II/ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
2. Phân tích mặt hàng tiêu thụ
Tiêu thụ tốt là điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách bình thường: liên tục, nhịp nhàng và đều đặn. Điều này khác với nền kinh tế kế hoạch hóa, các doanh nghiệp chỉ cần tiến hành hoạt động sản xuất còn các hoạt động khác đã có các cơ quan khác làm cho. Việc mua các yếu tố đầu vào ở đâu, khối lượng bao nhiêu, sản xuất bao nhiêu và sản phẩm làm ra bán ở đâu đều được chỉ định rõ bởi các cơ quan hành chính cấp trên. Do vậy, trong cơ chế này doanh nghiệp không bao giờ phải lo lắng đến việc tiêu thụ và tồn kho. Vậy có thể nói hoạt động tiêu thụ là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng của mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác để hoạt động tiêu thụ được diễn ra trôi chảy, liên tục Công ty phải nhận định được rõ ràng từng loại sản phẩm nào chiếm ưu thế, chất lượng sản phẩm ra sao để từ đó có các kế hoạch & chiến lược cho sản xuất kinh doanh. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Biểu số 5
MẶT HÀNG TIÊU THỤ QUA 5 NĂM TỪ NĂM 1999 - 2000 - 2001 - 2002 VÀ 2003
(đơn vị tính Triệu đồng) Các chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng doanh thu 3.240,497 3.370,097 3.626,077 3.834,077 4.082,5 Báo các loại 409,697 409,697 409,697 409,697 409,697 Báo thường kỳ 383,117 383,117 383,117 383,117 383,117 Báo cực bắc 26,580 26,580 26,580 26,580 26,580 Sách giáo khoa 992 1.091,2 1.190,4 1.289,6 1.376 Tạp chí các loại 796,240 843,600 853,280 990,480 1.052 Biểu mẫu các loại 1.042,560 1.025,6 1.172,7 1.144,3 1.244,8
49
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Sản phẩm của Công ty In Hà giang bao gồm nhiều loại: Báo, tài liệu tuyên truyền, tạp trí các loại, biểu mẫu ấn phẩm khác. Những năm gần đây do ban lãnh đạo công ty đã quyết định mở rộng và phát triển thêm nhận in sách giáo khoa cho Nhà Xuất bản giáo dục Hà nội đồng thời có phương án khai thác những sản phẩm như in nhãn mác, bao bì cho các công ty trong và ngoài Tỉnh. Nhìn chung doanh thu các mặt hàng tăng đều hàng năm từ 8 - 10% trong đó các sản phẩm công ích chiếm từ 67 - 70 %/ Tổng doanh thu.
* Đối với sản phẩm công ích:
+ Báo địa phương: Doanh thu không tăng do hạn chế phát hành vì vậy cần có chính sách cho sản phẩm này.
+ Sách giáo khoa: Luôn đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào doanh thu công ích chiếm từ 45 - 50% doanh thu công ích (năm 1999 chiếm 30,61%; năm 2000 chiếm 32,37%; năm 2001 chiếm 32,82%; năm 2002 chiếm 33,63%; Năm 2003 chiếm 33,70% trên tổng doanh thu).
+ Tạp chí các loại:
- Về mặt lượng: (căn cứ biểu1): cũng như sản phẩm sách giáo khoa lượng tiêu thụ mặt hàng này cũng tăng đều qua hàng năm. Năm 1999 là 9.953 triệu trang in; năm 2000 là 10.545 triệu trang in tăng ~ 6% so với năm 1999; năm 2001 là10.666 triệu trang tăng với con số khiêm tốn 1%. Bước sang năm 2002 và 2003 số lượng trang in đã có bước tiến vượt bậc tăng so với năm 2001 tại năm 2002 là 16% tương ứng với 12.381 triệu trang in và năm 2003 là 23% ứng với 13.150 triệu trang in.
- Về mặt giá trị: doanh thu mặt hàng này biến động tăng không đồng đều năm 2000 là 843,6 triệu đồng so năm 1999 là 796,24 triệu đồng tăng gần 6% trong khi đó năm 2001là 853,6 triệu đồng so với năm 2000 tăng được có 1%. Đến năm 2003 lại đạt được doanh thu là 1.052 triệu đồng.
50
- Về mặt lượng: (căn cứ biểu1) Lượng tiêu thụ đối với mặt hàng này tương đối lớn so với các mặt hàng như báo, tạp chí... Năm 1999 là 13,032 triệu trang in thì đến năm 2000 là 12,82 triệu trang giảm 1,6%; Năm 2001 là 14,659 triệu trang in vượt 14,3% so với năm 2000 và đến năm 2003 đạt 15,560 triệu trang in vượt 19,4% so với năm 1999, vượt 8,8% so với 2002.
- Về mặt giá trị: Có doanh thu không cao lắm chỉ chiếm từ 30 - 33% trên tổng doanh thu (năm 1999 là 1.042,56 triệu đồng; năm 2000 là 1.025,6 triệu đồng; năm 2001 là 1.172,7 triệu đồng; năm 2002 là 1.144,3 triệu đồng; năm 2003 là 1.244,8 triệu đồng) nhưng lợi nhuận từ sản phẩm này là khá cao do giá của loại sản phẩm này không chịu sự quản lý của nhà nước mà theo giá thị trường. Xuất phát từ điều này Công ty cần chú trọng khai thác triệt để nguồn hàng này và phải có những chính sách giá cả hợp lý từ đó có chiến lược kinh doanh cho thời gian tới.