XÂY DỰNG TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÂN SỰ

Một phần của tài liệu Bàn luận về các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp (Trang 27 - 33)

PHẦN 3: Mô hình cơ cẩu tố chức tối ưu nhất và những tiêu chí lựa chọn nhân

3. XÂY DỰNG TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÂN SỰ

- Thay mặt công ty, có trách nhiệm trong sự cam kết cũng như trong phát ngôn với các cổ đông, các cơ quan chính phủ, và với công chúng, xã hội,…

- Đề ra những quyết định sáng suốt về doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.

- Có thể thiết lập và triển khai tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp.

- Có khả năng nhìn nhận, xem xét và đánh giá hiệu quả công việc của các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, gồm các giám đốc, phó giám đốc và trưởng bộ phận phát triển chiến lược.

- Nhận diện thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải, nắm bắt những cơ hội từ thị trường.

CE O

Event manager

Event Planer Production

Manager Director

Stage Director

Event assistant

Art Director

Copywriter

Graphic Designer Marketing

Manager Account Excutive Client Service

Accountant

Technician

- Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, đảm bảo những rủi ro ấy được giám sát và giảm thiểu đáng kể.

- Đề xuất mục tiêu chiến lược, và đảm bảo mục tiêu đó phải cụ thể và rõ ràng 2.Quản lí sự kiện

- Yêu cầu bắt buộc phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo, chuyên nghiệp và có góc nhìn bao quát trong cách làm việc

- Có thể bình tĩnh khi xảy ra vấn đề xảy ra, ngoài ra cần phải có tư duy tốt để có thể đưa ra phương hướng giải quyết hiệu quả một cách sớm nhất, trảnh ảnh hưởng đến chương trình sự kiện

- Có khả năng giao tiếp tốt, và thái độ làm việc chuyên nghiệp kèm theo khi làm việc với các khách hàng, đối tác,…

- Tinh thần đóng góp tích cực trong việc xây dựng công ty cũng như xây dụng mối quan hệ với đồng nghiệp.

3.Giám đốc nghệ thuật

- Yêu cầu tiên quyết là phải có tư duy sáng tạo, luôn tích cực học hỏi, đổi mới bản thân trong suy nghĩ, ý tưởng, cũng như cách làm việc, tạo hiệu ứng sáng tạo cho công ty.

- Có khả năng dẫn dắt và tạo nên động lực để kích thích những ý tưởng sáng tạo có thể hình thành của các thành viên trong công ty.

- Quan sát, theo dõi và tham gia đóng góp cho các ý tưởng của các nhóm sản xuất content.

- Là người luôn có thể bắt kịp xu thế trong nước và quốc tế để có các ý tưởng sáng tạo và phù hợp với thời đại.

4.Chuyên viên điều hành tài khoản:

- Thành tạo tiếng Anh, có các chứng chỉ tiếng anh nước ngoài là một lợi thế, ngoài ra cần thông thạo thêm 1 ngôn ngữ thứ 3 để hỗ trợ được đa dạng tệp khách hàng hơn.

- Có khả năng giao tiếp, sự vui vẻ nhiệt tình trong công việc là một trong những yêu cầu căn bản để có thể tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.

- Có kiên thức chuyên môn sâu, để có thể tư vấn cho khách hàng một cách cụ thể hơn về những nội dung và vấn đề của việc tổ chức sự kiện.

5. Giám đốc sản xuất

- Có khả năng xây dựng một quy trình thực hiện sản xuất một cách hoàn thiện - Có thể quan sát được quá trình vận hành chung và giám sát sản xuất

- Có thể quản lý các trang thiết bị, nguyên liệu hàng hóa, ngoài ra cần phải biết sắp xếp, phát triển đội ngũ nhân viên theo từng bộ phận

6. Quản lí truyền thông:

- Tốt nghiệp các trường đại học hoặc cao đẳng liên quan đến báo chí, truyền thông, quan hệ công chúng hoặc một số ngành liên quan.

- Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong nghề truyền thông.

- Trang bị đầy đủ các kiến thức về SEO, Digital Marketing.

- -Sử dụng thành thạo các phần mềm về chỉnh sửa hình ảnh: Adobe ILLustrator, Adobe Photoshop.

- Trang bị đầy đủ những kỹ năng mềm cần thiết.

- Có kiến thức trong các công viên liên quan đến in ấn để có thể hỗ trợ khi xảy ra phát sinh.

7. Nhân viên chăm sóc khác hàng

- Kỹ năng giao tiếp, sự hoạt ngôn. Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của một nhân viên chăm sóc khách hàng, vì họ là người trực tiếp tiếp xúc, trò chuyện cùng khách hàng.

- Giọng nói. Giọng nói cũng là một trong những tiêu chí để đánh một ứng viên cho vị trí chuyên viên chăm sóc khách hàng. Các tiêu chí để đánh giá một giọng nói hay cho vị trí này, bao gồm:

o Không nói ngọng, nói giọng địa phương

o Chất giọng trầm ấm, dày, mượt mà (mang đến sự tin tưởng)

o nói truyền cảm, có âm điệu, có sự lên xuống, nhấn nhá thể hiện cảm xúc đa dạng

o Tốc độ nói vừa phải, không quá nhanh, không quá chậm o Độ lớn giọng nói

o Năng lượng tích cực trong giọng nói o Sự lắng nghe và kiên nhẫn

- Khả năng thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Là người trực tiếp liên hệ với khách hàng của công ty nhằm hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản

phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp, nên khả năng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với khách hàng là một tiêu chí cần có của một nhân viên chăm sóc khách hàng.

- Khả năng kiểm soát cảm xúc. Việc gặp phải những khách hàng khó tính, khó chiều là điều không thể tránh khỏi, chính vì vậy, nên khả năng kiểm soát cảm xúc cũng là một tiêu chí rất quan trọng khi đánh giá ứng viên chăm sóc khách hàng. Một ứng viên sáng giá cho vị tri này phải là người kiểm soát, làm chủ được hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực.

- Khả năng đáp ứng khách hàng trong cuộc gọi đầu tiên. Một nhân viên chăm sóc khách hàng giỏi sẽ có khả năng xử lý các vấn đề của khách hàng nhanh chóng, chuẩn xác ngay từ những trao đổi ở cuộc gọi đầu tiên. Thông qua dữ liệu khách hàng cung cấp, giọng điệu, thái độ của khách nhân viên sẽ tổng hợp lại vấn đề và xử lý gọn gàng. Tiêu chí này thường được đánh giá dành cho phương thức giao tiếp bằng điện thoại.

8. Lên kế hoạch tổ chức

- Yêu cầu trước tiên là đã tốt nghiệp từ cấp bậc Cao đẳng trở lên về các chuyên ngành Báo chí, Truyền thông, Marketing, Mỹ thuật,... hoặc các nhóm ngành liên quan khác.

- Đã từng tham gia nhiều hoạt động trong những năm học đại học và có các chứng chỉ tham gia cũng là một ưu thế để công ty cân nhắc vào làm việc.

- Ngoài ra, ứng viên cần phải có khả năng kiểm soát nhiều việc trong cùng lúc một cách trơn tru, bởi đây là vị trí sẽ làm việc với các bên thứ 3 trong việc tổ chức sự kiện, ngoài ra còn sẽ làm việc với các bộ phận khác trong công ty trước khi thực hiện các quyết định liên kết với bên thứ 3

- Có được mối quan hệ với nhiều bên thứ 3 từ trước là một lợi thế rất lớn, điều này giúp công ty có thêm sự lựa chọn giữa các bên để có thể tối ưu chi phí.

- Có khả năng quan sát vả biết được điều gì là phù hợp cho chương trình của khách hàng từ đó giúp công ty trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng.

9. Đạo diễn

- Đạo diễn cần có kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng để có thể thực hiện một cách gọn gàng

- Ngoài ra ứng viên cần phải có kỹ năng lập kế hoạch sự kiện, quản lý khủng hoảng, nắm rõ quy trình về F&B, kỹ năng giám sát và thiết kế, sáng tạo cho sự kiện. Bởi đạo diễn sẽ là người quan sát và thực hiện tất cả các phân đoạn trong một sự kiện.

- Mối quan hệ với giới truyền thông hay kỹ năng quản lý ngân sách, kiến thức về marketing, am hiểu về thủ tục giấy tờ và quan trọng nhất là kỹ năng quản lý nhân sự.

- Các yêu cầu khác tương tự ở Event planner và Event manager là điều đạo diễn cũng cần phải có.

10. Thiết kế đồ họa

- Kỹ năng giao tiếp tốt là một trong những yêu cầu đầu tiên bởi ở khâu này, các designer sẽ phải thường xuyên giao tiếp với khách hàng, lắng nghe yêu cầu của họ, trao đổi và đề xuất giải pháp phù hợp nhất.

- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả cũng là một trong những yêu cầu cần phảu có vì Designer thường sẽ phải làm nhiều việc cùng lúc và phải thường xuyên trao đổi, bàn bạc với khách hàng để chỉnh sửa bản thiết kế sao cho tới khi đạt yêu cầu. Do vậy, nếu không có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả thì sẽ không thể hoàn thành công việc đúng deadline. Kỹ năng này cũng đặc biệt quan trọng với những nhân viên thiết kế đồ họa làm tại nhà.

- Kỹ năng làm việc nhóm cũng là một yêu cầu thiết yếu khác. Người thiết kế đồ họa phải có khả năng hợp tác, trao đổi và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp để cùng nhau đưa ra những giải pháp tốt nhất cho khách hàng.

- Kỹ năng chuyên môn: Kỹ năng chuyên môn đối với những người tìm việc thiết kế đồ họa nói chung bao gồm thành thạo các phần mềm công cụ hỗ trợ, hiểu về nguyên tắc phối màu, phối ảnh và chữ,..

11. Người viết quảng cáo

- Có kinh nghiệm ít nhất 1 năm trong mảng Content

- Biết cơ bản về chỉnh sửa ảnh, video phục vụ cho bài viết. Bởi hình ảnh và video là một trong những yếu tố quan trọng gây thu hút đối với khách hàng.

- Sáng tạo, định hướng nội dung, ý tưởng tốt cho từng chủ đề, lĩnh vực khác nhau.

- Kỹ năng tìm kiếm thông tin tốt. Việc nắm bắt được thông tin tốt là một trong những ưu thế lớn đối với ứng viên

- Chăm chỉ, kiên trì, cẩn thận, trung thực.

- Có khả năng làm việc nhóm, làm việc với từng cá nhân tốt.

12. Đạo diễn sân khấu

- Yêu cầu trước tiên của đạo diễn sân khấu là có khả năng tư duy và đưa ra phương án sắp xếp bối cục sân khấu một cách hợp lý.

- Ngoài ra cũng cần có thể nắm được kịch bản để có thể sắp xếp agenda để có thể giúp chương trình trở nên trơn tru hơn

- Làm việc với nhà sản xuất, quay phim, phục trang … để giải quyết các vấn đề liên quan đến tác phẩm như kinh phí ...

- Tuyển diễn viên để lựa chọn người phù hợp

- Và yêu cầu quan trọng nhất cho vị trí này là có khả năng chỉ đạo. Đây là khâu quan trọng nhất. Đạo diễn sẽ chỉ đạo dàn dựng, diễn xuất từng cảnh quay sao cho đạt được ý đồ nghệ thuật cao nhất. Mọi bộ phận đều phải tuân theo sự chỉ đạo của đạo diễn.

13. Nhân viên kế toán:

Ngoài những yêu cầu về trình độ học vấn, bằng cấp thì các nhân viên kế toán hiện nay cũng cần có các kỹ năng chuyên môn cần thiết như sau:

- Có khả năng quản lý, tổ chức, sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học khối lượng công việc sẽ rất lớn và phức tạp

- Kế toán là một trong số những công việc yêu cầu cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng như phẩm chất trung thực cao vì công việc của một kế toán là sẽ thường xuyên làm việc với các con số, dữ liệu liên quan đến tài chính. Do đó, chỉ cần thiếu cẩn trọng và sai sót nhỏ cũng sẽ có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

- Bên cạnh đó, khả năng chịu được áp lực công việc lớn sẽ là một ưu thế đối với ứng viên bởi sẽ có rất nhiều vấn đề liên quan đến tài chính, ngân sách doanh nghiệp cần xử lý, khối lượng công việc nhiều, phải đối mặt thường xuyên với sổ sách, giấy tờ,... sẽ khiến kế toán viên dễ áp lực và stress.

14. Trợ lí sự kiện

Một phần của tài liệu Bàn luận về các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w