3.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, theo cơ cấu này mọi hoạt động của công ty đều được chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc. Các vấn đề cơ bản trong chiến lược kinh doanh cũng do giám đốc trực tiếp chỉ đạo thông qua các phòng ban của công ty
Ghi chú:
Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Toàn Mỹ Hưng
3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Phó Giám đốc: Là người trực tiếp lãnh đạo các bộ phận, chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán, kinh doanh, nhân sự…
Thay mặt giám đốc giải quyết các vấn đề cần thiết khi Giám đốc vắng mặt.
- Phòng nhân sự-hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về hình thức tổ chức lao động theo quy mô sản xuất Có nhiệm vụ tuyển dụng lao động theo yêu cầu của Công ty, phụ trách việc tổ chức công tác quản lý, bảo vệ tài sản, mua sắm phương tiện, giúp Giám đốc thực hiện những công việc hành chính như: bảo quản con dấu, công văn đi, công văn đến…
- Phòng kế toán tài chính: Có trách nhiệm thu chi trong văn phòng và các bộ phận khác. Đánh giá hiệu quả hoạt động tình hình tài chính của Công ty. Phòng kế toán còn có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý tài chính của Công ty, thực hiện chế độ hạch toán theo quy định của Nhà nước. Đề xuất các biện pháp sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế theo quy định hiện hành.
Lập bảng thu, chi, cân đối kế toán, báo cáo tài chính, thực hiện các thủ tục quyết toán thuế, và nộp thuế theo quy định của Nhà nước.
- Phòng kinh doanh: Trực tiếp quản lý và triển khai mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, lập hợp đồng kinh tế. Đề ra các kế hoạch kinh doanh, các chiến lược marketing để tiêu thụ sản phẩm, nắm bắt thị trường, thị hiếu của khách hàng, giá cả trên thị trường.
- Bộ phận bán hàng: Đây là bộ phận rất quan trọng của Công ty bởi nó tác động trực tiếp đến khối lượng hàng tiêu thụ. Bộ phận này có nhiệm vụ là nhận đơn đặt hàng, tiếp thị các đơn đặt hàng mới, giao dịch trực tiếp với khách hàng và tiến hành giao hàng, đối chiếu thanh toán công nợ theo đúng quy định của Công ty.
- Bộ phận sản xuất: Theo sự chỉ đạo của Giám đốc và phó Giám đốc, bộ phận sản xuất lập ra kế hoạch, chuẩn bị sản xuất và là nơi trực tiếp thực hiện công việc sản xuất ra sản phẩm.
3.3. Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Toàn Mỹ Hưng
Sản phẩm chính của Công ty là các mặt hàng được làm từ gỗ: bàn ghế, giường tủ, kệ sách… Chính vì vậy mà quy trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm gồm các bước sau:
- Từ gỗ rừng tự nhiên qua khâu cưa, xẻ, pha, cắt thành hộp, ván với quy cách kích thước hợp lý cho từng loại sản phẩm.
- Tiến hành xử lý thuỷ phần nước trong gỗ theo tỷ lệ nhất định bằng hai phương pháp:
+ Hong phơi tự nhiên.
+ Đưa vào lò sấy khô với nhiệt độ nhất định để đạt 12- 14% thuỷ phần.
- Sau khi sấy khô được sơ chế thành các chi tiết sản phẩm trên các thiết bị máy theo dây chuyền.
- Sau khi sản phẩm được sơ chế thì chuyển sang bộ phận một tay tinh chế và lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.
- Khâu cuối cùng là làm đẹp sản phẩm bằng phương pháp thủ công là đánh véc hay sơn mài.
Đối với các sản phẩm kết hợp với phóc, nhựa được thực hiện từ khâu mộc tay lắp ráp đến khâu hoàn thiện sản phẩm.
Gỗ mua
vào Phân xưởng
( xẻ ra ván )
Các loại gỗ đã qua sơ chế
Phân xưởng mộc tay làm chi
tiết sản phẩm
Phân xưởng làm chi tiết
sản phẩm
Bộ phậnđánh Véc ni
Kiểm tra chất lượng
LCS Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất hàng mộc