2. Tháng 11-1939 b. bọn phản động Pháp và tay sai 3. Tháng 5-1941 c. phát xít Nhật và tay sai
4. Tháng 3-1945 d. đế quốc, phát xít Nhật - Pháp và tay sai
Nối thời gian (cột I) với kẻ thù (cột II) đã được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định từ tháng 7- 1936 đến tháng 3-1945?
A. 1b, 2a, 3d, 4c. B. 1b, 2d, 3a, 4c. C. 1b, 2c, 3d, 4a. D. 1a, 2b, 3d, 4c.
Câu 133
Phan Bội Châu đã thành lập tổ chức nào sau đây vào năm 1904?
A. Việt Nam Quang phục Hội. B. Hội Phục Việt.
C. Hội Duy Tân. D. Việt Nam Quốc dân Đảng.
Câu 134
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành
A. công nghiệp chế biến. B. nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. nông nghiệp và thương nghiệp. D. giao thông vận tải.
Câu 135
Cho bảng thống kê về một số phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Việt Nam trong những năm 1936- 1939:
Thời gian Phong trào tiêu biểu
1936 Phong trào Đông Dương đại hội.
1937 Phong trào “đón rước” phái viên của Chính phủ Pháp Gôđa và Toàn quyền Đông Dương mới Brêviê.
1937- 1939
Vận động bầu cử đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương vào các
cơ quan chính quyền của thực dân Pháp tại Đông Dương.
1938 Mít tinh chào mừng ngày Quốc tế Lao động tại khu Đấu Xảo (Hà Nội).
Nhận xét nào sau đây là đúng về đặc điểm của phong trào dân chủ 1936 - 1939?
A. Đấu tranh quyết liệt giành độc lập dân tộc.
B. Chủ yếu sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
C. Công-nông là lực lượng tham gia chủ yếu.
D. Đấu tranh giành các quyền tự do, dân chủ trước mắt.
Câu 136
"Một chế độ chinh trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vục chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự... thực sự là nhà nước của dân do dân vì dân" . Đó là mục đích của
A. 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh.
B. Bản "Tuyên ngôn độc lập" (2.9.1945).
C. Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (tháng 1-1946).
Câu 137
Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp. B. Đài Loan, Nga, Mĩ.
C. Nga, Đức, Trung Quốc. D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga.
Câu 138
Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau những năm 50 thế kỉ XX đến năm 2000 là
A. đều là trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới.
B. đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.
C. đều có vị thế cao trên trường quốc tế.
D. đều chịu sự cạnh tranh các nước XHCN.
Câu 139
Âm mưu cơ bản của Mĩ khi triển khai chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam là
A. "dùng người Việt đánh người Việt".
B. "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".
C. dùng người Mĩ để tiến hành chiến tranh.
D. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Câu 140
Thắng lợi nào sau đây đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỉ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội?
A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954.
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 141
Các đồng bằng ven Thái Bình Dương của Hoa Kì có khí hậu
A. Cận nhiệt đới và ôn đới hải dương. B. Ôn đới lục địa và ôn đới hải dương C. Ôn đới hải dương và nhiệt đới. D. Cận nhiệt đới và ôn đới lục địa Câu 142
Nhận định nào sau đây không đúng với EU?
A. Là một liên minh chủ yếu về an ninh và chính trị.
B. Liên minh ra đời trên cơ sở liên kết về kinh tế.
C. Số lượng thành viên của EU tính đến 2020 là 27.
D. Tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công nhất.
Câu 143
Ven biển Trung Bộ mưa nhiều vào cuối mùa hạ chủ yếu do tác động của A. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới và bão.
B. dải hội tụ nhiệt đới, gió từ Bắc Ấn Độ Dương đến, bão.
C. Tín phong bán cầu Bắc, frông lạnh, gió phơn Tây Nam.
D. gió mùa Đông Bắc, gió Tây, dải hội tụ nhiệt đới, frông.
Câu 144
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc khác nhau?
A. Độ cao địa hình, hoạt động của gió mùa Đông Bắc, hướng của các dãy núi.
B. Hướng của các dãy núi, hoạt động của gió mùa Tây nam, độ dốc của địa hình.
C. Hoạt động của gió mùa Tây Nam, độ cao địa hình và hướng của các dãy núi.
D. Hoạt động của gió Tây khô nóng, độ dốc của địa hình và hướng các dãy núi.
Câu 145
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tổng lượng mưa của nước ta thấp nhất vào thời gian nào sau đây?
A. Từ tháng XI đến tháng IV. B. Từ tháng IX đến tháng XII.
C. Từ tháng I đến tháng VII. D. Từ tháng VI đến tháng XI.
Câu 146
Cho biểu đồ về sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, giai đoạn 2015 - 2021:
(Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2022, https://www.gso.gov.vn) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây về sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, giai đoạn 2015 - 2021?
A. Quy mô và cơ cấu sản lượng. B. Quy mô sản lượng.
C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng. D. Cơ cấu sản lượng.
Câu 147
Phát biểu nào sau đây thể hiện tác động tích cực của quá trình đô thị hóa tới kinh tế nước ta?
A. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
B. Cơ sở vật chất kĩ thuật không đảm bảo.
C. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. An ninh trật tự xã hội diễn biến phức tạp.
Câu 148
Ưu thế lớn nhất để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Việt Nam?
A. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
B. Chính sách ưu đãi của Nhà nước và vốn đầu tư lớn.
C. Nguyên liệu tại chỗ phong phú và lao động trình độ cao.
D. Nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 149
Ngành nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh do có A. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
B. bờ biển dài, nhiều cửa sông và bãi triều.
C. ba mặt đều giáp biển, ngư trường rộng lớn.
D. bề mặt bị cắt xẻ, nhiều vùng trũng rộng lớn.
Câu 150
Việc phát triển các ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu nhằm mục đích A. phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm tại chỗ.
B. phát huy các thế mạnh tự nhiên, đa dạng hóa sản xuất.
C. thúc đẩy phân hóa lãnh thổ, sử dụng hiệu quả nhân lực.
D. đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế, thu hút đầu tư.
----HẾT ĐỀ THI----
NỘP BÀI