Nâng cao tính đồng bộ của CST

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế của các doanh nghiệp thương mại tại thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 112)

5.2 Một số hàm ý và kiến nghị

5.2.2 Nâng cao tính đồng bộ của CST

Trong Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đảng đã chủ trương về cải cách HTT nhằm kịpthời thể chế hóa quan điểm và đồngbộ CST đến năm 2030. Các chính sách thu thuế liên tục được rà soát, điều chỉnh giảm nhằm tăng tỷ lệ động viên cho các DN, phù hợp với định hướng phát triển thị trường kinh tế có quản lý củaNN. Đặc biệt, ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 để hỗ trợ DN hiện nay Cơ quan NN đã ban hành nghị định 43/2022 giảm thuế GTGT xuống 8% đối với một số nhóm hàng, dịch vụ, ban hành thông tư 78 và nghị định 123 về hóa đơn điện tử và các văn bản hướng dẫn mới cho các DN nhằm hỗ trợ phát triển (Cao Anh Tuấn, 2022). Vì vậy, nhằm tăng cường tính đồng bộ của CST, tác giả đề xuất một số hàm ý kiến nghị như:

về phíacơ quan NN:

- Cải cách CST theo hướng hiện đại, tinh gọn, hoạt động có hiệu lực. Xây dựng hệ thống các văn bản về quy phạm pháp luật, nhất quán hướng dẫn thực hiện giữa các tỉnh, TP. Các thôngtư phải có sự đồng bộ về cách triển khai, xử lý vấn đề.

- Cần loại bỏ các quy định, văn bản chồng chéo của các ban ngành. Các văn bản quy phạm pháp luật phải được tổ chức xây dựng dựa trên tính minh bạch, ổn định, rõ ràng, công bằng giữa các ngành nghề kinh doanh.

- Có đầy đủ các chỉ tiêu tuân chuẩn hóa về yêu cầu thông tin, quy trình thực hiện, chứng từ rõ ràng nhằm đáp ứng được các phát sinh khi yêu cầu thanh tra, kiểm tra thuế.

về phía DNTM: DN chủ động cho kế toán đặcbiệt làkế toán thuế cập nhật các quy định mới, họctập, bổ sungkiến thức mới.

về phíakế toán thuế: thực hiện đầy đủ các quy định chính sách, thực thi đúng chính xác các thay đổi mới trong chính sách do CQT ban hành. Tuy nhiên, khi phát hiện có sự chồng chéo, khó hiểu, không rõ ràng cần tìm hiểu và gửi công văn hỏi Cơ quan NN để được ghi nhận và giài đáp tránh vi phạm.

5.2.3 Đẩymạnh hoạt độngtuyên truyền, hô trợngười NTcủa NN

Theo Lê Thị Nga (2016) việc tuyên truyền thật sự có ý nghĩa quan trọng, tác động cùng chiều đến sự tuân thủ về thuế của DN. Sự tuân thủ vể thuế của DN sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố của CQT: khảnăng cung cấp đầy đủ và chính xác các thắc mắc cho người NT, tạo điều kiện thuận lợi cho việcthành lập các công ty tư vấn dịch vụ, đại lý thuế, trung gian có chức năng tưong tự nhằm hỗ trợ DN (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2017).

Vì vậy, một số hàm ý kiến nghị về phía co quan NN được tác giả đềxuấtnhư: thiết lập đườngdây nóng hỗ trợ các vướng mắt phát sinh từ các DN, đảm bảo luôn có cán bộ thuế kịp thời hỗ trợ xử lý,tổ chức nhiều cuộcthảo luận hội thoại online cho các DN; kịpthời lắngnghenhững bất cập từ các chính sách mới vàcó hướng điều chỉnh bổ sung chính xác, công khai các thủ tục hồ sơ có liên quan đến thủ tục hành chính DNTMcần thực hiện.

5.2.4 Tângcường kiến thứcthuế

Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017), việc không nắm vững về thuế và các chính sách liên quan đến thuế là rào cản lớn cho các DN trong việc lập tờ khai, kê NT và tuân thủ các quy định khác. Vì vậy, cần phải có những quy địnhbắt buộc đối với kế toán thuế thuế trong công tác kê khai. Do đó, tăng cường đào tạo kiến thức thuế sẽ giúp DN tuân thủ thuế tốt hơn, có cái nhìn khách quan và tích cực hơn về thuế. Một số hàm ý kiến nghị như:

về phíacơ quan NN:

- Tăng cường nguồn đào tạo kiến thức về thuế ở nước ta như: giảng dạy ở các trường có khối ngành kinh tế; tập huấn cho người NT/kế toán thuế ở các đợt cao điểm có thay đổi quan trọng do CQT các cấp thực hiện; thông qua các chiến dịch tuyên truyền trên các phương tiện phổ biến. Do các kiến thức mà người NT nhận được từ các văn bản, nghị định hướng dẫn, quy định nên mang tính chất bắt buộc nặng nề.

- CQT cần hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, có ví dụ minh họa đối với những trường hợp sai sót thường phát sinh như bổ sung, điều chỉnh tờ khai thuế; phát hành, sử dụng, báo cáo, hủy, điều chỉnh hóa đon; các mẫu biểu, tiền chậm nộp tiền thuế; các khoản chi phí được trừ hay không được trừ; đăng ký tài khoản thanh toán qua ngân hàng, lỗ và chuyển lỗ (nếu có) ...

về phía DNTM: DNTM mới thành lập cần được cán bộ thuế quan tâm hướng dẫn nhiều hon về luật thuế cũng như nghĩa vụ về thuế, giúp cho những người làm công tác báo cáo thuế ngay từ đầu có quan điểm, nhận thức đúng đắn về hành vi vi phạm tuân thủ thuế. Tổ chức riêng các buổi tập huấn về CST, về khai thuế, NT, các quy định trong lĩnh vực kế toán thuế, hoá đon chứng từ... cho tất cả các DNTM mói thành lập biết đểthực hiện tránh vi phạm về sau.

về phía kế toán thuế: kế toán thuế là người chịu trách nhiệm chính trong việc tính toán, khai báo và NT trong một DNTM. Vì vậy, kế toán thuế cần: đào tạo bài bản và đúng chuyên ngành về thuế, được tham dự các khóa học chuyên sâu về thuế, tăng cường cập nhật, bổ sung kiến thức thuế nhằm mục đích giúp có cái nhìn khách quan hơn, cũng như đánh giá được các vấn đề có liên quan, nhất là những thay đổi về CST nhằm có thể tuân thủ thuế tốt hơn.

5.2.5 Tăngcườngtỷ lệ công tác thanh - kiếm tra thuế

Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017), công tác thanh tra thuế nhằm răn đe nhằm hạn chế các hành vi không tuân thủ thuế. Đe đạt hiệu quả trong công tác thanh - kiểm tra thuế cần phải đảm bảo trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thuế luôn được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới; xây dựng các cuộc thi định kỳ để ràsoát, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực; thiết kế các chương trình đào tạo theo cấp độ để tăng kiến thức chuyên môn. Cơ quan quản lý NN tạo điều kiện hỗ trợ các DNTM pháttriển dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế, đại lý thuế trên địa bàn TP song song đó khuyến khích các DNTM tiếp cận nhiều hơn với các hình thức trên. Các tổchức hỗtrợ này là tập hợp đội ngũ cáccá nhân có kiến thức vềthuế cao, nắm vững các thủ tục - chứng từ liên quan sẽ luôn đảm bảo các quyền lợi cho DN

(Võ Ngọc Thu Ngân, 2023). Vì vậy, nhằm thúc đẩy hiệu quả công tác thanh tra, kiểm trathuế tạicác DNTM tác giả đưa ra hàm ý kiến nghị như:

về phía CQT:

- Tăng tỷ lệ kiểm tra đột xuất với các lĩnh vực có khả năng vi phạm như: hàng tồn kho thực tế so vói hàng sổ sách, DNTM sử dụng nhiều quyển hóa đon, bán hàng xuất sai hóa đon, xử lý hóa đon không đúng quy định, bán hàng dưới giá vốn, sai TS.

- Đe nghị DNTM giải trình sốliệu khi kê khai không đúng, có sai sót nhiều kỳ. Neu thanh - kiểm tra mà CQT chấp nhận sự giải trình, điều chỉnh, bổ sung phù hợp thì không ấn định số tiền phạt. Ngược lại, CQT không chấp nhận thì DNTM phải nộp tiền phạt vàsố thuế phải nộp.

- Tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giải quyết về hành vi không tuân thủ về thuế cho cán bộ. Đồng thời, hướng dẫn các cán bộ nắm rõ quy trình các bước thanh - kiểm tra thuế để thực hiện đầy đủ, tránh các phát sinh tiêu cực.

về phíaDNTM: chủ động hoànthiện và lưu trữ toàn bộchứng từ phát sinh của từng nghiệpvụ. Tích cực hợp tác với CQT trong công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tối đa hóa thời gian và giảm thiểu các vi phạm.

về phía kế toán thuế: kế toán thuế cần nắm vững quy trình lưu trữ chứng từ, mẫu biểu chứng từ, hóa đon đầu vào và hóa đon đầu ra. Kiểm tra đầy đủ tính hợp lệ, hợp lý của từng loại chứng từ để tránh các phát sinh sai phạm trong quá trình thanh - kiểm tra quản lý thuế.

5.2.6 Nângkhungmứcphạtđễ xử lỷ vi phạm về phíacơ quan NN:

- Một số vi phạm vẫn chưa có tính răn đe như: chủ yếu phạt về kinh tế, tính trên số tiền thué mà DN chậm nộp để tính ra mức phạt (0,03%*số thuế không tuân thủ*số

ngày chậm nộp theo thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018); hóa đơn xuất sai thời điểm sẽ bị phạttừ cảnhcáo đến 8 triệu đồng tùy trường hợp (theo điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ - CP); hành vi mua bán hóa đơn bị phạt tùy theo mức độ khác nhau (theo điều 203 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017); xuất sai TS hiện nay pháp luật chưa cóhành vi xử phạt cụ thể và tùy vào mức độ vi phạm có thể xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể sẽ bị liệt vào hành vi trốn thuế nếu khai thuếthấp hơn so với thựctế; ...

- Một số hàm ý nhằm đẩy mạnh khung mức phạtnhư: Công bốcác DN nợ thuếtrên báo chí, truyền hình, phong tỏa môi trường hoạt động của các DN đó, xử lý mạnh các trường hợp nộp chậm tờ khai, gian lận, không chấp hành đầy đủ nghĩa vụ thuế, Có khung xử phạt rõ ràng cho việc xuất sai TS của các mặt hàng đã được quy định (theo Phụ lục I, II và III ban hành kèm Nghị định 44/2023/NĐ-CP về giảm thuế GTGT).

về phía DNTM: tiến hành thảo luận, xem xét các điều chỉnh, bổ sung của CST có tác động đến DN mình hay không. Từ đó,áp dụng những thayđổi trong kinh doanh của DN. Cầnthực hiện đúng để tránh các vi phạm hành chínhdo không tuân thủ TS thuế GTGT.

về phía ké toán thuế: tham mưu cùng với kế toán trưởng để xây dựng quy trình thực hiện, nắm vững các thay đổi vàthực hiện đúng theo quy định.

5.2 . 7Đấymạnh côngtác giáo dục nhận thức vecôngbang

Theo Nguyễn Thùy Dung (2020) hành vi tuân thủ thuế củaNNT sẽ tăng nếu như họ được đối sử một cách công bằng, có sự tôn trọng, khích lệ về tính minh bạch, công khai của CQT. Tăng cường các biện pháp xử phạt thật nặng với trường hợp tái phạm hành vi không tuân thủ thuế, trốn thuế cho đến khi có sự chấp hành tốt hơn.

Tạo sự tin tưởng cho các DN vào HTT sẽ góp phần ngăn chặn các vi phạm không tuân thủ thuế. Bên cạnh đó, VõNgọc Thu Ngân (2023) sự công bằng, dân chủ trong công tác giải quyết các thủ tục của CQT với người NT là điều rất quan trọng. Nhằm đẩy mạnh công tác giáo dụcnhận thức về sự công bằng, tác giảđề xuất một số hàm

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế của các doanh nghiệp thương mại tại thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)