CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY 1 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH
1.2 Giới thiệu Nhà máy 1 - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
Giám đốc nhà máy 1
P.GĐ. May P.GĐ. Gò
TP.PCN- TC&PTNL
Q.PGĐ Điều hành sản xuất
BP.QTTQ- KTTH
PX may 1 PX gò 1 PX may 2 PX gò 2
QĐ PQĐ QĐ PQ
Đ
QĐ PQ
Đ QĐ PQĐ
Hình 1.3: Cơ cấu tổ chức nhà máy 1
(Nguồn:Phòng QTTQ - KTTH) 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận tại nhà máy
Giám đốc nhà máy: là người giữ vị trí cao nhất trong nhà máy, chịu toàn bộ trách nhiệm điều hành, kiểm soát cũng như phê duyệt các phương án được đề ra nhầm cải tiến quy trình sản xuất tại nhà máy. Đồng thời cũng là người quyết định các hoạt động liên quan đến máy móc, trang thiết bị và bố trí mặt bằng tại nhà máy. Ngoài ra còn phải lên kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhân viên nhầm đảm bảo hoàn thành công việc đúng tiến độ được giao giúp cho năng suất cũng như chất lượng lao động được duy trì ổn định.
Phó giám đốc: Để quá trình sản xuất được quản lý chặt chẽ cần 1 PGĐ may và 1PGĐ gò. Có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc điều hành quản lý và lập kế hoạch sản xuất, quy trình sản xuất theo đúng quy trình công nghệ. Trao đổi thảo luận với giám đốc để đưa ra những phương án giải quyết, chính sách hoạt động phù hợp phù hợp với công ty.
Có quyền điều hành thay thế và đưa ra quyết định nếu có sự vắng mặt của giám đốc.
TP.PCN - TC&PTNL (Phòng triển khai công nghệ, tổ chức và phát triển nguồn nhân lực nhân lực): Nghiên cứu phát triển và áp dụng công nghệ kỹ thuật và sản xuất, đổi mới công nghệ, thực hiện triển khai quy trình công nghệ cho nhà máy. Căn cứ hợp đồng sản xuất và gia công sản phẩm để lập phương án kỹ thuật, khảo sát, lên danh mục, hạng mục cung cấp cho Phòng Quản trị tổng quát – Kinh tế tổng hợp để xây dựng giá thành sản phẩm. Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị sản xuất hoàn thiện các mặt hàng, sản phẩm theo đúng khuôn mẫu, quy trình kỹ thuật và bảng thiết kế theo đúng như những quy định trong hợp đồng từ khi đưa vào sản xuất cho tới khi xuất xưởng. Đồng thời quản lý, xây dựng các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho công ty.
Q.PGĐ điều hành sản xuất: Tham mưu cho Ban lãnh đạo nhà máy xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Nhận kế hoạch từ Tổng công ty và tiến hành điều phối NVL. Lập kế hoạch sản xuất cũng như giao chỉ tiêu và theo dõi tiến độ sản xuất, xuất hàng của từng mã giày căn cứ trên năng lực của từng phân xưởng, lực lượng lao động, khả năng sẳn sàng của máy móc, trang thiết bị hiện tại ở nhà xưởng cũng như tổng kho máy móc thiết bị.
BP.QTTQ-KTTH (Phòng Quản trị tổng quát – Kinh tế tổng hợp): Chịu trách nhiệm tiếp nhận các vấn đề, kiến nghị từ các cấp lãnh đạo đưa ra. Tham mưu, giúp giám đốc nhà máy trong công tác xây dựng định hướng, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Thực hiện thống kê tổng hợp, điều độ sản xuất, lập dự toán, quản lý hợp đồng và giải quyết các hợp đồng gia công sản xuất. Phối hợp với phòng TP.PCN - TC&PTNL quản lý về lương thưởng, phúc lợi của cán bộ, công nhân viên tại nhà máy.
Quản đốc phân xưởng: Là người chịu trách nhiệm điều hành tất cả hoạt động tại xưởng sản xuất của nhà máy, đảm bảo kế hoạch được hoàn thành chuẩn xát. Tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu chất lượng. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo công nhân thực hiện đúng quy định về an toàn trong lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống các sự cố cháy nổ,…Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh về máy móc, con người trong ca làm việc.
Phó quản đốc phân xưởng: Hỗ trợ quản đốc điều hành phân xưởng, xây dựng kế hoạch sản xuất định kỳ hàng tháng/ quý để trình cấp trên phê duyệt. Hỗ trợ quản đốc giám sát, đôn đốc các nhóm công nhân trong công việc. Thông báo kịp thời những phát sinh về, thiết bị, chất lượng, năng suất lao động,… cho quản đốc để có hướng giải quyết hiệu quả và kịp thời.
1.2.3 Quy trình sản xuất
Đơn hàng chi tiết
Vật tư
Đạt CB VT
Chặt
CB CC- DC-TB
Đạt
Phân hàng Đạt
May mũ giày
Không
Kiểm Đạt
Đạt tra
Da PU Mesh
Lót Chịu lực
CB VT mũ
Đóng gói
Đạt
Kiểm Không
tra Đạt
Công đ ạn 3
Đạt
Công đ ạn 2 Đạt
Công đ ạn 1
Đạt
CB VT phom
Gò
đế
Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức Tổ bảo trì tại Nhà máy 1
(Nguồn: Phòng Quản trị tổng quát – Kinh tế tổng hợp)
Trang 13
Lên đơn hàng chi tiết và nhu cầu vật tư cho phân xưởng
May & Gò.
Các chi tiết được phân loại và thêu,
in, ép... tùy yêu cầu của mã giày.
Mũ giày đạt chuẩn cùng đế và phom chuyển đến
xưởng Gò.
Vật tư được chuyển về từ tổng
kho và khu bồi dán.
Các nguyên vật liệu chuyển tới chuyền may thực
hiện may mũ giày.
Đôi giày hoàn chỉnh được kiểm
tra lần cuối.
Nguyên vật liệu chuẩn bị may được chặt thành các chi tiết chính
và phụ.
Mũ giày được kiểm tra chất
lượng
Đóng gói giày và đưa vào kho thành
phẩm, xuất đi cho khách hàng.
Hình 1.5:
Mô tả quy trình sản xuất tại nhà máy 1 (Nguồn: Phòng TCN-TC &
PTNL) 1.2.4 Sơ đồ tổ chức Tổ bảo trì tại Nhà máy 1
Trưởng phòng CNTB &
CT KV
Trưởng Team DTBD
Tổ trưởng DTBD May - Gò
Hình 1.6:
Sơ đồ tổ chức Tổ bảo trì tại Nhà máy 1 (Nguồn: Phòng CN - TC &
PTNL) Tổ bảo trì nằm dưới sự quản lý của phòng Triển khai công nghệ tổ chức và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó được sự điều hành trực tiếp của Trưởng phòng Công nghệ Thiết bị và Cải tiến khu vực. Bên dưới có Trưởng team DTBD chịu trách nhiệm Trang 14
quản lý công tác sửa chữa và bảo dưỡng MMTB của toàn bộ nhà máy, nhận kế hoạch định kỳ và triển khai bàn giao công việc. Bên cạnh đó còn có Tổ trưởng team DTBD để quản lý nhân viên bảo trì cũng như tình trạng máy móc thiết bị chặt chẽ hơn. Có thể tham gia khắc phục sự cố của thiết bị nếu cần. Các nhân viên bảo trì gồm có 9 người,
5 nhân viên bên khối may và 4 nhân viên bên khối gò, chịu trách nhiệm thực hiện duy tu bảo dưỡng máy móc trang thiết bị.
1.2.4 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ bảo trì Chức năng và nhiệm vụ
Tổ bảo trì thiết lập kế hoạch triển khai đồng bộ các hoạt động giám sát và thực hiện và hoạt động duy tu bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc phục vụ cho kế hoạch sản xuất tại nhà xưởng.
▪ Lắp đặt, điều chỉnh và vận hành máy móc thiết bị mới.
▪ Sửa chữa và khắc phục các sự cố, hỏng hóc liên quan đến các thiết bị hoặc chất lượng sản phẩm. Phối hợp với công nhân vận hành để công tác bảo trì máy móc đạt hiệu quả cao nhất.
▪ Hỗ trợ thực hiện lắp đặt và tái cấu trúc dây chuyền sản xuất. Quản lý các cơ sở vật chất (dụng cụ, công cụ sửa chữa, chi tiết dự phòng…) để phục vụ các nhu cầu sản xuất của nhà máy.
Quyền hạn
▪ Lập và đề xuất các kế hoạch bảo trì hàng năm cho bộ phận sản xuất và các phòng ban có liên quan.
▪ Đề xuất đặt mua hoặc thanh lý máy móc quá hạn sử dụng, gây tồn hao chi phí duy tu bảo dưỡng, hoặc các chi tiết phụ tùng quan trọng cần được thay thế thường xuyên trong quá trình khắc phục sự cố hư hỏng.
▪ Đề xuất các phương pháp bảo trì phù hợp dựa trên kế hoạch sản xuất của nhà máy và tình hình thực tế của thiết bị.
Trang 15