ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

Một phần của tài liệu Đề tài quy trình sản xuất linh kiện cơ khí tại công ty tnhh aizaki việt nam, khu công nghiệp amata, biên hòa, đồng nai (Trang 29 - 32)

1. Khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực tập:

1.1. Khó khăn trong quá trình thực tập:

- Do còn thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng xử lý tình huống nên những ngày đầu cá nhân em chưa bắt nhịp được với công việc, tiến độ hoàn thành công việc được giao còn chậm. Tuy nhiên, sau quá trình cố gắng và học hỏi bản thân em đã khắc phục được nhược điểm đó.

1.2. Thuận lợi:

- Được công ty tạo điều kiện cho sinh viên thực tập các công việc, khâu làm việc đúng/ hỗ trợ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ được học.

- Giảng viên hướng dẫn Đoàn Tấn Hiếu nhiệt huyết, tận tình trong công tác giảng dạy, đưa sinh viên đi thực tập.

- Các anh chị trong phân xưởng, bộ phận làm việc cởi mở, hòa đồng, nhiệt tình chỉ dạy công tác chuyên môn tại công ty.

2. Thuận lợi và khó khăn của Công ty thực tập:

2.1. Thuận lợi:

- Trang thiết bị máy móc phục hoạt hoạt động kinh doanh sản xuất đầy đủ:

+ Các máy gia công và phần mềm được dùng ở xưởng: Tuy là một công ty cơ khí nhỏ nhưng ở đây có đầy đủ các lọai máy như : máy cắt kim loại, máy mài, máy phay CNC, máy tiện CNC, máy phay cơ, máy tiện cơ, máy hàn, máy khoan, máy taro... dùng các phần mềm chuyên dụng autocad, creo, mastercam, cimatron…

- Đã có những chính sách, quy định bảo vệ người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất tại phân xưởng.

- Bộ phận lãnh đạo, quản lý chuyên môn cao đưa ra những hoạch định chiến lược đúng đắn, tạo việc làm ổn định cho người lao động, công ty không rơi vào tình trạng cắt giảm nhân sự do thiếu việc làm.

2.2. Khó khăn:

- Tuy nhiên, bên cạnh đó, Công ty vẫn tồn tại một số khó khăn như:

+ Chưa có đồ bảo hộ trong quá trình làm việc cho một số nhân lực lao động bộ phận đặc biệt (như cắt, gọt phôi sắt,…), đồng phục thông thường không làm giảm hay hạn chế các tai nạn lao động như vụn sắt bắn vào mắt,…

+ Văn hóa doanh nghiệp, công ty chưa đồng bộ. Bên cạnh một số nhân lực, bộ phận có thái độ tích cực, văn hóa văn minh trong lao động thì vẫn tồn tại số ít nhân lực lao động làm việc với thái độ bị động, thiếu tự giác làm giảm hiệu suất sản xuất.

3. Bài học và các giá trị cá nhân sinh viên nhận được qua quá trình thực tập tại Công ty:

- Trong các tuần thực tập tại công ty em đã biết thêm về môi trường công việc mà mình đang theo đuổi.

- Giúp em hiểu thêm về quá trình sản xuất của một sản phẩm phải qua nhiều công đoạn từ lên bản vẽ, đúc hoặc cắt phôi, gia công tiện phay bào cho đến hàn đắp đóng gói và sau cùng là lắp ráp đóng gói. Quá trình làm việc cùng đã giúp em hiểu là ý tưởng sản xuất cho phù hợp là điều kiện cần và quan trọng của một công nhân lắp ráp.

- Quá trình làm việc em hiểu biết thêm về quá trình sản xuất. Ở đây em được học các bóc tách bản vẽ lắp ra bản vẽ chi tiết để tính toán vật liệu sao cho phù hợp và chuyển bản vẽ cho các xưởng thực hiện việc gia công từng chi tiết. Hơn nữa biết nhiều thêm về các trường hợp xấu có thể xảy ra khi gia công,…

4. Đề xuất, kiến nghị:

- Qua quá trình thực tập tại Công ty, nhận thấy những mặt hạn chế còn tồn tại, cá nhân em xin phép được đưa ra những biện pháp/ giải pháp đề xuất như sau:

+ Xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử/ văn hóa việc làm tại Công ty

 Mục đích: nâng cao thái độ, tinh thần người lao động, cải thiện hiệu suất lao động. Xây dựng môi trường lao động đồng đều, văn minh, thoải mái, góp phần cho sự phát triển bền vững của Công ty.

+ Bổ sung các trang thiết bị, đồ bảo hộ lao động cho các công nhân ở những bộ phận, vị trí làm việc đặc biệt: ví dụ; kính bảo hộ cho nhân công khâu cắt gọt tránh các vụn mạt sắt bắn vào mắt.

 Mục đích: Nâng cao, bảo vệ quyền lợi người lao động, giữu vững nguồn nhân lực công ty gắn bó lâu dài.

KẾT LUẬN

Ca dao tục ngữ Việt Nam ta có câu: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, và “ học phải đi đôi với hành”,… Qúa trình học tập, rèn luyện tri thức chuyên môn trên trường lớp của em nay đã được đem ra ứng dụng vào thực tế giúp bản thân rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm phục vụ cho công tác chuyên môn sau này.

Phải tự bản thân trải nghiệm thực tập mới biết mình có phù hợp, thích ứng được với ngành nghề đã chọn hay không. Thích ứng được là một chuyện nhưng sáng tạo, vượt trội trong công tác chuyên môn đã chọn là một việc khó không phải ai cũng làm được.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, nhu cầu hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa của đất nước thì bắt buộc các “ mầm non tương lai” phải nỗ lực, cố gắng thật nhiều mới có thể vững vàng đứng trong hàng ngũ nhân lực chuyên môn cao quốc gia. Để tiến hành công tác đó một cách thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất bản thân em đang ra sức trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức, bên cạnh đó là nâng cao tay nghề, kĩ năng và hoạt động thiết thực, mục tiêu gần nhất của em là có thể ra trường đúng hạn, làm việc tại công ty doanh nghiệp mình mong ước. Thực hiện ước mơ đó, không chỉ riêng bản thân em nỗ lực mà còn có công ơn dạy dỗ của những người thầy, người cô, sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, sự hỗ trợ tạo cơ sở điều kiện của doanh nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn những hậu phương đã đồng hành với em trên chặng đường tiến tới ngưỡng cửa mang tên “ trưởng thành”.

Một phần của tài liệu Đề tài quy trình sản xuất linh kiện cơ khí tại công ty tnhh aizaki việt nam, khu công nghiệp amata, biên hòa, đồng nai (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w