Tinh dầu rau má đã được nghiên cứu rộng rãi trên các nước trên thế giới trong nhiều năm qua, nhưng đối với Việt Nam, đây còn là một đề tài tương đối mới.
Trong đó, đáng chú ý có một nghiên cứu của Nguyễn Thị Trúc Loan về tinh dầu rau má với nội dung khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ly trích tinh dầu và được mọi người biết đến rộng rãi. Mở đường cho các nghiên cứu về tinh dầu rau má tiếp theo.
1.3.2 Ngoài nước
1.3.2.1 Nghiên cứu về khả năng chống oxy hoá của tinh dầu rau má
Năm 2009, một nghiên cứu của Syed Ali Raza, Aziz-ur-Rehman và các cộng sự đã cho thấy khả năng chống oxy hoá của tinh dầu rau má bằng cách so sánh hoạt động chống oxy hóa của tinh dầu rau má với hydroxyanisole butylated (BHA). Trong đó, tinh dầu được thu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có hoạt động chống oxy hóa tích cực với gốc tự do DPPH, điều này cho thấy tiềm năng chống oxy hóa của tinh dầu. Chỉ số acid béo tự do (FFA), chỉ số Peroxide (PV), chỉ số iod đã được xác định để so sánh hoạt động chống oxy hóa của tinh dầu và BHA trong dầu hướng dương. Tinh dầu được chứng minh có hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ bằng cách ngăn chặn các thông số oxy hóa nói trên phát triển. Mẫu dầu đối chứng và mẫu dầu chứa BHA cũng đã được nghiên cứu để so sánh.
Kết quả ở bảng 1.2 cho thấy những thay đổi trong chỉ số acid béo tự do. Cụ thể, ban đầu mẫu dầu hướng dương đối chứng có giá trị FFA là 0.055 ± 0.01, sau một tuần lưu trữ,
giá trị FFA đã tăng lên 0.076 ± 0.001. Trong khi giá trị FFA cho các mẫu dầu chứa BHA và tinh dầu rau má đều được tìm thấy là 0.058 ± 0.001. Sau bảy tuần lưu trữ, giá trị FFA cho mẫu đối chứng đã tăng lên đến 0.298 ± 0.002. Thay đổi nội dung FFA này có ý nghĩa theo phân tích thống kê. FFA ứng với mẫu chứ BHA tăng từ 0.058 ± 0.001 (giá trị 1 tuần) đến 0.101 ± 0.002 vào cuối bảy tuần thử nghiệm. Kết quả tương tự đã được quan sát thấy trong trường hợp của mẫu dầu hướng dương chứa tinh dầu rau má. Trong trường hợp này FFA giá trị đã tăng từ 0.058 ± 0.001 (giá trị tuần thứ 1) đến 0.102 ± 0.001 (giá trị tuần thứ 7).
Những thay đổi trong mẫu dầu chứa BHA và tinh dầu rau má cho thấy khả năng chống oxy hóa đáng kể so với trống mẫu dầu đối chứng. Những phát hiện trên minh chứng cho khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ của tinh dầu rau má.
Bảng 1.2 Chỉ số FFA của các mẫu thực nghiệm [14]
Số tuần 1 2 3 4 5 6 7
Chỉ số peroxide cũng là thước đo được sử dụng rộng rãi trong quá trình khởi đầu oxy hóa chất béo, chính cho biết số lượng các peroxides hình thành trong chất béo và dầu trong suốt quá trình oxy hóa (Gulcan và cộng sự, 2007). Sự thay đổi chỉ số peroxide được thể hiện trong bảng 1.3, chỉ số peroxide ở mẫu đối chứng ban đầu là 0.85 ± 0.01.Sau tuần đầu tiên, chỉ số peroxide tăng lên 1.10 ± 0.02 và lên đến 7.01 ± 0.01 ở tuần thứ 7. Trong khi đó, chỉ số peroxide trong mẫu dầu chứa BHA là 0.87 ± 0.01 ở tuần thứ 1 và tăng lên 0.97 ± 0.01 sau bảy tuần thí nghiệm. Trong trường hợp mẫu có chứa tinh dầu rau má, chỉ số peroxide sau tuần đầu tiên và sau bảy tuần thí nghiệm lần lượt là 0.88 ± 0.02 và 0.99 ± 0.01. Những thay đổi tương đối nhỏ trong mẫu dầu chứa BHA và tinh dầu rau má chứng minh cho hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ của hai chất trên.
Bảng 1.3 Chỉ số peroxide của các mẫu thực nghiệm [14]
Số tuần 1 2 3 4 5 6 7
Tương tự, chỉ số iod (IV) cũng là một thông số đáng tin cậy để theo dõi quá trình oxy hóa chất béo (Naz và cộng sự, 2004). Tầm quan trọng của sự thay đổi chỉ số iod được đo theo phương pháp của AOCS (AOCS, 1989). Sự thay đổi của chỉ số iod được trình bày trong bảng 1.4. Chỉ số iod ban đầu cho mẫu dầu hướng dương đối chứng là 141 ± 1.20.
Nhìn chung, sau bảy tuần mẫu đối chứng giảm mạnh còn 109 ± 2.50. Trong khi đó, sự thay đổi của mẫu dầu chứa BHA và tinh dầu rau má không lớn, lần lượt là 134 ± 2.50 và 132 ± 2.50. Điều đó cho thấy sự hiện diện của chất chống oxy hóa trong hai mẫu thực nghiệm trên. Những biến thể này đều có ý nghĩa thống kê.
Bảng 1.4 Chỉ số iod của các mẫu thực nghiệm [14]
Số tuần 1 2 3 4 5 6 7
Trên cứu phân tích trên cho thấy tinh dầu của rau má là một chất chống oxy hóa tuyệt vời cho các loại thực phẩm có chứa chất béo. Điều này mở ra một hướng đi có lợi về kinh tế lẫn sức khoẻ trong tương lai trong việc ứng dụng tinh dầu thiên nhiên trong việc chống
oxy hoá. Nghiên cứu sâu hơn có thể xác định các thành phần chống oxy hóa của tinh dầu và khai thác chúng trên quy mô thương mại.
1.3.2.2 Nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của tinh dầu rau má
Vào năm 2005, một nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của tinh dầu rau má cho thấy, các chiết xuất trong tinh dầu rau má có khả năng kháng khuẩn trên các vi sinh vật Gram dương (Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus.) và Gram âm (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Shigella sonnei) (O.A. Oyedeji và các cộng sự, 2005).
Các xét nghiệm kháng khuẩn cũng cho thấy rằng tinh dầu rau má có một kháng sinh phổ rộng hoạt động chống lại tất cả các sinh vật được thử nghiệm với các giá trị MIC khác nhau, 1.25-0.039 mg (Afolayan, 2003, Grierson & Afolayan, 1999;.
Bảng 1.5 Hoạt động kháng khuẩn của tinh dầu rau má [10]
Loài vi sinh vật Vi khuẩn gram dương Bacillus subtilis
Staphylococcus aureus Vi khuẩn gram âm Escherichia coli
Pseudomonas aeruginosa Shigella sonne
1.4 Các phương pháp sản xuất tinh dầu
Tùy thuộc vào tính chất nguyên liệu và các tính chất của tinh dầu mà sử dụng các phương pháp tách khác nhau. Dựa trên cách thực hành, người ta chia các phương pháp sản xuất tinh dầu ra làm bốn loại.