được tính người-> giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc của tác phẩm d. Bi kịch bị cự tuyệt làm người của Chí Phèo
* Nguyên nhân: do bà cô thị Nở không cho thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội .
* Diễn biến:
+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của thị Nở
+ Thất vọng đau đớn nhận ra bi kịch của đời mình: Ngạc nhiên→ ngẩn ra→ chạy theo níu giữ→ khóc→ uống rượu→ càng uống càng tỉnh→ nghe thoang thoảng mùi cháo hành → bị cự tuyệt quyền làm người.
+ Xách dao đến nhà Bá Kiến ( lòng căm thù vẫn âm ỉ chợt bùng lên)
+ Chí Phèo giết Bá Kiến
->Hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh quyền sống
+ Chí Phèo tự sát
-> Sự cùng đường bế tắc (Tao muốn làm người lương thiện? /Ai cho tao lương thiện? / Tao không thể làm người được nữa.) -> Cách giải quyết duy nhất để Chí được là Người. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống
+ Kết thúc tác phẩm: Thị Nở nhìn xuống bụng, thoáng thấy cái lò gạch cũ-> Sự quẩn quanh bế tắc của người nông dân + Cái nhìn bi quan của nhà văn-> Hạn chế nhỏ của tác phẩm
* Ý nghĩa:
Bi kịch bị cự tuyệt làm người và cái chết của Chí Phèo là lời tố cáo xã hội sâu sắc, cái xã hội phi nhân tính đã đè nén áp bức bóc lột con người, không cho con người được sống. Tình trạng mâu thuẫn giai cấp ở
nông thôn Việt Nam trước cách mạng là hết sức gay gắt, nó chỉ có thể giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.->tác phẩm là tiếng kêu cứu của con người và cũng mang tính dự báo.
2.2. GV hướng dẫn HS tổng kết bài học
2.3. GV hướng dẫn HS tổng kết bài học
* Mục tiêu:
- HS nhận xét được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm - Rèn kĩ năng cảm thụ văn học
- Có thái độ trân trọng nhà văn Nam Cao
- HS phát triển năng lực: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp.
* Phương pháp/kĩ thuật:
Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật công não, kĩ thuật trình bày 1 phút
* Phương tiện:
- Giáo án/thiết kế bài học - Sách giáo khoa
- Các slides trình chiếu
* Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV yêu cầu: Qua bài học, nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
Bước2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, có thể trao đổi thảo luận cặp đôi.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
- GV gọi hs trả lời.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét góp ý.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại