Lĩnh vực: Ngữ văn - Ngôn ngữ 50 câu hỏi - 60 phút
Đọc và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 100
KẾT THÚC
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới từ câu 51 đến câu 55:
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.
Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam, SGK Ngữ Văn 11, tập 1, NXB GD 2014) Câu 51 Tailieuchuan.vn
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả
Phương pháp giải
Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, biểu cảm, nghị luận, miêu tả, thuyết minh, hành chính công vụ.
Lời giải
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả.
Miêu tả bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn:
- Toàn bộ cảnh vật được cảm nhận qua cái nhìn của Liên
- Âm thanh:Tiếng trống thu không gọi chiều về, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve.
- Hình ảnh, màu sắc: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
- Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
- Nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu
⇒ Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế.
Câu 52 Tailieuchuan.vn
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Chọn ý đúng nhất:
A. Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An
BẮT ĐẦU
B. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya và đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối.
C. Bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.
D. Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc về cuộc sống đó.
Phương pháp giải
Căn cứ nội dung đoạn trích Lời giải
Nội dung của đoạn trích là: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.
Câu 53 Tailieuchuan.vn
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
“Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.”
A. So sánh B. Nhân hoá C. Lặp cấu trúc D. Điệp ngữ
Phương pháp giải
Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học Lời giải
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.” là BPTT so sánh
So sánh ( như lửa cháy…như hòn than)
-> Tác dụng: Gợi những màu sắc vụt sáng lên trước khi sắp tắt. Sự vật đang chuyển dần trạng thái, đang tự nó mất dần đi ánh sáng, sức sống, đang tàn tạ dần trong chiều muộn. Nhà văn đã vẽ nên những hình ảnh vừa tinh tế vừa thân thuộc, gần gũi với những tâm hồn quê.
Câu 54 Tailieuchuan.vn
Đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh trong đoạn trích trên được biểu hiện như thế nào?
A. Dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối.
B. Dùng động tả tĩnh.
C. Sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.
D. Tất cả các đáp án trên.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung và đặc sắc về nghệ thuật đoạn trích trên
Lời giải
Đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh trong đoạn trích trên được biểu hiện qua:
- Dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối: Lấy ánh sáng từ “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” để nói đến bóng tối sắp đến trên phố huyện và cả
“bóng tối” trong mắt của Liên.
- Dùng động tả tĩnh: Từ âm thanh của tiếng trống thu không đánh lên từng hồi xa vọng, âm thanh của tiếng ếch kêu ran gợi tĩnh lặng một miền quê, âm thanh của tiếng muỗi vo ve đậm tô sự nghèo nàn làm rõ cái tĩnh lặng lúc chiều tàn và tĩnh lặng trong con người nơi phố huyện.
-> Sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy cho nhau, làm rõ bức tranh chiều tàn nơi phố huyện.
Câu 55 Tailieuchuan.vn
Xét theo cấu tạo, câu văn sau thuộc kiểu câu gì?
Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê ngấm vào tâm hồn thơ ngây của chị.
A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu ghép D. Câu rút gọn Phương pháp giải
Căn cứ vào các kiểu câu đã được học Lời giải
Câu trên là câu ghép.
Đôi mắt chị/ bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê / ngấm vào tâm hồn thơ ngây của chị.
- Vế 1:
+ Chủ ngữ: Đôi mắt chị
+ Vị ngữ: bóng tối ngập đầy dần - Vế 2:
+ Chủ ngữ: Cái buồn của buổi chiều quê + Vị ngữ: ngấm vào tâm hồn thơ ngây của chị
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới từ câu 56 đến câu 60:
NƠI DỰA Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ? Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào.
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một
điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983) Câu 56 Tailieuchuan.vn
Phong cách ngôn ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật C. Phong cách ngôn ngữ hành chính D. Phong cách ngôn ngữ báo chí Phương pháp giải
Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học.
Phong cách ngôn ngữ
Lý thuyết tổng hợp dạng sơ đồ tư duy: Phong cách ngôn ngữ Lời giải
Phong cách ngôn ngữ đoạn trích trên là: nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thường xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
-> Đoạn trích nói về vấn đề “nơi dựa” của mỗi con người trong cuộc sống, đó là những người thân yêu, những người có vai trò vô cùng quan trọng, những người có khả năng mang lại cho ta nguồn cảm hứng sống, mang cho ta lẽ sống, niềm tin, hi vọng vào cuộc đời. Hay “nơi dựa” chính là những nơi tạo ra động lực để ta sống tiếp một cuộc sống tốt đẹp hơn, nơi dựa tinh thần
Câu 57 Tailieuchuan.vn
Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu được in đậm trong đoạn trích trên:
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
…
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
A. Người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh.
B. Người cùng cảnh ngộ tìm đến nhau để dựa vào.
C. Người khoẻ mạnh lại dựa vào những người yếu đuối hơn.
D. Người khoẻ mạnh dựa vào nhau để vững mạnh hơn.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn trích.
Nội dung/ Thông điệp Lời giải
Nghịch lí trong hai câu in đậm của đoạn trích là:
Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người khoẻ mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.
Câu 58 Tailieuchuan.vn
Qua đoạn trích trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?
A. Nơi dựa vĩnh cửu B. Nơi dựa vật chất C. Nơi dựa tinh thần D. Nơi dựa tạm thời Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn trích Nội dung/ Thông điệp
Lời giải
Qua đoạn trích trên, nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà đoạn trích đề cập đến là nơi dựa tinh thần, là nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa cuộc sống, ...
Câu 59 Tailieuchuan.vn
Xác định các dạng của phép điệp trong đoạn trích trên.
A. Điệp từ, điệp cấu trúc, điệp ngữ vòng B. Điệp ngữ, điệp cấu trúc
C. Điệp từ, điệp ngữ nối tiếp
D. Điệp từ, điệp cấu trúc, điệp ngữ cách quãng Phương pháp giải
Căn cứ bài Biện pháp tu từ và Phép điệp Biện pháp tu từ
Khái niệm điệp từ, điệp ngữ
Phân loại điệp từ, điệp ngữ
Ví dụ điệp từ, điệp ngữ Lời giải
Các dạng của phép điệp trong đoạn trích là:
- Điệp từ (đứa bé, bà cụ, ...)
- Điệp ngữ cách quãng (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, ...)
- Điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.
-> Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn trích, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.
Câu 60 Tailieuchuan.vn
Hãy chỉ ra đoạn trích trên có bao nhiêu từ láy?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Phương pháp giải
Căn cứ bài Biện pháp tu từ và từ láy Biện pháp tu từ
So sánh từ ghép và từ láy Lời giải
Đoạn trích trên có 5 từ láy:
- Lẫm chẫm: là từ láy vần “âm”.
- Líu lo, run rẩy, gắng gỏi là các từ láy phụ âm đầu “l”, “r”, “g”.
- Hoa hoa: là từ láy toàn bộ
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới từ câu 61 đến câu 65:
Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua”
Thời Chiến Quốc, Tề Trang Công bị Thôi Trữ là quan đại phu nước Tề giết chết. Thôi Trữ lệnh cho Thái sử Bá (quan chép sử) viết: “Tề Trang Công chết do bị sốt rét”, để che giấu sự thật. Thái sử Bá không chịu, kiên quyết viết rằng: “Thôi Trữ giết vua Quang (tức Tề Trang Công)”. Thôi Trữ nổi giận, giết chết Thái sử Bá.
Thái sử Bá có ba người em trai là Trọng, Thúc, Quý. Trọng và Thúc được gọi đến và cũng chép vào sách sử câu chữ đúng như người anh đã viết. Thôi Trữ lại giết Trọng và Thúc. Còn lại Quý cũng cầm lấy thẻ sách viết đúng như câu của ba người anh.
Thôi Trữ cầm sách xem, hỏi Quý: “Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu này mà bị giết chết, lẽ
nào ngươi không biết quý tiếc mạng sống của mình sao?”.
Quý ung dung đáp rằng: “Viết đúng sự thật là chức trách của quan chép sử. Nếu vì cầu sống mà làm chuyện sai trái, vậy thần thà chết còn hơn!”.
Thôi Trữ nghe xong đành trả lại thẻ sách cho Quý và không giết ông nữa.
Quý cầm thẻ sách ra ngoài, khi sắp đến Sử quản thì gặp Nam sử Thị. Quý hỏi ông tại sao phải đến đây, Nam sử Thị đáp: “Tôi nghe nói rằng anh em nhà ông vì kiên quyết viết đúng sự thật mà đều bị giết chết cả, lo rằng không có người viết lại việc này đúng sự thật nữa, vì vậy tôi vội cầm thẻ sách đến đây”. Quý liền đưa thẻ sách đang cầm trong tay cho Nam sử Thị xem, lúc này Nam sử Thị mới yên tâm ra về.
(Theo Khổng Tử, Xuân Thu tam truyện, Tập 4, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr:170)
Câu 61 Tailieuchuan.vn
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
A. Biểu cảm. B. Tự sự. C. Nghị luận. D. Miêu tả.
Phương pháp giải
Căn cứ 6 phương thức biểu đạt đã học (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ.
Phương thức biểu đạt
Sơ đồ tư duy: Phương thức biểu đạt Lời giải
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là: Tự sự.
-> Đoạn trích kể lại diễn biến câu chuyện chép sử và cái chết của các anh em nhà Thái sử Bá.
Câu 62 Tailieuchuan.vn
Các anh em nhà Thái sử Bá đã làm gì khi Thôi Trữ ra lệnh viết: “Tề Trang Công chết do bị sốt rét”?
A. Nghe theo lệnh của Thôi Trữ.
B. Phản đối kịch liệt và tố cáo sự giả dối của Thôi Trữ.
C. Không nghe theo Thôi Trữ và kiên quyết viết đúng sự thật.
D. Xin từ chức và không màng chuyện sử sách.
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung cách tình tiết xuất hiện trong văn bản.
Nội dung/ thông điệp Lời giải
Ba anh em nhà Thái sử Bá đã kiên quyết viết đúng sự thật lịch sử, thà chết chứ không viết theo lời giả dối của Thôi Trữ.
Câu 63 Tailieuchuan.vn
Xét theo mục đích nói, câu văn dưới đây thuộc kiểu câu gì?
Thôi Trữ lệnh cho Thái sử Bá (quan chép sử) viết: “Tề Trang Công chết do bị sốt rét”, để che giấu sự thật.
A. Nghi vấn. B. Cầu khiến. C. Cảm thán. D. Trần thuật.
Phương pháp giải
Căn cứ vào các kiểu câu đã học xét theo mục đích nói.
Câu trần thuật Câu cầu khiến Câu cảm thán Câu nghi vấn Lời giải
Xét về mục đích nói câu văn trên thuộc dạng câu trần thuật (tác giả thuật lại sự việc Thôi Trữ lệnh cho quan sử chép theo mình để che giấu tội ác).
Câu 64 Tailieuchuan.vn
Điều gì không thể suy ra từ đoạn văn trên?
A. Sứ mệnh của người chép sử phải cung cấp sự thật về lịch sử và hướng mình tới những phẩm chất tốt đẹp, nhân văn.
B. Trước muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, lựa chọn cẩn thận để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
C. Trung thực là phẩm chất không thể thiếu của các nhà sử học.
D. Người có tự trọng và đạo đức nghề nghiệp là người luôn trung thực với chính mình.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung của đoạn trích và các tình tiết diễn ra giữa các nhân vật.
Nội dung/thông điệp Lời giải
- Văn bản xoay quanh câu chuyện chép sử của các nhà sử học. Dù có bị chém đầu thì các quan sử chân chính vẫn chép đúng sự thật lịch sử. Đó chính là đạo đức nghề viết sử và phẩm chất cao quý của các nhà sử học.
- Các bài học có thể suy ra từ câu chuyện trên:
+ Sứ mệnh của người chép sử phải cung cấp sự thật về lịch sử và hướng mình tới những phẩm chất tốt đẹp, nhân văn.
+ Trung thực là phẩm chất không thể thiếu của các nhà sử học.
+ Người có tự trọng và đạo đức nghề nghiệp là người luôn trung thực với chính mình.
-> Ý không liên quan đến đoạn trích trên là: Trước muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, lựa chọn cẩn thận để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
Câu 65 Tailieuchuan.vn
Nhan đề thích hợp nhất cho đoạn trích trên là gì?
A. Tấm lòng cao cả. B. Sự vô cảm.
C. Đạo đức nghề nghiệp. D. Bản lĩnh sống.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung và tư tưởng của văn bản.
Nội dung/ thông điệp/ nhan đề Lời giải
Văn bản viết về câu chuyện của các nhà sử học thà chết mà viết đúng sự thật chứ không viết sai để được sống. Từ đó ta thấy được đạo đức của người làm sử học là khôi phục các hiện thực lịch sử và phục vụ cho cuộc sống con người. Chính đạo đức nghề nghiệp đã không cho họ dối trá với lịch sử.
-> Nhan đề phù hợp: Đạo đức nghề nghiệp.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới từ câu 66 đến câu 70:
Sự sống và cái chết
Chúng ta hãy về thăm Trái Đất cách đây 3 tỉ năm: các bạn sẽ chỉ gặp các vi khuẩn và vi khuẩn cổ sinh. Các sinh vật lúc đó chưa tiến hoá nhiều và cũng chưa đa dạng. Ngược trở lại 500 triệu năm: bạn vẫn thấy hai dạng vi khuẩn, nhưng bạn cũng còn thấy vô số tảo, bọt biển, rêu và nấm, một ít sâu bọ, bọ ba thuỳ, tôm, cua và động vật nhuyễn thể. Du hành ngược về 140 triệu năm, thì toàn bộ thế giới nhỏ bé này vẫn ở đó để đón tiếp bạn (trừ loài bọ ba thuỳ), nhưng hơn thế, các bạn còn được chiêm ngưỡng cảnh tượng đa sắc của hoa và những cánh bướm tung tăng, được nghe tiếng vo ve của ong tiếng chim hót ru, thích thú với sự phát triển của các loại cá trong biển, và loáng thoáng thấy những động vật có vú nhỏ nhoi len lỏi trong rừng rậm. Nhưng khủng long ăn thịt và thằn lằn tiền sử lảng vảng trong khung cảnh sẽ làm bạn sợ cứng người.(...)
Các loài tiến hoá và tự hoàn thiện dần bởi vì chúng phải đấu tranh để sinh tồn và bởi vì cái chết đang chờ chúng ở cuối con đường. Cái chết cho phép sự sống tiến lên. Nó là một phần không thể tách rời của sự sống. Nó nằm trong trật tự của vạn vật. Gần như lúc nào cũng vậy, trước cái