KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN LƯƠNG

Một phần của tài liệu Kế toán công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần viễn thông fpt chi nhánh kon tum (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT CN KON TUM

2.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN LƯƠNG

2.2.1 Khái niệm tiền lương

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động). Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ.

Ở Việt Nam trước đây trong nền kinh tế bao cấp, tiền lương được hiểu là một phần thu nhập quốc dân, được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, tiền lương được hiểu theo đúng nghĩa của nó trong nền kinh tế đó. Nhà nước định hướng cơ bản cho chính sách lương mới bằng một hệ thống áp dụng cho mỗi người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế quốc dân và Nhà nước công nhân sự hoạt động của thị trường sức lao động.

Quan niệm hiện nay của Nhà nước về tiền lương như sau:"Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sản xuất lao động, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật cung - cầu".

Trong cơ chế mới, cũng như toàn bộ các loại giá cả khác trên thị trường, tiền lương và tiền công của người lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh do thị trường quyết định.

Tuy nhiên sự quản lý vĩ mô của Nhà nước về tiền lương đối với khu vực sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải bảo đảm cho người lao động có thu nhập tối thiểu bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành để người lao động có thể ăn ở, sinh hoạt và học tập ở mức cần thiết.

Còn những người lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định theo chức danh và tiêu chuẩn, trình độ nghiệp vụ cho từng đơn vị công tác. Nguồn chi trả lấy từ ngân sách Nhà nước.

2.2.2 Khái niệm về các khoản trích theo lương

Cùng với việc chi trả tiền lương, người sử dụng lao động còn phải trích một số tiền nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của tiền lương để hình thành các quỹ theo chế độ quy định nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động. Đó là các khoản trích theo lương, được thực hiện theo chế độ tiền lương ở nước ta, bao gồm:

17

Quỹ bảo hiểm xã hội( BHXH) nhà nước quy định doanh nghiệp phải trích lập bằng 22% mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động, trong đó 16% trích vào chi phí kinh doanh của đơn vị, 6% người lao động phải nộp từ thu nhập của mình.

Quỹ BHXH dùng chi: BHXH thay lương trong thời gian người lao động đau ốm, nghỉ chế độ thai sản, tai nạn lao động không thể làm việc tại doanh nghiệp, chi trợ cấp hưu trí cho người lao động về nghỉ hưu trợ cấp tiền tuất, trợ cấp bồi dưỡng cho người lao động khi ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp.

Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Tỷ lệ trích nộp là 4,5% trên tổng tiền lương cơ bản, trong đó 3% tính vào chi phí SXKD, còn 1,5% khấu trừ vào lương của người lao động.

Kinh phí công đoàn: dùng để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn. Tỷ lệ trích nộp là 2% trên tổng tiền lương thực tế, được tính toàn bộ vào chi phí SXKD.

Các quỹ trên doanh nghiệp phải trích lập và thu nộp đầy đủ hàng quý. Một phần các khoản chi thuộc quỹ bảo hiểm xã hội doanh nghiệp được cơ quan quản lý uỷ quyền cho hộ trên cơ sở chứng từ gốc hợp lý nhưng phải thanh toán quyết toán khi nộp các quỹ đó hàng quý cho các cơ quan quản lý chung các khoản chi phí trên chỉ hỗ trợ ở mức tối thiểu nhằm giúp đỡ người lao động trong trường hợp ốm đau , tai nạn lao động.

2.2.3 Bản chất kinh tế của tiền lương

Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, do đó tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. Mặt khác trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ, tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất, kinh doanh cấu thành nên giá thành của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Ngoài ra tiền lương còn là đòn bảy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.

2.2.4 Đặc điểm của tiền lương

- Tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn ứng trước và đây là một khoản chi phí trong giá thành sản phẩm.

- Trong quá trình lao động sức lao động của con người bị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì và nâng cao khả năng làm việc của con người thì cần phải tái sản xuất sức lao động. Do đó tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng tái tạo sức lao động trên cơ sở bù lại sức lao động đã hao phí, bù lại thông qua sự thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng của người lao động.

- Đối với các nhà quản lý thì tiền lương là một trong những công cụ để quản lý doanh nghiệp. Thông qua việc trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao. Như vậy

18

người sử dụng sức lao động quản lý một cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng.

+ Lương là mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. Lương chính được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiều vùng và được ghi cụ thể trong Hợp đồng lao động.

 Lương tháng (đối với lao động dài hạn): được tính dựa trên mức tiền lương được hưởng của mỗi người phụ thuộc số ngày làm việc thực tế trong tháng và phụ cấp theo quy định của công ty. Số ngày làm việc quy định trong tháng của bộ phận nhân viên trong công ty là 26 ngày. Do đó, công thức tính lương ngày công sẽ là:

Mức Lương tháng = X số ngày làm việc thực tế Ví dụ 1: Minh họa cách tính lương

Tiền lương tháng 3/2020 của nhân viên Nguyễn Văn Hồng (nhóm trưởng kinh doanh) được tính như sau:

Tháng 3/2020 nhân viên này làm 26 ngày, lương cơ bản là 6.000.000, tổng các khoản phụ cấp là 2.00.000đ.

Lương tháng = x 26 = 8.000.000 (đồng)

 Lương theo thời gian (đối với lao động ngắn hạn): là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc. Trong doanh nghiệp hình thức tiền lương theo thời gian được áp dụng trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghề nghiệp, nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn của người lao động.

Hình thức tiền lương theo thời gian có mặt hạn chế là mang tính bình quân, nhiều khi không phù hợp với kết quả lao động thực tế của người lao động.

Các chế độ tiền lương theo thời gian:

– Đó là lương theo thời gian đơn giản – Lương theo thời gian có thưởng

– Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản: Đó là tiền lương nhận được của mỗi người tuỳ theo mức lương cấp bậc cao hay thấp, và thời gian làm việc của họ nhiều hay ít quyết định.

Lương theo thời gian = Đơn giá mỗi giờ làm việc x số giờ làm việc Ví dụ 2: Minh họa cách tính lương

Tiền lương theo giờ ngày tháng 3/2020 của nhân viên Nguyễn Văn Hồng (nhóm trưởng kinh doanh) được tính như sau:

Lương +phụ cấp (nếu có) 26 ngày

6.000.000 + 2.000.000 26

19

Tháng 3/2020 nhân viên này làm 26 ngày, lương mỗi giờ là 28.000 đồng/giờ, mỗi ngày làm 8 giờ.

Lương theo thời gian = 28.000 x 8 x 26 = 5.824.000 (đồng)

 Lương phụ cấp

Phụ cấp theo lương = Phụ cấp xăng xe + phụ cấp điện thoại

+ Phụ cấp tiền điện thoại, xăng xe sẽ áp dụng cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.

+ Nhân viên trong công ty thì sẽ được công ty phụ cấp các chi phí xăng xe và điện thoại.

Bảng 2.2: Phụ cấp nhân viên

Chức vụ Mức phụ cấp

PC xăng xe PC điện thoại PC trách nhiệm

Giám đốc 250.000 350.000 2.000.000

Phó giám đốc

200.000 300.000

1.700.000 Kế toán trưởng

1.500.000 KT tổng hợp

KT bộ phận 1.000.000

Nhóm trưởng 1.500.000

Nhân viên

 Các khoản trích theo lương:

Mức trích các khoản trích theo lương:

Theo Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam quy định tỷ lệ trích BH theo lương như sau:

Bảng 2.3. Bảng quy định cách tính các khoản trích theo lương

Tỷ lệ trích nộp Doanh nghiệp Người lao động

BHXH 17,5% 8%

BHYT 3% 1.5%

BHTN 1% 1%

Tổng 21,5% 10.5%

KPCĐ 2%

- Theo quy định đối với cán bộ công nhân viên trong công ty khi nghỉ ốm, tai nạn lao động có giấy xác nhận của bộ phận thì được hưởng 75% lương trên lương cơ bản.

- Đối với công nhân viên nữ khi nghỉ sinh được hưởng 100% mức lương BHXH trước khi nghỉ. Sản phụ được nghỉ trong vòng 6 tháng và toàn bộ số tiền này được cơ quan BHXH chi trả cho các chứng từ hợp lệ của bệnh viện hoặc công ty.

20

Lương tính bảo hiểm = Lương chính + phụ cấp trách nhiệm

Ví dụ 3: Thông tin về tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho ông Hoàng Việt Anh (GĐ) trong tháng 03 năm 2020:

- Lương chính: 8.500.000 đồng - Trách nhiệm:1.500.000 đồng - Khoản phụ cấp: 500.000 đồng

Lương đóng bảo hiểm = 8.500.000 + 1.500.000 = 10.000.000 (đồng) Trích vào Chi phí của DN:

 BHXH: 10.000.000 x 17,5% = 1.750.000 (đồng)

 BHYT: 10.000.000 x 3% = 300.000 (đồng)

 BHTN: 10.000.000 x 1% = 100.000 (đồng)

 KPCĐ: 10.000.000 x 2% = 200.000 (đồng) Trích vào lương của NLĐ

 BHXH: 10.000.000 x 8% = 800.000 (đồng)

 BHYT: 10.000.000 x 1,5% = 150.000 (đồng)

 BHTN: 10.000.000 x 1% = 100.000 (đồng)

Thời gian và phương thức nộp các khoản trích theo lương - Các khoản trích nộp và khấu trừ được tính trên lương cơ bản.

- Thủ quỹ căn cứ vào bảng khấu trừ và trích các khoản phải nộp viết ủy nhiệm chi để ngân hàng Agribank nộp lên cơ quan bảo hiểm.

- Phương thức nộp các khoản trích theo lương: nộp bằng tiền gửi ngân hàng.

Một phần của tài liệu Kế toán công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần viễn thông fpt chi nhánh kon tum (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)