Điện phân nóng chảy muối clorua kim loại M. Ở catot thu được 6g kim loại và ở anot

Một phần của tài liệu Bai 17 Vi tri cua kim loai trong bang tuan hoan va cau tao cua kim loai (Trang 24 - 29)

A. NaCl B. KCl

C. BaCl2 D. CaCl2

Bài 2: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (đun nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:

A. Cu, Al, Mg B. Cu, Al, MgO

C. Cu, Al2O3, Mg D. Cu, Al2O3, MgO

Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 28g Fe vào dung dịch AgNO3 dư thì khối lượng chất rắn thu được là:

A. 108g B. 162g  C. 216g D. 154g

c. Phương thức tổ chức hoạt động:

- GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...).

d. Sản phẩm, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:

- Bài làm của HS ra giấy/vở

- HS nộp bài cho GV vào giờ học sau IV- RÚT KINH NGHIỆM

... ...

... ...

... ...

Ngày soạn:

Tiết: 34+35/ tuần ÔN TẬP HỌC KỲ 1 I. Mục tiêu dạy học

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức

- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức các chương hoá học hữu cơ (Este - lipit;

Cacbohiđrat; Amin, amino axit và protein; Polime và vật liệu polime); đại cương về kim loại.

b. Kĩ năng

- Phát triển kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất.

- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận thuộc các chương đã học.

- Rèn luyện khả năng học tập theo phương pháp so sánh, đối chiếu và suy luận logic.

c. Thái độ

- Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.

2. Về phát triển năng lực

Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực hoạt động nhóm - Năng lực đánh giá.

II. Chuẩn bị của GV và HS 1. GV (GV)

- Máy tính, máy chiếu.

- Các phiếu học tập 2. HS (HS)

- Ôn lại các kiến thức đã học về các chương este-lipit, cacbonhdrat, amin-amino axit- protein, tính chất kim loại, điều chế kim loại.

III. Chuỗi các hoạt động

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút) 1. Mục tiêu hoạt động

- Huy động các kiến thức đã được học của HS và khả năng tổng hợp kiến thức của HS để hệ thống hóa kiến thức đã học.

- Nội dung HĐ: Nhắc lại được khái niệm tính chất của este - lipit 2. Phương thức tổ chức HĐ

- GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1

- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Trong HĐ này không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê các câu hỏi hoặc vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập.

- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS:

+) HS có thê nêu chưa chính xác khái niệm +) Gặp khó khăn khi viết PTHH và cân bằng.

- Giải pháp hỗ trợ:

+) GV quan sát và gợi ý giúp HS.

+) GV gợi ý cho HS dựa vào tính chất cua các hidocacbon và tính chất cua andehit đê nêu tính chất cua các este đặc biệt.

Phiếu học tập số 1 Hoàn thành bảng sau:

Este Lipit

Khái niệm Tính chất hoá học

 Phản ứng thuỷ phân, xt axit.

 Phản ứng ở gốc hiđrocacbon không no:

- Phản ứng cộng.

- Phản ứng trùng hợp.

 Phản ứng thuỷ phân

 Phản ứng xà phòng hoá.

Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng.

3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1 - Đánh giá kết quả hoạt động:

+) Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động nhóm, GV kịp thời phát hiện khó khăn vướng mắc của HS để có giải pháp hỗ trợ hợp lý.

+) Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được các Hs đã có những kiến thức nào, những kiến thức nào cần điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.

B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 2: (10 phút)

Củng cố, hệ thống hoá kiến thức chương CACBOHIĐRAT :

1. Mục tiêu hoạt động: nêu được kiến thức chung nhất của chương cacbonhidat:

2. Phương thức tổ chức hoạt động

GV: cho HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.

Hoạt động theo nhóm : GV mời đại diện từng nhóm báo cáo kết qua hoạt động cua nhóm mình,các nhóm còn lại nhận xét bô sung. Sau đó GV phân tích để HS nắm rõ hơn .

Phiếu học tập số 2 Hoàn thành phiếu học tập theo bảng sau:

Glucozơ Saccarozơ Tinh bột Xenlulozơ

(nhóm 1) (nhóm 2) (nhóm 3) (nhóm 4) CTPT

CTCT thu gọn

Tính chất hoá học

3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.

- Sản phẩm: HS nêu và nắm được kiến thức chung nhất cua chương cacbonhidat.

- Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.

Thông qua sản phẩm học tập: báo cáo của cá nhân tìm ra chỗ sai và chuẩn hóa kiến thức.

Hoạt động 3: (10 phút)

Củng cố, hệ thống hoá kiến thức chương AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN.

1. Mục tiêu hoạt động

Nắm được kiến thức chung nhất của chương AMIN – AMINO AXIT - PROTEIN 2. Phương thức tổ chức hoạt động.

GV: cho HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3.

Hoạt động theo nhóm : GV mời đại diện từng nhóm báo cáo kết qủa hoạt động của nhóm mình,các nhóm còn lại nhận xét bô sung. Sau đó GV phân tích để HS nắm rõ hơn .

Phiếu học tập số 3 Hoàn thành bảng sau:

Amin Amino axit Peptit và protein

Khái niệm  Peptit

 Protein CTPT

Tính chất hoá học

 Tính bazơ  Tính chất lưỡng tính

 Phản ứng hoá este.

 Phản ứng trùng ngưng

 Phản ứng thuỷ phân.

 Phản ứng màu biure

3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.

-Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 3

- Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động: Thông qua sản phẩm học tập của các nhóm HS; GV tìm ra chỗ sai và chuẩn hóa kiến thức

Hoạt động 4: (10 phút)

Củng cố, hệ thống hoá kiến thức chương AMIN - POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME 1. Mục tiêu hoạt động

Nắm được kiến thức chương AMIN - POLIME Và VẬT LIỆU POLIME : 2. Phương thức tổ chức hoạt động.

GV: cho HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 4.

Hoạt động theo nhóm : GV mời đại diện từng nhóm báo cáo kết qua hoạt động cua nhóm mình,các nhóm còn lại nhận xét bô sung. Sau đó GV phân tích để HS nắm rõ hơn .

Phiếu học tập số 4:

Tìm hiểu SGK và hoàn thành bảng sau:

Polime Vật liệu polime

Khái niệm

A. Chất dẻo:

Một số polime dùng làm chất dẻo:

1. PE 2. PVC

3.Poli(metyl metacrylat) 4. Poli(phenol-fomanđehit) B.Tơ là

1. Tơ nilon-6,6 2. Tơ nitron (olon) C. Cao su là

1. Cao su thiên nhiên.

2. Cao su tổng hợp.

D. Keo dán là 1. Nhựa vá săm 2. Keo dán epoxi

3. Keo dán ure-fomanđehit.

Tính chất hoá học

3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.

-Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 4.

- Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động: Thông qua sản phẩm học tập của các nhóm HS; GV tìm ra chỗ sai và chuẩn hóa kiến thức

Hoạt động 5: (10 phút)

Củng cố hệ thống kiến thức một phần chương ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 1. Mục tiêu hoạt động

Nắm được kiến thức một phần chương ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI:

2. Phương thức tổ chức hoạt động.

GV: cho HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 5.

Hoạt động theo nhóm : GV mời đại diện từng nhóm báo cáo kết qua hoạt động cua nhóm mình,các nhóm còn lại nhận xét bô sung. Sau đó GV phân tích để HS nắm rõ hơn .

Phiếu học tập số 5

1)Nêu đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại?Nêu tính chất vật lý chung của kim loại?

………

………

………

2)Trình bày tính chất vật lý chung và các phản ứng đặc trưng của kim loại, dãy điện hóa của kim loại và ý nghĩa của nó?

………

………

………

3)Nêu khái niệm ,tính chất và ứng dụng của hợp kim. Trình bày nguyên tắc và phương pháp chung điều kim loại?

………

………

………

C. Hoạt động luyện tập (35 phút) a, Mục tiêu hoạt động:

- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài.

- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.

- Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 5 b, Phương thức tổ chức HĐ:

- Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3.

- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.

GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/

bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, mở rộng sự liên tưởng tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT

Câu 1: Hợp chất hữu cơ (X) chỉ chứa nhóm chức axit hoặc este C3H6O2. Số công thức cấu tạo của (X) là :

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 2: Công thức tổng quát của este mạch (hở) được tạo thành từ axit không no có 1 nối đôi, đơn chức và ancol no, đơn chức là

A. CnH2n-1COOCmH2m+1 . B. CnH2n-1COOCmH2m-1 C. CnH2n+1COOCmH2m-1 D. CnH2n+1COOCmH2m+1 .

Câu 3: Xà phòng hoá 7,4g este CH3COOCH3 bằng dd NaOH. Khối lượng NaOH đã dùng là:

A. 4,0g B. 8,0g. C. 16,0g. D. 32,0g.

Câu 4: Chất nào dưới đây không phải là este?

A. HCOOCH3 . B.CH3COOH .

C.CH3COOCH3. D.HCOOC6H5.

Câu 5: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại chất béo?

A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C16H33COO)3C3H5. C. (C6H5COO)3C3H5. D. (C2H5COO)3C3H5. Câu 6: Từ stearin, người ta dùng phản ứng nào để điều chế ra xà phòng ? A. Phản ứng este hoá .

B. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axít.

C. Phản ứng cộng hidrô

D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm.

Câu 7: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, chỉ cần dùng:

A. nước và quỳ tím. B. nước và dd NaOH

C. dd NaOH D. nước brom.

CHƯƠNG 2: CACBOHIDRAT

Một phần của tài liệu Bai 17 Vi tri cua kim loai trong bang tuan hoan va cau tao cua kim loai (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w