4. Các triệu chứng thường gặp
4.3. Phân biệt lo âu - trầm cảm – suy nhược
III. MỐI LIÊN QUAN CẢM XÚC VỚI HỆ THẦN KINH THỰC VẬT, NỘI TIẾT
TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG
- Khi cảm xúc mạnh, xuất hiện phản ứng chung của cơ thể, lôi cuốn toàn bộ hệ thống nội tiết, thần kinh thực vật vào sự chịu đựng.
- Đặc điểm nổi bật của hệ TKTV: có khả năng làm thay đổi nhanh & mạnh hoạt động nội tạng.
- Hệ TKTV hoạt động dưới sự điều khiển của vỏ não (VN).
- Hoạt động cơ quan nội tạng thông qua hệ TKTV mà tác động trở lại VN
- Cảm xúc hoạt hóa hệ TKTV, đến lượt nó, làm biến đổi tiến trình hoạt động của hệ nội tiết, dịch thể.
- “Lo âu và trầm cảm” hay “Trầm cảm và lo âu”- phản ảnh hai thực thể lâm sàng khó tách rời trong bộ máy cảm xúc của hoạt động tâm thần.
- Cảm xúc nền tảng của lo âu là lo sợ, trong trầm cảm là buồn.
- Đặc điểm triệu chứng cơ thể trong lo âu là cường TK giao cảm, tăng tiết Noradrenalin (mạch nhanh, HA tăng, chóng mặt, thở gấp, khô mồm,...), kèm theo bồn chồn, căng đầu, khó thư giãn; còn trong trầm cảm là cường TK phó giao cảm, tăng tiết Acetylcholin (mạch chậm, HA giảm,...).
- Hội chứng thực vật – cơ thể ngự trị trong lâm sàng của rối loạn cảm xúc (trầm cảm & lo âu), hình thành hội chứng tâm thần – thực vật được nhìn nhận trong các RL Tâm – Thể.
- Trong bất kỳ một dạng cảm xúc trầm cảm nào, đặc biệt là trầm cảm với các triệu chứng cơ thể, cảm xúc vẫn được coi đầu tiên và là cơ bản.
- Cảm xúc đã hợp nhất được toàn bộ sự đa dạng các biểu hiện chức năng sinh lý cơ quan phủ tạng, tạo ra hình ảnh độc đáo của bệnh. Trong đó, rối loạn TKTV &
cơ thể là hội chứng chủ đạo của bệnh. Trong hội chứng này, các triệu chứng TV – cơ thể - nội tạng thường xuyên lôi cuốn sự chú ý của bệnh nhân đến khám các thầy thuốc khác nhau; được coi là nguyên nhân dẫn đến những chẩn đoán sai lầm & điều trị không đúng.
IV. MỐI LIÊN QUAN TÂM THẦN – CƠ THỂ ,
quan điểm động học lâm sàng
- Tính toàn vẹn, thống nhất tâm thần và cơ thể, tạo nên mối liên quan tâm – sinh học trong mọi hoạt động của cơ thể.
- Mối liên quan thể hiện trên các khía cạnh: ảnh hưởng của tâm thần đến cơ thể, ảnh hưởng của cơ thể đến tâm thần hoặc sự kết hợp cả hai yếu tố đó với nhau.
- Trong mối liên quan tâm – thể, cảm xúc là nhân tố cơ bản, được coi như chức năng sinh lý TK toàn vẹn của hoạt động tổng hợp TK cấp cao VN với các phần dưới vỏ và hệ thống nội tiết - thể dịch.
- Trong mối liên quan tâm – thể, cơ chế chủ yếu là sự tác động qua lại giữa VN – nội tạng, giữa toàn bộ cơ thể với các cơ quan & ngược lại.
• Đặc điểm tiến triển và sự hình thành chu kỳ tâm – thể.
- Các rối loạn chức năng (RLCN) đa dạng, muôn vẻ tái diễn mạn tính là sự phát triển của quá trình cơ thể hóa cảm xúc. Sự tiến triển lâu ngày các RLCN đã trở thành nguồn gốc của chấn thương tâm thần (lo âu, trầm cảm). Trạng thái tâm thần làm trầm trọng thêm các RLCN, hậu quả hình thành chu kỳ tâm – thể đơn hệ thống.
- Càng về sau, trên nền cảm xúc căng thẳng, ở b/n xuất hiện sự mở rộng thêm các phản ứng tâm thần - cơ thể mới trên các cơ quan hệ thống khác (tim mạch, tiêu hoá, thần kinh, thận-tiết niệu, cơ- xương khớp,...) hình thành chu kỳ tâm – thể đa hệ thống, tạo nên bức tranh lâm sàng khá phong phú và đa dạng.
V. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TRẦM CẢM – LO ÂU
• Nguyên tắc điều trị
Đứng trước một bệnh nhân có RL trầm cảm – lo âu, điều cơ bản trước tiên là phải đánh giá mức độ trầm trọng trầm cảm – lo âu, nguy cơ tự sát, kể cả tính đa dạng về mặt lâm sàng, nhằm có thái độ điều trị, theo dõi đúng.
1. Xác định được sớm trạng thái trầm cảm – lo âu .
2. Xác định được rõ ràng cường độ các triệu chứng hiện có của hình thái trầm cảm – lo âu .
V. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TRẦM CẢM – LO ÂU
3. Xác định rõ mức độ trầm cảm – lo âu (nhẹ, vừa, nặng có kèm theo hay không kèm theo triệu chứng loạn thần).
4. Biết chỉ định sớm các thuốc chống trầm cảm – lo âu , cũng như biết phối hợp các thuốc an thần kinh. Biết chọn lựa đúng nhóm thuốc, loại thuốc, liều lượng thích hợp với từng trạng thái bệnh trên từng người bệnh.
V. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TRẦM CẢM – LO ÂU
5. Biết sử dụng liệu pháp tâm lý kết hợp trong những trường hợp trầm cảm – lo âu với các rối loạn cơ thể có nguồn gốc tâm sinh liên quan đến các stress hoặc các chấn thương tâm lý. Thiết lập mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân nhằm nâng đỡ tâm lý, củng cố lòng tin của bệnh nhân loại bỏ những bi quan, sai lạc bệnh yên tâm điều trị.
V. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TRẦM CẢM – LO ÂU
• Các phương pháp điều trị trầm cảm – lo âu
- Liệu pháp hoá dược, liệu pháp tâm lý (nhận thức hành vi).
- Hiện nay, trong thực hành lâm sàng thường sử dụng các liệu pháp hoá dược (chọn lựa thuốc chống trầm cảm – lo âu, kết hợp với thuốc an thần kinh và thuốc giải lo âu, được xem là đầu tay có hữu hiệu nhất đối với trầm cảm loạn thần nặng điều trị nội trú trong bệnh viện. Trong cộng đồng, chủ yếu sử dụng liệu pháp hoá dược.
V. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TRẦM CẢM – LO ÂU
• Điều trị trầm cảm – lo âu trong nội khoa
+ Phối hợp điều trị BSCKTT & BS đa khoa nội chung, nhằm giải quyết các RLTC - LÂ và các rối loạn nổi bật thuộc bệnh lý cơ thể.
+ Kết hợp điều trị sớm có chọn lựa nhóm thuốc, loại thuốc chữa nguyên nhân, chữa triệu chứng bệnh nội khoa (thực thể hoặc chức năng) phối hợp với các thuốc CTC - LÂ hợp lý;
đồng thời, sử dụng liệu pháp tâm lý thích hợp làm nền trên từng bệnh nhân cụ thể.
+ Khi điều trị cần cân nhắc kỹ đặc điểm cấu trúc đặc tính bệnh lý, đặc điểm tiến triển, cường độ triệu chứng RLTC-LÂ trên BN nội khoa, cũng như những nét tính cách người bệnh.
V. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TRẦM CẢM – LO ÂU
• Về phía chuyên khoa tâm thần
Sử dụng các loại thuốc phải chú ý đến: Hiệu quả, sự chi phí, và tác dụng phụ.
+ Thuốc loại mới có độ dung nạp tốt hơn các thuốc loại cổ điển. Tuy nhiên, nếu tác dụng như nhau thì:
* Nếu BN có tài chính tốt thì bắt đầu bằng loại mới
* Nếu dùng loại cổ điển thì chỉ đổi thuốc khi BN có hiện tượng dung nạp kém.
V. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TRẦM CẢM – LO ÂU
• Trầm cảm - lo âu có triệu chứng loạn thần:
- Thuốc chống trầm cảm cũ: Amitriptylin, Imipramin
(Tofranil), loại mới: Remeron (Mirtazapin), Paroxetin, Fluoxetin, Zoloft (Sertralin).
- Thuốc an thần kinh giải ức chế: Dogmatil (Sulpirid) - Thuốc chống loạn thần: Risperdal (Risperidon),
Olanzapin, Seroquel (Quetiapin)
- Sử dụng thuốc chống loạn thần “bắt đầu liều thấp – tăng chậm” là một phương châm hợp lý. Nghĩa là, thuốc bắt đầu liều thấp và nâng dần liều, tăng từng bước nhỏ - tương quan giữa liều với reseptor bị choán chổ và sự đáp ứng điều trị.