Câu thơ sau có những hình ảnh nào đối lập nhau? Sự đối lập đó gọi cho người đọc cảm nhận được điều gì?

Một phần của tài liệu Tài liệu bd hsg tổng hợp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt lớp 4 kết nối tri thức bản học sinh 2024 (Trang 42 - 45)

Mồ hôi xuống, cây mọc lên

Ăn no, đánh thắng, dân yên, nước giàu.

(Thanh Tịnh)

Gợi ý : Câu thơ có những hình ảnh đối lập nhau là: “Mồ hôi xuống > < Cây mọc lên”.

Sự đối lập đó gợi cho người đọc cảm nhận rõ nét hơn những thành quả lao động do công sức của con n gười tạo ra, giúp người đọc càng thấy rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn do lao động mang lại. Nhờ có lao động, con người mới lương thực để “ăn no”, có sức lực để “đánh thắng”, để cho “dân yên”, từ dó đất nước mới được bình yên, giàu mạnh.

B. BÀI TẬP TÌM HIỂU VÀ VẬN DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TU TỪ THƯỜNG GẶP Ở TIỂU HỌC.

1.So sánh:

- Là đối chiếu hai sự vật, hiện tượngcùng có một dấu hiệu chung nào đó với nhau, nhằm làm cho sự việc diễn tả được sinh động, gợi cảm.

- Dấu hiệu nhận biết nghệ thuật so sánh trong văn, thơ là :

+ Từ so sánh: như, là, tựa hồ, từa như, bao nhiêu - bấy nhiêu, như là, giống, giống như.

+ Hoặc dấu gạch ngang " - " ; dấu hai chấm " :

Bài 1:Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tu từ sử dụng trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ đó.

a. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - Nghệ thuật: So sánh.

- Tác dụng: H/ả so sánh: công cha – núi ; nghĩa mẹ – nước, muốn nói đến công lao nuôi dưỡng con cái của bố mẹ là trời biển không thể kể hết được.

b. Chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.

- Nghệ thuật: So sánh

- Tác dụng : Hình ảnh chiếc thuyền – võ sĩ, muốn miêu tả chiếc thuyền vững trãi đi giữa sóng gió.

Bài 2: Trong khổ thơ sau hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm như thế nào?

Mùa thu của em Là vàng hoa cúc

Như nghìn con mắt Mở nhìn trời êm

(Quang Huy)

Tham khảo: Trong đoạn thơ trên, tác giả đã ví những bông hoa cúc giống như hàng nghìn con mắt đang ngước mắt nhìn lên bầu trời êm dịu. Cách so sánh đó đã làm cho bức tranh mùa thu càng thêm quyến rũ: Dưới khung trời rộng mở, tràn ngập một màu vàng tươi tắn và dịu mát của những bông hoa cúc mảnh mai. Cái màu vàng thanh khiết ấy như một nét nhấn vào lòng người đọc, khiến cho bất kì ai dẫu muốn dồn nén tâm tư cũng phải nao lòng. Màu vàng tươi mát đó còn gợi cho ta liên tưởng tới vẻ đẹp dịu dàng của mùa thu, khiến cho ta càng thêm yêu mến và gắn bó với mùa thu.

Bài 3: Nghĩ về người bà thân yêu của mình, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha có viết:

Tóc bà trắng tựa mây bông

Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.

Hãy cho biết: phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy được hình ảnh người bà như thế nào ?

Bài làm

Phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy: Mái tóc của bà được so sánh với hình ảnh đám “mây bông” trên cho thấy bà có vẻ đẹp hiền từ, cao quý và đang trân trọng. Chuyện của bà kể cho cháu nghe được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ cạn xong lại đầy, ý nói: Kho chuyện của bà rất nhiều, không bao giờ hết, đó là những câu chuyện dành kể cho cháu nghe với tình yêu thương đẹp đẽ.

Bài 4:Trong bài thơ: “Vàm Cỏ Đông”, nhà thơ Hoài Vũ có viết:

Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày.

Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?

*Đáp án tham khảo:

Xưa nay, dòng sông luôn gắn bó mật thiết với mỗi đồng quê. Sông đưa nước về đồng, nó làm “xanh ruộng lúa, vườn cây”. Nhờ có dòng sông mà bãi lúa, nương dâu tràn đầy sức sống. Vì vậy, dòng sông được ví như “dòng sữa mẹ” nuôi dưỡng các con khôn lớn. Cũng như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, dòng sông lúc nào cũng “ăm ắp”

đầy nước, ngày đêm sẻ chia tình tình yêu thương (dòng nước mát lành) cho những cánh đồng. Tình yêu cao cả và vẻ đẹp ấm áp tình người đó càng làm cho ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hương.

2. Nhân hóa:

Là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những đặc điểm mang tính cách người, làm cho nó trở nên sinh động và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Tài liệu bd hsg tổng hợp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt lớp 4 kết nối tri thức bản học sinh 2024 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(225 trang)
w