Một số hạn chế

Một phần của tài liệu Quá trình lãnh đạo kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 100 - 106)

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1.2. Một số hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch và thực trạng phát triển của kinh tế du lịch Ninh Bình trong những năm qua còn nhiều vấn đề tồn tại rất đáng quan tâm như:

Một là, trong lãnh đạo thực hiê ̣n các mục tiêu kinh tế du lịch , Đảng bộ

tỉnh Ninh Bình đã có định hướng , mục tiêu song chưa có các biện pháp cụ thể và có tính đồng bộ giữa các khâu của hoạt động kinh doanh du li ̣ch .

Về mă ̣t chủ trương , trong các Nghi ̣ quyết của Tỉnh ủy, đều nêu lên các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên trên thực tế, các giải pháp này không được triển khai một cách đồng bộ nên tính hiệu quả không cao . Khâu di ̣ch vu ̣ du li ̣ch vẫn là khâu yếu nhất trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh du li ̣ch ở Ninh Bình, nhất là di ̣ch vu ̣ lưu trú . Vì vậy, khách du lịch phần lớn đều đến

và đi trong ngày. Còn các hãng lữ hành lớn đều chọn Hà Nội để đưa khách du lịch cao cấp đến vì Ninh Bình chỉ cách Hà Nội chưa đầy 100 km đường bô ̣.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hầu hết còn có quy mô nhỏ, công tác lữ hành còn yếu. Sự phối kết hợp giữa các đơn vị, các ngành, các cấp trong việc khai thác tài nguyên du lịch còn chồng chéo, đan xen. Giữa các khu , điểm du li ̣ch lớn , đang có đô ̣ “hút” du khách còn phát triển “cục bộ”, chưa có mối liên hê ̣ chă ̣t chẽ để ta ̣o ra mô ̣t mạng lưới du lịch Ninh Bình có tính chỉnh thể , do vậy hiệu quả kinh doanh thấp, chưa tạo được sự đột phá, vững chắc theo tinh thần CNH, HĐH.

Hai là, công tá c quy hoạch phát triển du lịch chưa hoàn chỉnh, quản lý hoạt động du lịch còn nhiều bất cập.

Ninh Bình được xem là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về công tác quy hoạch, phát triển du lịch. Ngay từ năm 1995, Ninh Bình đã thực hiện được quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2010. Năm 2007, tiến hành quy hoạch lại du lịch Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015. Bên cạnh đó, Ninh Bình cũng đã tham gia thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở những quy hoạch này, quy hoạch chi tiết cho một số trọng điểm du lịch của Ninh Bình như Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Cúc Phương, và gần đây là Tràng An, Vân Long… đã sớm được triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, việc quản lý thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch còn nhiều bất cập, chưa được như mong muốn. Hạn chế này của du lịch Ninh Bình thể hiện ở việc “bê tông hóa” nhiều hạng mục công trình của khu du lịch quốc gia Tam Cốc - Bích Động, một trọng điểm du lịch của Ninh Bình với thế mạnh về du lịch sinh thái, nơi cảnh quan và môi trường được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tình trạng hạn chế trong thực hiện quy hoạch còn thể hiện trong việc hình thành một cách thiếu cân nhắc về vị trí, về quy mô và công năng sử dụng của hệ thống cơ sở lưu trú trong không gian khu

du lịch Vân Long, một khu du lịch sinh thái được đánh giá là có triển vọng nhất không chỉ đối với du lịch Ninh Bình mà còn đối với trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận cũng như du lịch Bắc Bộ.

Công tác quản lý nhà nước tại các khu, điểm du lịch còn nhiều bất cập như: vẫn để tình trạng phát triển tự phát, lộn xộn, thiếu tính quy hoạch của các loại hình dịch vụ tồn tại ở các điểm du lịch; tình trạng mất trật tự an toàn giao thông; bán hàng tăng, ép giá. Hàng hóa bày bán như bánh, kẹo… để lâu, nhiều loại không có hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… Ở các khu du lịch như khu núi chùa Bái Đính, khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư còn xuất hiện thêm dịch vụ chở khách bằng xe máy, gây không ít lộn xộn, mất mỹ quan. Những hiện tượng níu kéo khách mua hương, đổi tiền, chụp ảnh… vẫn thường xuyên xảy ra.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng hàng quán bày bán hàng lưu niệm, các quán “cóc” giải khát… tràn lan trên đường dẫn vào các khu, điểm hay trong khuôn viên, sân bãi của các khu, điểm du kịch là do các địa phương chưa có quy hoạch, dành diện tích đất nhất định, cũng như các quy định cụ thể cho các loại hình dịch vụ này. ở Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, hiện các hàng quán bày bán rất nhiều từ ngay cổng Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Lê Đại Hành đến cống Chẹm, lan ra sân lễ hội. Những tồn tại này đã làm xấu đi hình ảnh của du lịch Ninh Bình trong con mắt khách du lịch trong và ngoài nước.

Ba là, cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên và hệ thống các dịch vụ về ngân hàng, vui chơi giải trí còn thiếu và chất lượng còn chưa cao, chưa tạo hấp dẫn cho khách du lịch.

Từ lâu, ”giữ chân khách” vẫn luôn là bài toán khó được đặt ra cho du lịch Ninh Bình. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, năm 2010, toàn tỉnh đã có 126 cơ sở lưu trú với 2.377 phòng nghỉ tương đương 4.227 giường. Trong đó có 22 cơ sở lưu trú được công nhận đạt loại hạng từ 1 đến 2 sao, chiếm 17,46% tổng số cơ sở lưu trú hiện có. Như

vậy, có thể thấy sự mất cân đối trong phát triển hệ thống khách sạn đứng từ góc độ về đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho phát triển du lịch đối với một địa phương coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn như Ninh Bình. Nếu so sánh số lượng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đặc biệt là hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng và các dịch vụ về vui chơi, giải trí của du lịch Ninh Bình với Hà Nội và Hà Tây thì có thể thấy rõ sự “tụt hậu” của Ninh Bình, mặc dù sự tăng trưởng của các chỉ tiêu trên có khá hơn.

Ở Ninh Bình, các vũ trường, sàn nhảy, các khu vui chơi giải trí tổng hợp khác mang tính chất quần chúng cũng hầu như chưa có. Các cơ sở dịch vụ du lịch như xông hơi - xoa bóp… gần đây tuy có phát triển ở một số nơi, nhưng chất lượng còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là một “điểm yếu” của du lịch Ninh Bình đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức hấp dẫn và hiệu quả kinh doanh của du lịch Ninh Bình trong thời gian qua.

Hiện nay, du lịch Ninh Bình đang phải đối mặt với một thực tế là do thực hiện quy hoạch và đặc biệt là quản lý quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập nên Ninh Bình hiện đang gặp khó khăn về mặt bằng trong xây dựng, phát triển hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nói chung và hệ thống các khu du lịch, khách sạn tiêu chuẩn 3 sao trở lên, các khu vui chơi, giải trí tầm cỡ nói riêng. Tình trạng này càng trở nên khó khăn đối với khu vực nội đô thành phố, thị xã tại một số trọng điểm du lịch như Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Vân Long. Đây không chỉ đơn thuần là một “điểm yếu” mà còn là thách thức đối với du lịch Ninh Bình trong quá trình phát triển tới đây với vai trò là một “trung tâm bổ trợ” quan trọng của trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận.

Bốn là, có sự chồng chéo về sản phẩm giữa khu, điểm du lịch; các dịch vụ du lịch chưa có sự độc đáo, ấn tượng; hoạt động marketing xúc tiến, quảng bá du lịch so với yêu cầu phát triển còn nhiều hạn chế.

Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc

tiến, quảng bá du lịch đến các thị trường du lịch trọng điểm là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của kinh doanh du lịch. Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc đầu tư cho xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều bất cập.

Việc đầu tư để xây dựng một số sản phẩm đặc trưng của du lịch Ninh Bình được xác định trong các quy hoạch tổng thể như du lịch làng quê, du lịch sinh thái với việc khai thác các giá trị của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới ở Cúc Phương, hệ sinh thái đất ngập nước Vân Long với việc quan sát Voọc quần đùi trắng; du lịch làng nghề, tham quan nhà thờ đá Phát Diệm ở Cúc Phương… vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng.

Ngoài ra, ở các khu, điểm du lịch trọng điểm chưa tạo ra được các dịch vụ du lịch độc đáo, ấn tượng có sức hấp dẫn khách du lịch. Như với lợi thế về địa hình nhiều núi, sông, hang động phong phú nhưng du lịch sinh thái, hang động mới chỉ đơn điệu 1 loại hình vận tải phục vụ du khách bằng thuyền nan ở các khu, điểm như Tam Cốc - Bích Động, Tràng An; bằng thuyền máy ở Kênh Gà, Vân Trình. Vừa qua, tại các khu, điểm như Vân Long, Tam Cốc - Bích Động xuất hiện thêm loại hình vận chuyển khách mới bằng xe bò. Nhưng loại hình này mới chỉ thu hút được số du khách nước ngoài, không có sức hút với khách nội địa.

Bên cạnh đó, hoạt động marketing xúc tiến, quảng bá du lịch của Ninh Bình đến nay vẫn chưa có được một chiến lược cụ thể. Các hoạt động trong thời gian qua chỉ mang tính “tình thế” và dựa vào nguồn ngân sách vốn rất hạn hẹp của địa phương cũng như từ sự hỗ trợ của Chương trình hành động quốc gia về du lịch.

Năm là, đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý, hướng dẫn viên và phục vụ kinh doanh du lịch còn quá nhỏ bé, lại chưa được đào tạo có hệ thống và cơ bản nên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn yếu.

Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở dịch vụ, đặc biệt là cơ sở lưu trú của khối doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này đã có những đóng góp tích cực vào việc cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Ninh Bình, tuy nhiên cũng đã tạo thêm “gánh nặng” cho du lịch Ninh Bình về một đội ngũ lao động có chất lượng còn thấp. Phần lớn các chủ doanh nghiệp du lịch và các nhân viên phục vụ tại các cơ sở này chưa qua đào tạo cơ bản về quản lý và nghiệp vụ du lịch. Điều này thể hiện rất rõ ở chất lượng dịch vụ trong nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu, điểm tham quan du lịch của Ninh Bình, thậm chí ở những điểm du lịch nổi tiếng như Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Vân Long…

Sáu là, tính liên kết của Ninh Bình với các địa phương phụ cận, đặc biệt với Hà Nội trong hoạt động du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Hoạt động du lịch là hoạt động không có ranh giới hành chính, vì vậy, sự liên kết giữa các địa phương, đặc biệt là các địa phương phụ cận, trong phát triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Sự liên kết này cho phép khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch trên những lãnh thổ hành chính khác nhau, phát triển những sản phẩm du lịch có khả năng bổ sung cho nhau tạo nên các tour du lịch liên vùng hấp dẫn, tạo được hình ảnh du lịch chung cho một khu vực trong khi giảm được chi phí xúc tiến, tuyên truyền, quảng cáo… Tính liên kết này trong hoạt động phát triển du lịch càng trở nên quan trọng trong xu thế hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.

Với vai trò là một trọng điểm quan trọng trong trung tâm du lịch của vùng du lịch Hà Nội và phụ cận, việc liên kết giữa du lịch Ninh Bình với du lịch các địa phương trong vùng, đặc biệt với du lịch Hà Nội là rất quan trọng. Sự liên kết này không chỉ góp phần thúc đẩy du lịch Ninh Bình phát triển mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch các địa phương trong vùng, làm tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của các sản phẩm du lịch mang tính vùng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, du lịch Ninh Bình chưa chủ

Một phần của tài liệu Quá trình lãnh đạo kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)