CHƯƠNG 2: NỘI DUNG ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA PHÙ HỢP VỚI ĐẠO LÝ NGƯỜI BÌNH DÂN VIỆT NAM
2.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tu dưỡng đạo đức, cách thức để hoàn thiện con người
Bên cạnh việc “trồng người” bằng con đường giáo dục, Hồ Chí Minh còn cho rằng cần phải tu dưỡng đạo đức.
Giáo dục và đạo đức trong quan điểm của người không quá tách biệt mà có mối quan hệ biện chứng, mật thiết với nhau. Cả giáo dục và đạo đức đều là những phương thức giúp hoàn thiện con người, tuy nhiên vấn đề tu dưỡng đạo đức gần như cụ thể thể và đóng vai trò như cách thức để hoàn thiện con người.
Khác với các quan điểm đạo đức của các nhà tư tưởng hay các nhà triết học đó là đạo đức gắn liền với xã hội, gắn liền với hành vi đạo đức, giá trị đạo đức và các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Thế nhưng quan điểm đạo đức Hồ Chính Minh với hoàn cảnh lịch sử cụ thể là giải quyết các vấn đề cấp bách của dân tộc nên thiên về gắn liền với vấn đề dân tộc, vấn chính trị quản lý, bởi vì
Hình 3: Lời dạy của Hồ Chí Minh ngày này năm xưa.
Nguồn:https://images.app.goo.gl/pcURXs3SYnjG Yn2KA
21
để có một xã hội tốt chắc rằng cần phải có một chế độ tốt, muốn thế chúng ta cần có đội ngũ tiên phong (chiến sĩ cách mạng, cán bộ, Đảng viên) thật tốt để làm gương và trực tiếp quản lý, để xã hội ấy luôn có tính nhân văn, phục vụ vì con người, cho con người và tạo điều kiện cho con người phát triển. Ông chỉ ra và tu dưỡng những đức tính cần có và tất yếu phải có của một người cán bộ cách mạng nói riêng và mọi người nói chung. Đó cũng là điểm đặc biệt trong quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn tột bậc đó là dâng hiến đời mình cho nhân dân cho đất nước để “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh, Toàn Tập, 2000, tập 4, trang 161). Để thực hiện được đó thì chúng ta cần phải thực hiện thành công và triệt để sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, và để có thể thực hiện thành ông được sự nghiệp cách mạng thì chúng ta cần phải tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng. Hồ Chí minh đã không ngừng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Người nói: “sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, 2000).
Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạnh, con người có sức mạnh thì mới đi xa được, người cách mạng phải có đạo đức, nền tảng của người cách mạng cũng như gốc của cây, nguồn của sông suối. “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà phải tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, 2000).
Hồ Chí Minh xem xét đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Về lý luận, Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về đạo đức. Về thực tiễn, Người luôn coi trọng thực hành đạo đức là mặt không thể thiếu, cũng như trong việc đào tạo các chiến sĩ cách mạng và nhân dân không chỉ bằng chiến lược
22
mà bằng chính gương sáng về đạo đức của Hồ Chí Minh. Bác nhấn mạnh, “một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” (Hồ Chí Minh, 2000, tập 1, trang 263) và thực sự “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”
(Hồ Chí Minh, 2000, tập 1, trang 552).
Hồ Chí Minh quan tâm nhất là đạo đức của của cán bộ, đảng viên vì họ là cái dây chuyền của bộ máy, nếu dây chuyền không tốt thì bộ máy có tốt đến đâu cũng không thể hoạt động được. Người suốt đời nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải tu dưỡng, rèn luyện mình về đạo đức, hình thành tấm gương tốt đẹp và tuyệt vời với người dân trở thành vị lãnh đạo tốt người đầy tớ trung thành của nhân dân. Bên cạnh đó Hồ Chí Minh cũng đã sớm đoán được những căn bệnh của những người có chức có quyền và sớm đề ra những biện pháp cần đề phòng và khắc phục. Trong đó là vấn đề chủ nghĩa cá nhân, người chỉ rõ “chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng” , chủ nghĩa cá nhân không chỉ “tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền, xa dời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh” mà còn “không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ” và thường “mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức tính kỉ luật” (Hồ Chí Minh, Toàn Tập, 2000, tập 12, trang 439),...vì chủ nghĩa cá nhân chỉ lo cho lợi ích của riêng mình mà không quan tâm đến lợi ích chung và tập thể, đó là chủ nghĩa gian xảo dễ đưa người ta xuống dốc, nó thể hiện ở từng nơi, từng lúc khác nhau, tùy trình độ cương vị và đối tượng khác nhau. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải đấu tranh khắc phục nó để một lòng một dạ theo sự nghiệp cách mạng, không quét sạch được chủ nghĩa cá nhân thì không thể nâng cao đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh luôn là người nhất quán trong lời nói và hành động, đây là cái cốt lõi cũng như nét độc đáo. Ông không chỉ nêu ra những chuẩn mực đạo đức (trung với nước, hiếu với dân, yêu thương quý trọng con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tinh thần quốc tế trong sáng) mà Hồ Chí Minh nêu nên những nguyên tắc về xây dựng đạo đức (nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức, xây đi đôi với chống, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời).
23
Trung với nước, hiếu với dân, quan hệ nước với dân là quan hệ lớn nhất, và là chuẩn mực bao trùm nhất. Yêu nước, trung với nước xưa nay luôn là chuẩn mực của truyền thống dân tộc. Nước là nước của dân, do dân làm chủ, cán bộ phải phục vụ cho nhân dân chứ không phải là đè đầu cưỡi cổ dân, trung với nước phải đi liền với hiếu với dân. “Các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân, thì dân mới yêu ta, kính ta” (Hồ Chí Minh, Toàn Tập, 2000, tập 4, trang 9). Phải yêu dân, kính dân, tôn trọng dân, lấy dân làm gốc. Phải đề cao tinh thần phục vụ nhân dân có trách nhiệm trước nhân dân. Phải luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, chăm lo cải thiện đời sống cho nhân dân. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của dân, nâng cao dân trí, để dân biết và sử dụng được quyền làm chủ của mình. Khi người cán bộ có được đạo đứcc trung với nước hiếu với dân thì sẽ được dân tin yêu, ủng hộ, giúp đỡ.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng cần phải cần kiệm: siêng năng, chăm chỉ, tiết kiệm, phải ít ham muốn với vật chất, tránh xa hoa lãng phí. Như vậy ta mới có thể đấu tranh giải phóng con người, giải phóng đất nước. Liêm chính là phải trong sạch ngay thẳng. Chí công vô tư, chí công là sự công bằng, công minh, chính trực. Vô tư ở đây là không thiên tư, thiên vị, nhắc nhở người lãnh đạo phải công bằng không được thiên vị. không được thấy sai mà bỏ qua không dám lên án làm cho luật pháp bị méo mó. Thêm vào đó Hồ Chí Minh đề cao tính tập thể lên án chủ nghĩa cá nhân, song ích kỉ chỉ chăm chăm lo tới lợi ích của mình. Hồ Chí Minh cho rằng, cần, kiệm, liêm, chính là cần thiết đối với tất cả mọi người:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
24
Thiếu một đức, thì không thành người.” (Hồ Chí Minh, Toàn Tập, 2000, tập 5, trang 631).
Yêu thương con người, người cách mạng là người giàu tình cảm, lòng nhan ái thương yêu con người. Chấp nhận khó khăn gian khổ hi sinh mất mát để đem lại cơm ăn áo mặc cho người dân. Con người ở đây trước hết là đồng bào, đồng chí, bạn bè, những người nghèo khổ, bị áp bức, những con người đau khổ. Tình yêu thương gắn liền với với sự tôn trọng. Yêu thương ở đây không phải là sự vô nguyên tắc, bao che cả những lỗi lầm mà là nâng cao con người lên, cải tạo con người cho tốt đẹp, xây dựng lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
Tinh thần quốc tế trong sáng, từ lòng yêu nước nhân dân ta biết yêu nhân dân các dân tộc bị áp bức khác, khi giải phóng cho dân tộc mình còn phải giải phóng cho các dân tộc khác, giúp bạn là giúp mình.
Vấn đề đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất quan trọng, và được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Dân tộc có truyền thống coi trọng đạo đức trong mọi công cuộc dựng nước và đấu tranh giữ nước. Không có sức mạnh đạo đức, không thể lao động cần cù, tiêu dùng tiết kiệm, không thể gắn bó cộng đồng, nhường cơm sẻ áo cho nhau khi gặp thiên tai, địch họa. cũng nhưng không thể đáp ứng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước. Có đạo đức thì công cuộc độc lập dân tộc trở nên dễ dàng hơn, tự do dân tộc và hạnh phúc cho đồng bào. Sự hoàn thiện đạo đức là bản lĩnh độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân loại. Trong quan điểm đạo đức của mình Hồ Chí Minh rất độc đáo khi ông đã nhấn mạnh và trực tiếp chỉ ra những vấn đề đạo đức cách mạng để quản lý xã hội. Thế nhưng với ông xã hội ấy chính là nhà nước của dân, do dân, vì dân, dân làm chủ, vì thế mà những nguyên tắc đạo đức ấy cũng như là những nguyên tắc đạo đức toàn dân, con người nhưng được cụ thể hóa qua tinh thần của người chiến sĩ cách mạng mà thôi. Đạo đức cách mạng gắn liền với sự nghiệp cách mạng xây dựng xã hội chủ nghĩa để giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Đó là điều mà Hồ Chí Minh luôn dốc hết sức để thực hiện.
25
Phần KẾT LUẬN Những hạn chế
Một là, về hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chất lượng chua cao, chưa đủ cụ thế để áp dụng được ngay, chưa ổn định; tính toàn diện, thống nhất, khả thi còn nhiều hạn chế; chưa bảo đảm tính công khai, minh bạch;
cơ chế xây dựng, sửa đổi bổ luật còn nhiều bất cập; thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu; năng lực xây dựng và thi hành pháp luật của các cơ quan và công chức còn yếu; ý thức pháp luật chưa cao, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm.
Hai là, về phát huy dân chủ. Việc phát huy dân chủ còn nhiều hạn chế, nhất là trong tổ chức thực hiện, kiếm tra, giám sát, xử lý vi phạm. Trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, có tình trạng vừa thiếu dân chủ vừa thiếu kỷ cương. Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ; hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, một số quyền của công dân chưa được tôn trọng, thậm chí vẫn còn tình trạng bắt oan, xu oan người vô tội; trật tự xã hội yếu kém, hiện tượng coi thường kỷ cương, bất chấp pháp luật, các tệ nạn xã hội chưa giảm. Bộ máy nhà nước ở một số nơi chưa thật sự vì dân, còn quan liêu, xa dân, ban ơn cho dân, phiền hà, sách nhiễu dân. Bộ máy còn nặng nề, cồng kềnh, thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thuận tiện cho dân, thiếu công khai cho dân biết, dân bàn, dân kiểm tra; một số cán bộ còn thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực, làm việc tùy tiện, hách dịch, cửa quyền.
Ba là, về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa được nhận thức đây đủ, sâu sắc, chưa làm rõ nội hàm của nguyên tắc, dân đến sự lúng túng trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước như: nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và phân công quyền lực nhà nước; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước.
Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước còn chưa thật rõ ràng, còn có sự chồng lấn cả về nhiệm vụ, cả về quyền hạn. Tổ chức bộ
26
máy của các cơ quan nhà nước vẫn còn những điểm bất cập, hạn chế. Cải cách bộ máy nhà nước, đặc biệt là cải cách hành chính, cải cách tư pháp còn chậm được triển khai thực hiện, chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước chưa cao; tính chủ động, năng động, ý thức trách nhiệm của từng địa phương chưa được phát huy đầy đủ.
Năm là, thiếu cơ chế hữu hiệu bảo vệ Hiến pháp, chưa có cơ chế tài phán về vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Sáu là, về đội ngũ cán bộ, công chức còn một bọ phận thoái hoá, biến chất; tính chủ động và trách nhiệm chưa cao, còn vi phạm đạo đức công chức.
Bảy là, về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Chậm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong dieu kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển còn thấp, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài, đồng thời duy trì quá lâu cơ chế quản lý kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp; trong nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, tư tưởng tập trung bao cấp. Việc tìm tòi, xây dựng một mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện nêu trên là một vấn đề không đơn giản. Hơn nữa, đây còn là vấn đề mới về lý luận chưa có tiền lệ.
Hai là, lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống, chưa xác định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trưởng định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số chính sách của Nhà nước còn mang nặng tính giải pháp tình thế, thiếu định hướng tổng thể với tầm nhìn chiến lược, khó và chậm đi vào thực tiễn. Việc thể
27
chế hóa chính sách của Đảng, Nhà nước thành pháp luật thiếu tinh hệ thống, thiếu tính toàn diện và chậm so với yêu cầu thực tiễn.
Ba là, ý thức pháp luật, lối sống và làm việc theo pháp luật của nhân dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ý thức pháp luật của cán bộ, công chức thi hành pháp luật chưa đáp ứng được đòi hỏi của công vụ được giao, yêu cầu của nhà nước pháp quyền.
Thói quen ứng xứ theo pháp luật vẫn chưa hình thành trong xã hội, một số tàn dư của chế độ cũ, tư tưởng cục bộ, bản vị, nếp nghĩ “phép vua thua lệ làng” vẫn còn tồn tại.
Bốn là, còn thiếu những giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Chậm đổi mới các thiết chế thi hành pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường.
Sự bất cập, yếu kém trong công tác cán bộ làm cho đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng so với yêu cầu nhiệm vụ tham mưu và tổ chức thực hiện công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Một bộ phận không nhỏ cán bộ chua gương mẫu trong việc tuân theo pháp luật, sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, vi phạm pháp luật, thậm chí phạm tội nghiêm trọng. Mặt khác, chưa có cơ chế cụ the, hữu hiệu và các điều kiện cần thiết để thực thi quyền giám sát của xã hội, của nhân dân đối với việc thi hành pháp luật.