Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬNÁN
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan và những vấn đềluận án tập trungnghiêncứu
1.3.1.Kết quả của các công trình đã tổng quan đối với đề tài luậnán
* Về tưliệu
Cáccôngtrình nghiêncứuliên quantớinộidungHộiVNCMTN– Tổ chứctiền thâncủaĐCSVNởViệtNam vàtrênthế giới đa dạng về thểloại,gồm: cácsách,báo,tạp chí,đề tàinghiêncứu khoa học các cấp, luận ántiến sĩ…đã thểhiệnrõ sựquan tâm, lãnhđạo của Đảng, Nhà nước, cácnhàkhoa họctrongvàngoàinước vềHộiVNCMTN–Tổchứctiền thâncủaĐCSVN. Các công trình tiến hành khảocứu đãcungcấpnhiều tài liệu,tư liệu, sốliệu thốngkê, sơ đồ tổ chức về các tổ chứcchínhtrị nóichungvà HộiVNCMTNnóiriêng.Từ đó,giúp nghiêncứusinh cóđượcnguồnsửliệuphongphúđểtham khảo,kếthừa trongquátrìnhthực hiệnđềtài luậnáncủamình.
* Về cách tiếp cận và phương pháp nghiêncứu
Các công trình nghiên cứuvềHộiVNCMTNđãđược tiếp cận dưới nhiềugócđộkhác nhaunhưchínhtrịhọc, báo chí học, quanhệquốc tế,triết học,sử họcvàlịchsửĐCSVN. Các phương phápnghiêncứunhư:phântích,tổnghợp, sosánh,logic,lịchsửvàthốngkê đãđượcsửdụngđểphântích,luận giải vấnđềHộiVNCMTN. Nhữngcách tiếpcậnvàphương pháp nghiên cứu trên, giúpnghiêncứu sinhcóthêmlựachọncách tiếpcậnvàphương pháp nghiên cứumộtcáchkhoahọcvàđúngchuyênngànhvềHộiVNCMTN–
TổchứctiềnthâncủaĐCSVNởViệtNam.
* Về nội dung nghiêncứu
Từ nội dung các nghiên cứu, nghiên cứu sinh kế thừa một số điểm cơ bản:
Thứnhất, những tácphẩmvềlịchsửthếgiớicận, hiệnđạicung cấp nguồntưliệu hữu íchđểnhìn Việt Nam trongbứctranh chung, nhìnsựvận động củaViệt Nam trongsựvậnđộngchungcủa các quốcgia trong khuvựcvàthế giới. Những ảnh hưởngvàtác động của các nhântố quốc tếđếncáchmạngViệt Nam (trướchết làNhật Bản, cách mạng Trung Quốc, cách mạngNgavàQTCS…).Các mốiliên minhchiếnđấucủanhân dân Việt Namvớicác dântộcbịáp bứctrên thế giới trong cuộc đấu tranh chốngchủ
nghĩa thực dân, giànhđộclập(ởLào,Campuchia, Madagascar…)Những kinhnghiệmtrong quanhệquốctếđốivớiViệt Nam thờikỳhộinhậpquốctế.
Thứ hai,các công trình đã trình bày được bối cảnh lịch sử Việt Nam từ khi còn là đất nước phong kiến độc lập đến lúc trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Một xã hội thuộc địa – phong kiến được hình thành với sự xuất hiện của nhiều giai tầng mới cùng những mâu thuẫn xã hội mới cũng nảy sinh. Đồng thời, nhiều công trình đã chỉ ra sự xâm lược và thôn tính Việt Nam của thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó cósựlạc hậu, yếu kém của nền chính trị phong kiến nhà Nguyễn. Sự lạc hậu, yếu kém đó đã làm cản trở việc tạo ra những tiền đề cho một phong trào canh tân đất nước - lối thoát hữu hiệu khỏi sự thôn tính của phương Tây.
Đặc biệt, các nhà khoa học đã bước đầu chỉ ra bước chuyển trong hệ tư tưởng của dân tộc Việt Nam từ phạm trù yêu nước phong kiến sang phạm trù dân chủ tư sản đến phạm trù cách mạng vôsản.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã phản ánh tương đối đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đồng thời khảo cứu sâu tiểu sử Hồ Chí Minh trên những lĩnh vực chủ yếu: Các mối quan hệ từ gia đình, quê hương, nhà trường, xã hội, dân tộc, thời đại; từ bạn bè, đồng chí, đến kẻ thù; các hoạt động đấu tranh từ trong nước, ra nước ngoài, từ đời sống chung của nhân loại đến đời sống riêng của dân tộc; các lĩnh vực đời sống tinh thần, như tư tưởng, lý luận, đạo đức, phong cách, lối sống... Đáng chú ý, các nhà khoa học đã hệ thống hóa được bước chuyển trong sự phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin trên hành trìnhtìmđường cứunước.
Thứ tư, các tác giả đã nghiên cứu quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị điều kiện và thành lập ĐCSVN. Có những công trình đã đề cập tới vai trò chủ động, quyết đoán, độc lập và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc lập nên ĐCSVN. Trên cơ sở đó, một số nhà nghiên cứu đã mạnh dạn đưa ra nhận định Hồ Chí Minh là yếu tố không thể thiếu đối với sự ra đời của ĐCSVN.
Thứ năm, các công trình nghiên cứu đã phác thảo được những nét cơ bản của quá trình hình thành,sựra đời, các hoạt động của Hội VNCMTN trên các phương diện chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ. Từ đó, các nhà nghiên cứu bước đầu chỉ ra vị trí, vai trò của Hội VNCMTN trong tiến trình phát triển lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử ĐCSVN nóiriêng.
Cuối cùng, các công trình đã cung cấp nhiều tư liệu mới, cả trong nước và nước ngoài. Không chỉ về quê hương, gia tộc, mà còn về vị trí, vai trò của các nhân vật lịch sử trong tiến trình cách mạng Việt Nam; Các bài báo và tác phẩm do Chủ tịch HồC h í
Minh viết; Những ký ức của các nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia phong trào cách mạng. Ngoài ra, hệ thống các cơ quan nghiên cứu lịch sử đảng các địa phương cũng cung cấp nhiều thông tin, chi tiết lịch sử giátrị.
1.3.2.Những vấn đề luận án tập trung nghiêncứu
Có thể nói, những công trình được công bố đều rất công phu và có sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc. Đây là nguồn tài liệu quý giá với nhiều cấp độ và cách tiếp cận, thể hiện sự đa dạng, phong phú trong nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Trên cơ sở những nội dung từ các công trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa, vận dụng vào quá trình hoàn thiện luận án.
Tuy nhiên, đến nay chưa có luận án chuyên ngành lịch sử ĐCSVN nào nghiên cứu toàn diện, có hệ thống trên các phương diện: chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và vai trò của Hội VNCMTN. Hơn nữa, cũng chưa có công trình nào làm rõ một cách có hệ thống vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời, phát triển và chuyển hoá của Hội VNCMTN. Đặc biệt, chưa có công trình nàođềcập chuyên sâu tới vấn đề quá trình vận động của Hội VNCMTN trên hành trình thực hiện sứ mệnh lịch sử là tổ chức tiền thân của ĐCSVN chính là quá trình những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam được hình thành và kiểm nghiệm trên thực tiễn. Chính kết quả từ hành trình đó của Hội VNCMTN là minh chứng thuyết phục nhất cho sự phù hợp, đúng đắn, sáng tạo về vấn đề cách mạng GPDT ở một nước thuộc địa – phong kiến như Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc. Qua đó, góp phần làm sáng tỏ đóng góp của Nguyễn Ái Quốc vào kho tàng lý luận cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nóiriêng.
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, đồng thời với mong muốn luận án có thể là nguồn tư liệu tham khảo cho cán bộ, giảng viên, học viên và các nhà khoa học trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử dân tộc, lịch sử ĐCSVN, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số môn học lý luận chính trị khác, nghiên cứu sinh tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bảnsau:
Thứ nhất, trên cơ sở làm rõ chuyển biến bối cảnh lịch sử thế giới về chính trị, tư tưởng, tổ chức cách mạng cũng như những chuyển biến về chính trị - xã hội ở Việt Nam thời điểm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, luận án chỉ ra những tác động của bối cảnh lịch sử đến sự ra đời của HộiVNCMTN.
Thứhai, luậnántiếnhành hệthống các hoạt động của NguyễnÁiQuốc trongquátrình thànhlậpHộiVNCMTNvàchỉđạo Hội hoạt động, phát triển đến khiHộichuyểnhoáthành ĐCSVN nhằm làmrõquátrình hình thành, kiểm nghiệmnộidungcơ bản tưtưởngHồChí Minhvềcáchmạng Việt Nam trên thựctế.
Thứ ba, trình bày quá trình ra đời, hoạt động cũng như sự phát triển của Hội VNCMTN. Từ đó, làm rõ logic vận động của Hội trong tiến trình Hội thực hiện sứ mệnh lịch sử là tổ chức tiền thân của ĐCSVN. Đồng thời, góp phần khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội VNCMTN trong hành trình Hội thực hiện sứ mệnh lịch sử đó.
Thứ tư, luận án nêu lên một số nhận xét từ quá trình Hội thực hiện sứmệnhlịch sử là tổ chức tiền thân của ĐCSVN. Qua đó, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử từ trong quá trình thành lập và hoạt động của HộiVNCMTN.
Tiểu kết chương 1
Liênquan đếnđềtài “HộiViệt Nam cáchmạngThanh niên–Tổchức tiền thâncủaĐảngCộngsảnViệtNam”có rấtnhiềucôngtrình nghiên cứucủa các tácgiả trongvàngoàinước.Quakhảo cứu các công trình nghiên cứu, nghiêncứusinh nhận thứcrõ:
bốicảnh lịchsử thếgiới cũngnhưnhững chuyển biến chính trị- xãhộiởViệt Nam cuối thếkỉXIXđầuthếkỉ XX vàtácđộng củanóđến phong trào cách mạng của dân tộc;HồChí Minhvàquátrình Người chuẩnbịthành lập ĐCSVN;VềHộiVNCMTNvàvai trò“tiềnthân”
củaHội đối với sựrađời củaĐCSVN.
Trong các công trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng rất đa dạng, góc độ tiếp cận và quan điểm của học giả trong nước và nước ngoài rất phong phú. Đây là nguồn tài liệu quý giá với nhiều cấp độ và cách tiếp cận. Trêncơsở những nội dung từ các công trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa, vận dụng vào quá trình hoàn thiện luậnán.
Mặt khác, hiện nay đang tồn tại một thực tế là trong khi số lượng tác phẩm nghiên cứu lịch sử xây dựng Đảng từ khi ĐCSVN ra đời có khá nhiều, nhưng những tác phẩm nghiên cứu giai đoạn hình thành nên chính Đảng vô sản ở Việt Nam lại khá khiêm tốn. Xuất phát từ yêu cầu “lấp đầy khoảng trống lịch sử”, đồng thời đảm bảo tính toàn diện trong nghiên cứu lịch sử ĐCSVN, việc nghiên cứu Hội VNCMTN để thấy logic vận động của Hội về chính trị - tư tưởng – từ chủ nghĩa dân tộc chân chính đến chủ nghĩa Mác - Lênin và tổ chức - từ một tổ chức yêu nước đến tổ chức cộng sản (ĐCSVN)) là cần thiết. Từ đó, bổ sung thêm các sự kiện cũng như nội dung quan trọng nhằm làm sáng tỏ những đóng góp đặc biệt về mặt chiến lược và sách lược của tổ chức này, cũng như của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập một chính Đảng vô sản ở Việt Nam. Từ đó, khẳng định vị trí cũng như vaitròkhông thể thay thế của Hội với tư cách là tổ chức tiền thân cho sự ra đời củaĐCSVN.