Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thở bốn thì kết hợp thể châm điều trị mất ngủ không thực tổn (Trang 65 - 78)

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: ở cả hai thể bệnh không có bệnh nhân nào dưới 39 tuổi. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là từ 50 trở lên trong đó độ tuổi từ 50 – 59 chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 40% ở thể Tâm tỳ hư và 43,33% thể Tâm thận bất giao.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác so với tác giả Lê Thế Khoát [63] và tác giả Vũ Thị Châu Loan [62] khi cho rằng mất ngủ gặp nhiều ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, các tác giả đều cho rằng sự gia tăng mất ngủ và các thay đổi về kiểu giấc ngủ có liên quan đến tuổi, như là giảm đáng kể giấc ngủ có sóng chậm phản ánh sự thoái hoá của cơ chế truyền sóng chậm của giải phẫu – thần kinh liên quan đến tuổi. Ở lứa tuổi trung niên, áp lực từ phía công việc, gánh nặng trách nhiệm với gia đình và con cái gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ. Mặt khác, với lứa tuổi từ 45 đến 60 thì nữ đang ở trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh còn nam trong giai đoạn tiền mãn kinh. Sự thay đổi hormon sinh dục, nội tiết cũng là một trong những yếu tố gây ra tình trạng mất ngủ.

Theo Y học cổ truyền, âm huyết là phần vật chất quan trọng tạo nên cơ thể con người. Dương khí có đầy đủ hay không phải nương nhờ âm huyết mà tồn tại. Theo Nội kinh “Người trên 40 tuổi thì âm khí đã kém đến phần nửa”

nên nói khí dương thường thừa mà khí âm thường thiếu, mà giấc ngủ thuộc phần âm, do vậy bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi trên 40 [58]. Tuệ Tĩnh trong cuốn Nam dược thần hiệu cho rằng: “Mất ngủ có 3 nguyên nhân: Người già dương

Bàn luận về giới tính của bệnh nhân nghiên cứu

Biểu đồ 3.1 cho thấy, tỷ lệ nữ giới mắc rối loạn giấc ngủ nhiều hơn nam giới (nữ/nam = 2,3) ở cả hai thể bệnh. Khác biệt giữa hai thể về tỷ lệ giới tính không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Lý giải cho vấn đề này là do: nữ giới là đối tượng nhạy cảm hay lo nghĩ và dễ Stress hơn nam giới trong các vấn đề tình cảm, xã hội, gia đình ... Mặt khác, ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh, sự căng thẳng gây ra tình trạng mất ngủ, có liên quan mật thiết với sự suy giảm hormon estrogen [60].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số tác giả trong nước như Lê Thế Khoát với tỷ lệ nữ/nam là 56,67%/43,33% [63], Vũ Thị Châu Loan là 57,58%/42,42% [62]. Kết quả này cũng phù hợp với một số tác giả nước ngoài như Breslau, Ustun với tỷ lệ nữ/nam là 55%/45% [61].

Bàn luận về nghề nghiệp, hôn nhân và hoàn cảnh gia đình, xã hội của bệnh nhân nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: bệnh nhân có nghề nghiệp là viên chức – hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất 53,33% trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu, thấp dần ở các nhóm lao động tự do, nông dân, công nhân. Khác biệt nghề nghiệp không có ý nghĩa thống kê khi so sánh 2 thể bệnh với nhau (Biểu đồ 3.2).

Kết quả này của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Đoàn Văn Minh [51], Vũ Thị Châu Loan [62] và Lê Thế Khoát [63], Nguyễn Văn Tâm [64] tỷ lệ mất ngủ của nhóm lao động trí thức đều chiếm tỷ lệ cao nhất trên 50%.

Lao động tri thức hoặc hưu trí trong lúc làm việc thường phải chịu nhiều căng thẳng từ áp lực công việc, stress, lại ít hoạt động thể lực, thời gian sử dụng

đổi về hormon sinh dục, tâm sinh lý, gây nên tình trạng không điều hòa trong cơ thể, nhất là khi nghỉ ngơi về ban đêm càng biểu hiện rõ mất cân bằng, nên dẫn đến khó ngủ và mất ngủ. Điều này phù hợp với tiêu chuẩn trong bảng phân loại bệnh quốc tế ICD- 10, mục F51.0 đó là mất ngủ phát triển ở thời điểm có đời sống stress tăng lên [18].

Về đặc điểm hôn nhân và hoàn cảnh gia đình: 100% bệnh nhân trong nghiên cứu sống cùng gia đình và 100% là đã có vợ/chồng. Điều này nói lên mối quan hệ trong gia đình góp phần không nhỏ dẫn đến tình căng thẳng, stress từ đó dẫn đến mất ngủ. Kết quả này cũng phù hợp với số liệu của chúng tôi thống kê được tỷ lệ mất ngủ gặp nhiều ở nữ hơn nam và có liên quan đến vấn đề tâm lý căng thẳng.

Bàn luận về các yếu tố thúc đẩy mất ngủ

Theo ICD-10: “Mất ngủ phát triển ở thời điểm có stress tăng lên” [18].

Stress được định nghĩa là sự trải qua các cảm xúc âm tính kèm theo sự thay đổi các tiền chất hoá sinh, sinh lý, sự nhận thức, cách cư xử mà nó trực tiếp gây ra căng thẳng hoặc thích nghi với ảnh hưởng đó. Các sự kiện trong cuộc sống gây stress, như biến cố gia đình (mất người thân, ly dị, con cái hư hỏng…), biến cố công việc (mất việc, áp lực công việc, mâu thuẫn đồng nghiệp…) hoặc tiếng ồn, các va chạm trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày … Hầu hết các định nghĩa về stress đều nhấn mạnh mối quan hệ giữa cá nhân với môi trường. Stress có thể gây hại đối với cơ thể vì nó phá vỡ hoạt động sinh lý và cảm xúc của cơ thể và có thể gây bệnh nếu Stress kéo dài. Có ít nhất bốn hệ thống sinh lý bị ảnh hưởng hoặc trở thành bệnh lý dưới tác động của stress, những hệ thống này là hệ giao cảm tuỷ thượng thận, hệ tuyến yên vỏ thượng thận, hệ peptit và hệ miễn dịch [65]. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra tác nhân gây stress mạnh như

nhớ, kém tập trung và kể cả gia tăng phạm tội [50],[66].

Kết quả bảng 3.3 cho thấy biến cố gia đình và biến cố công việc là hai yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai thể bệnh (40% và 53,33% ở thể Tâm tỳ hư; 50% và 43,33% ở thể Tâm thận bất giao). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hằng khi nghiên cứu tác dụng của phương pháp cấy chỉ trong điều trị rối loạn giấc ngủ cho thấy: biến cố gia đình chiếm 51,7% và biến cố công công việc chiếm 16,7% [38]. Tuy nhiên khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Đỗ Như Dần tỷ lệ không có yếu tố thúc đẩy chiếm 35% [53]; tác giả Đinh Danh Sáng, không có yếu tố thúc đẩy là 21,7% [54].

Bàn luận về tính chất xuất hiện bệnh và thời gian mắc bệnh

Thời gian bị mắc bệnh từ 4-6 tháng chiếm tỷ lệ nhiều nhất (40%% ở thể Tâm tỳ hư và 36,66% ở thể Tâm Thận bất giao), mắc bệnh lâu hơn 6 tháng chiếm 33,33% ở thể Tâm tỳ hư và 36,66% ở thể Tâm Thận bất giao và từ 1-3 tháng chiếm 26,67% ở thể Tâm tỳ hư và 23,33% ở thể Tâm Thận bất giao.

Khởi phát nhanh và đột ngột chiếm tỷ lệ thấp ở cả hai thể bệnh Tâm tỳ hư và Tâm thận bất giao (26,67%-30%) trong nghiên cứu của chúng tôi, những đối tượng này thường xảy ra sau 1 sang chấn mạnh hoặc có kèm theo nhiều sang chấn trở nên gây nên. Đa số bệnh nhân có tính chất xuất hiện bệnh từ từ chiếm đa số ở cả hai thể bệnh (70-73,33%), khi rối loạn giấc ngủ bị rối loạn bởi các tác nhân dai dẳng hoặc tiến triển thì việc điều trị trở nên lâu dài và phức tạp hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Như Dần tỷ lệ mất ngủ xuất hiện từ từ chiếm 83%, đột ngột chiếm 17% [53].

Nguyên nhân của sự phân bố này có thể là do khi mới mắc bệnh mất ngủ, người bệnh còn chưa bị ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sinh hoạt nên bệnh

mất ngủ kéo dài, tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống các biểu hiện nhức đầu,mệt mỏi, kém tập trung, suy giảm trí nhớ… thì bệnh nhân mới tìm đến các cơ sở y tế để điều trị mất ngủ. Điều này cũng làm cho việc điều trị bệnh nhân mất ngủ trở nên khó khăn hơn.

4.2. Bàn luận về tác dụng của phương pháp thở bốn thì có kê mông và giơ chân của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng kết hợp thể châm điều trị mất ngủ không thực tổn

Tác dụng trên chất lượng giấc ngủ

Theo kết quả nghiên cứu bảng 3.4 cho thấy, trước điều trị 100% bệnh nhân có chất lượng giấc ngủ kém hoặc trung bình, tuy nhiên sau 7 ngày điều trị, chất lượng giấc ngủ cải thiện so với trước điều trị: thể Tâm tỳ hư chỉ còn 13,33% có CLGN kém, 80% CLGN trung bình, 6,67% khá; thể Tâm thận bất giao tỷ lệ này là 6,67% kém, 80% TB và 13,33 khá. Hiệu quả cải thiện của 2 nhóm tương đương nhau. Sau 14 ngày điều trị, có 3,33% CLGN tốt, 93,33%

CLGN khá, 3,33% CLGN trung bình ở thể Tâm tỳ hư, còn thể Tâm thận bất giao có 100% CLCN khá. Sau 21 ngày điều trị, thể Tâm tỳ hư có 43,33%

CLGN tốt, 56,67% CLGN khá; Tâm thận bất giao có 30% CLGN tốt, 66,67%

CLGN khá, có 1 bệnh nhân lại mất ngủ nhiều hơn so với 14 ngày điều trị chiếm 3,3%. Tuy nhiên khác biệt giữa hai nhóm tại các thời điểm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Kết quả của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của một số tác giả về điều trị mất ngủ không thực tổn đánh giá mức độ cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng phương pháp không dùng thuốc như điều trị mất ngủ không thực tổn bằng điện châm của Đoàn Văn Minh [51] ở thể Tâm tỳ hư là tốt 16,7%, khá 76,7%, trung bình 6,7%, Tâm thận bất giao là tốt 46,7%, khá 53,3%)… Nghiên cứu dùng

Tác dụng trên thời gian đi vào giấc ngủ

Thời gian đi vào giấc ngủ là thời gian bệnh nhân nằm trên giường bao nhiêu lâu thì mới đi vào giấc ngủ. Theo kết quả nghiên cứu của bảng 3.5, thời gian đi vào giấc ngủ trước điều trị của 2 nhóm không có sự khác biệt (p

>0,05), tập trung ở bênh nhân phải đi nằm trên ≥60 phút mới ngủ được, ở thể Tâm tỳ hư là 53,33%, thể Tâm thận bất giao là 56,67%. Sau 7 ngày và 14 ngày điều trị, thời gian đi vào giấc ngủ của cả 2 nhóm bệnh nhân đều có sự cải thiện tốt lên rõ rệt so với trước điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Sau 21 ngày điều trị, tỷ lệ bệnh nhân ở Tâm tỳ hư sau < 15 phút và từ 16-30 phút đi vào giấc ngủ lần lượt là 10% và 90,00%, tương tự Tâm thận bất giao là 3,33% và 96,67%.

So với kết quả nghiên cứu của tác giả Đoàn Văn Minh khi sử dụng phương pháp không dùng thuốc như điện châm [51] thì thời gian đi vào giấc ngủ sau < 15 phút và từ 16-30 phút đạt tỷ lệ lần lượt là: 50,00% và 40,00%, hoặc theo tác giả Nguyễn Ngọc Đăng tỷ lệ này lần lượt là 11,1% và 86,7%

[67], như vậy kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả của Nguyễn Ngọc Đăng và khác kết quả của Nguyễn Văn Minh. Có sự khác biệt này là do bệnh nhân mất ngủ với nhiều nguyên nhân khác nhau, thời gian đi vào giấc ngủ của người bệnh lúc đầu cũng khác nhau, mất ngủ còn liên quan đến tuổi tác, do đó dẫn đến khác biệt về hiệu quả điều trị.

Mức độ cải thiện thời lượng giấc ngủ

Thời lượng giấc ngủ được tính theo số giờ trung bình bệnh nhân ngủ được trong một đêm. Số giờ trung bình bệnh nhân ngủ được trong một đêm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng giấc ngủ, được tính bằng số giờ trung bình bệnh nhân ngủ được trong một đêm. Thời lượng số giờ

động làm việc và các chức năng hoạt động cơ quan được sửa chữa, điều chỉnh, cân bằng hồi phục.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự cải thiện thời lượng giấc ngủ sau 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày điều trị. Cụ thể:

Trước vào viện, thời lượng giấc ngủ của bệnh nhân trung bình là 3,95 (thể Tâm tỳ hư) và 4,00 (thể Tâm thận bất giao) thì sau 7 ngày điều trị đã lên đến 4,28 giờ (thể Tâm tỳ hư) và 4,33 giờ (thể Tâm thận bất giao).

Sau 14 ngày điều trị, thời lượng giấc ngủ cả hai thể đều cải thiện đáng kể so với trước điều trị với p<0,05.

Sau 21 ngày điều trị, thời gian ngủ mỗi đêm của bệnh nhân gần như trở về bình thường với trung bình thời lượng ngủ là 6,55 (tăng lên 2,60 giờ so với trước điều trị) ở thể tâm tỳ hư, con số này ở thể Tâm thận bất giao là tăng 2,40 giờ. Hiệu quả cải thiện thời lượng giấc ngủ của phương pháp thể châm kết hợp phương pháp thở bốn thì có kê mông và giơ chân cho tác dụng tốt trên cả hai thể bệnh. Thể Tâm tỳ hư có xu hướng cải thiện thời gian ngủ tốt hơn thể Tâm thận bất giao, tuy nhiên khác biệt giữa hai thể chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tâm khi đánh giá tác dụng của cao lỏng Dưỡng tâm an thần lên thời lượng giấc ngủ cũng cho kết quả sau 30 ngày điều trị đều tăng lên hơn 2,5 giờ so với trước điều trị [64]; Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Ngọc Đăng dùng viên nén Ích khí an thần – HVY điều trị mất ngủ không thực tổn sau 30 ngày điều trị thì thời lượng giấc ngủ cũng tăng 2,5 giờ so với trước điều trị [67]

điều trị thời lượng ngủ mỗi đêm tăng từ 3 giờ/đêm lên hơn 7 giờ/đêm.

Như vậy dù các phương pháp khác nhau, nhưng các tác giả đều chứng minh được các phương pháp y học cổ truyền có hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Bàn luận về hiệu quả giấc ngủ theo các giai đoạn điều trị

Hiệu quả cải thiện giấc ngủ của một bệnh nhân được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số giờ bệnh nhân thực sự ngủ được so với số giờ mà bệnh nhân nằm trên giường. Nó đánh giá một cách tổng quát thời gian giấc ngủ của bệnh nhân, và được cải thiện hay không là phụ thuộc vào thời gian đi vào giấc ngủ và thời lượng giấc ngủ mỗi đêm của bệnh nhân. Khi hai yếu tố này được cải thiện thì hiệu suất giấc ngủ được cải thiện.

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, 100% bệnh nhân có hiệu quả giấc ngủ ở cả 2 thể bệnh <65%. Hiệu quả giấc ngủ tăng dần qua các giai đoạn điều trị. Cụ thể:

Sau 7 ngày điều trị, hiệu quả giấc ngủ ở thể Tâm tỳ hư có 13,33% đạt mức 65-74%, thể Tâm thận bất giao có 3,33%.

Sau 14 ngày điều trị, hiệu quả giấc ngủ ở Tâm tỳ hư và Tâm thận bất giao đều tăng có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị. Tâm tỳ hư có 13,33%

đạt mức 65-74%, 66,67% đạt mức 75-84%, 20% đạt mức ≥ 85%; tỷ lệ này ở Tâm thận bất giao là 33,33%, 56,67%, 10%. Sự cải thiện của hai nhóm là tương đương nhau.

Sau 21 ngày điều trị, tất cả các bệnh nhân đều có hiệu quả giấc ngủ đạt từ 75% trở lên ở cả hai thể bệnh. Trong suốt quá trình điều trị, chúng tôi nhận thấy tác dụng của phương pháp kết hợp thở 4 thì có kê mông và giơ chân kết hợp với thể châm trên hai thể Tâm tỳ hư và Tâm thận bất giao là tương đương nhau (p>0,05).

Thức giấc sớm là một trong những triệu chứng mất ngủ hàng đầu, làm cho bệnh thêm trầm trọng, có đêm bệnh nhân mới chợp mắt một lúc đã bị thức giấc, đây thực sự là nỗi lo của người bệnh lúc này vì khi đã thức giấc thì sẽ rất khó ngủ lại, có khi thức cho đến sáng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trước điều trị tỷ lệ bệnh nhân có số lần thức giấc sớm ≥3 lần/ tuần chiếm tỷ lệ cao ở cả hai thể bệnh. Sau 7 ngày và 14 ngày điều trị, tỷ lệ này giảm dần có ý nghĩ thống kê so với trước điều trị với p<0,05. Rõ rệt nhất là sau 21 ngày điều trị, thể Tâm tỳ hư có 63,33% người bệnh thức giấc sớm 1 lần/tuần, 36,67% người bệnh không còn thức giấc sớm, tỷ lệ cũng tượng tự ở thể Tâm Thận bất giao là 66,67% và 33,33% (p>0,05)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác biệt so với kết quả của một số tác giả như: Trong nghiên cứu của Vũ Thị Châu Loan, tỷ lệ bệnh nhân không bị thức giấc sớm và thức giấc sớm 1 lần/tuần là 63,60% và 36,40% [62];

nghiên cứu của Lê Thế Khoát tỷ lệ này là 58,34% và 33,33 [63]; nghiên cứu của Đoàn văn Minh tỷ lệ bệnh nhân không thức giấc sớm ở hai nhóm là 70%

và 76% [51].

4.2.5.2. Sự thay đổi các rối loạn trong ngày

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, giai đoạn giấc ngủ pha chậm đóng vai trò củng cố hệ miễn dịch, giấc ngủ pha nhanh giúp điều chỉnh chức năng học tập và điều chỉnh tâm thần. Khi bệnh nhân rối loạn giấc ngủ, bộ não của họ phải làm việc nhiều hơn những người được nghỉ ngơi. Rối loạn giấc ngủ ngày càng được xem như là một trong những nguyên nhân gây nên rối loạn tâm tính, sai sót trong lao động và tai nạn xe cộ giao thông. Do đó, chúng tôi tiến hành đánh giá tác dụng của phương pháp lên những rối loạn giấc ngủ ban ngày với mong muốn giảm thiểu tối đa những nguy cơ cho người bệnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thở bốn thì kết hợp thể châm điều trị mất ngủ không thực tổn (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w