Mặt thuận lợi và thách thức của các tập đoàn đa quốc gia trong nước và quốc

Một phần của tài liệu CÁC TẬP ĐOÀN đa QUỐC GIA WALMART, McDONALD’s, ADIDAS TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM (Trang 30 - 35)

Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại theo định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Những cải cách theo của những chủ trương của Đảng và Nhà nước tập trung kinh doanh và mở rộng thị trường theo hướng tự do kinh tế, phát triển kinh tế thị trường trong nhiều thập kỷ qua đã gặt hái nhiều hiệu quả.

Với nền kinh tế mở cửa cho các doanh nghiệp và các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào thị trường Việt đã khá lâu nhưng cho đến nay ta vẫn thấy nhiều bước thụt lùi, cho dù cũng có những chuyển biến nhất định ở một số giai đoạn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng nguyên nhân chính của việc này là do khu vực kinh tếtư nhân Việt Nam còn khá non trẻ, thiếu kinh nghiệm, chưa tham gia được vào chuỗi sản xuất cung ứng để đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh vươn ra nước ngoài. Bên cạnh những thế mạnh như khả năng sáng tạo, nghị lực đối mặt thách thức, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều hạn chế về vốn, kiến thức, thịtrường, đối tác quốc tếvà đặc biệt là các vấn đề chính sách. Điều này đã được làm rõ bởi những yêu cầu bên phía Walmart đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong mục phần Đáp ứng yêu cầu về sản phẩm về nguồn cung ứng phù hợp của Walmart (II.1.1.3).

Đây được xem là thách thức lớn đặt ra, cũng như cho thấy sự yếu kém về nguồn cung của các doanh nghiệp đối với việc không nhận thấy rõ được cơ hội rộng mở mà tập đoàn Walmart mang lại. Ở một mặt, chúng ta chỉ ra mức độbành trướng của tập đoàn này chưa đi đến đâu trên thịtrường thương mại nước mình là vì có những rào cản nhất định về chất lượng sản phẩm trong nước có thể ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Vì thế mức độ tiến triển trong việc thâm nhập thị trường là chưa cao, cũng như những tiềm năng mà nó mang lại vẫn chưa thấy có dấu hiệu khả quan nếu như các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa sẵn sàng “đánh liều vì những hạn chế đã được kể ra trước đó.

Hơn nữa, có nhiều doanh nghiệp và tập đoàn trong nước vẫn tồn tại nhiều điểm yếu, nhất là kiểu kinh doanh “chộp giật”. Về tâm lý, chưa vững vàng. Như người viết đã nêu luận điểm của mình ở phần trên, một trong những lý do khiến Việt Nam thiếu hụt về nguồn vốn từ các tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh chính là do tâm lý của bản thân các chủ doanh nghiệp. Chúng ta phải tận dụng thời cơ về sựtác động của việc hội nhập kinh tế sâu rộng mà dám đặt chân bên ngoài khu vực an toàn của mình, sẵn sàng lĩnh hội kiến thức mới, xa lạ để đương đầu với mọi thách thức. Chỉ có vậy thì các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân Việt

mới mở rộng nền kinh tế của mình lấn sang thị trường thương mại quốc tế. Cũng như lấy cơ sở đó để từng bước tạo điều kiện hình thành tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh.

Tuy nhiên, trong những năm trở lại trở lại đây, với sự chuyển biến đầy mạnh mẽ và tham vọng của những nhà lãnh đạo của các tập đoàn trong nước đã cho thấy số lượng tập đoàn nội địa tăng lên đáng kể. Không chỉ đón nhận những tập đoàn kinh tế lớn từ nước ngoài mà các tập đoàn đa quốc gia trong nước ta đã có khả năng phát triển và lan rộng hơn trong khu vực và sẽ mau chóng hòa nhập vào thị trường quốc tế. Đây là một đòn bẩy và bước nhảy quan trọng có thể đẩy mạnh nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng vươn tầm khu vực Châu Á và Thế giới.

Góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế quốc gia, các tập đoàn lớn ở các lĩnh vực khác nhau đã không ngừng vươn mình phát triển toàn diện. Trong đó có thể kể ra những cái tên tiêu biểu như:

Viettel – Tập đoàn viễn thông quân đội Việt Nam: là một trong những tập đoàn lớn mạnh hàng đầu đất nước với nguồn vốn hoàn toàn là 100% từ Nhà nước. Kể từ khi thành lập cho đến nay, tập đoàn đã luôn nỗ lực trong việc cung cấp các nền tảng về viễn thông và nhiều ứng dụng tiện ích khác cho xã hội. Cho đến nay, tập đoàn viễn thông đã có khoảng 60 triệu thuê bao tại Việt Nam và hơn 30 triệu người dùng trên 10 quốc gia khác – chủ yếu trong khu vực Châu Á và Châu Phi.

FPT Telecom: là một trong những cái tên không còn xa lạ gì với người Việt trong lĩnh vực viễn thông và Internet. Hiện nay, tập đoàn đã trở thành đơn vị cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet hàng đầu trong nước và các khu vực lân cận.

Vingroup: Không chỉ là tập đoàn kinh doanh lớn nhất Việt Nam mà Vingroup còn là đại diện cho nước ta nằm trong top các công ty đại chúng có doanh thu tỷ đô trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sở hữu nguồn vốn lên đến hàng chục tỷ USD.

Có thể xem Vingroup là đại diện mới cho sự phát triển không ngừng và đa dạng trên mọi lĩnh vực của xã hội trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.

Thách thức lớn nhất của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là đại dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các nền kinh tế toàn cầu.

Theo Ủy ban Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển - Unctad, nợ nước ngoài năm 2020 đã tăng lên mức cao kỷ lục, đạt 31% GDP ở các nền kinh tế đang phát triển. Tăng trưởng kinh tế và thương mại, đầu tư quốc tế có xu hướng giảm… Những điều này tác động không nhỏ, gây ra khủng hoảng kinh tế thế giới, làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, cách thức hoạt động kinh tế; thay đổi cả tổ chức đời sống xã hội toàn cầu, thể hiện rõ nét nhất ở xu hướng tiêu dùng hiện đại.

▪ Xét ở nhiều góc độ, không chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số người tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng còn do thế hệ Z (gen Z) – thế hệđược sinh ra sau khi internet trở nên phổ biến rộng rãi, được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ - đang dần trở thành lực lượng dân số chính hiện nay. Vì vậy, ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu, mua sắm là xu hướng tất yếu của những người tiêu dùng trẻ hiện đại. Dần dần trong một thập kỷ tới, thế hệ Z sẽ thay thế toàn bộ lực lượng lao động toàn cầu. Theo đó, kinh doanh thương mại điện tử không chỉ đáp ứng thay đổi nhu cầu hiện tại mà còn đón đầu xu thếtiêu dùng tương lai.

▪ Vì thế, ngay từ bây giờ, các tập đoàn đa quốc gia đang phải đối mặt với nhiều thách thức, cũng như việc chạy theo xu hướng bình ổn trong kinh tế thị trường cũng đã làm thay đổi mô hình kinh doanh của mọi tập đoàn, doanh nghiệp trên toàn cầu. Để thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới buộc những tập đoàn lớn, thương hiệu có tiếng tăm hay doanh nghiệp theo nhiều cấp độ và quy mô cũng phải đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, sáng tạo và có phản ứng nhanh với động thái, yếu tố tác động từ môi trường. Hơn hết, nên đầu tư vào thị trường thương mại điện tử để tăng cường sự hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp, tập đoàn, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và quốc tế.

TÀI LI U THAM KH O

1. Leon Grunberg, “The IPE of Multinational Corporations”, in David N. Balaam &

Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy, (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345. Bài dịch bởi Khoa QHQT, hiệu đính: Lê Hồng Hiệp,

#214 Tác động kinh tế chính tr ca các công ty đa quc gia, xem trên web http://nghiencuuquocte.org/

2. Sùng Thị Chấu, tin pháp luật trên web https://luatminhkhue.vn/ Khái nim và đặc điểm ca hot động thương mi quc tế, 19/05/2021.

3. Bài nghiên cứu Công Ty Đa Quốc Gia (MNC) Là Gì? Tình Hình Các MNC Ti Vit Nam, xem trên web https://luanvan2s.com/.

4. Bài nghiên cứu Vit Nam trong xu hướng phát trin thương mi quc tế ngày nay, xem trên web http://hangluatngoclam.com/dich-vu.

5. James Chen, Gordon Scott, Markets/Internation Markets/Multination Corporation (MNC), xem trên web https://www.investopedia.com/ .

6. What is a Multinational Corporation (MNC)? https://corporatefinanceinstitute.com/

7. Bùi Thị Bích Hằng, khoa Kế toán tài chính, bài nghiên cứu luận Tác động ca các công ty đa quc gia đến nn kinh tế Vit Nam, ngày duyệt đăng 18/09/2017, xem trên web https://tailieu.vn/doc.

8. Dany Bahar, bài blog được hỗ trợ từ những cuộc đối thoại với Oran Kochavi, Phó tổng thống TerraLab Ventures (Isarael), Do multinational corporations play a role in entrepreneurship in developing countries? , đăng ngày 03/11/2015, xem trên web https://www.brookings.edu/.

9. Nguyễn Hòang Tiến, Leo Paul Dana, Rewel Jiminez Santural Jose, Nguyễn Văn Đạt, Phan Minh Đức, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, Trường Kinh tế Montpellier, Đại học Tây Nguyên, Đại học Đà Lạt, Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu và Phát triển Tiên tiến http://www.advancedjournal.com/, Analysis of McDonalds’ entry strategy into Vietnam market, tập 5, quý 3, 2020; trang No.23-29, xuất bản ngày 29/06/2020. Được đăng trên web https://www.researchgate.net/publication bởi Nguyễn Hoàng Tiến.

10.McDonald’s Việt Nam/Tìm hiểu, Câu chuyn vthương hiu McDonalds, xem trên trang chủ McDonald’s Việt Nam https://mcdonalds.vn/tim-hieu/lich-su-1.html .

11. Thanh Nhân, báo net mục Kinh tế, Thc ăn nhanh: Cuc đua khc lit đăng trên báo Người lao động vào ngày 08/08/2013, 21:01, link: https://nld.com.vn/kinh-te/ .

12.Viet Economic Times, Tim năng th trường thc ăn nhanh Vit Nam, đăng trên https://vnfranchise.vn/ .

13.GVHD TS. Nguyễn Xuân Lãn, Nguyễn Văn Hữu, Trần Mai Phước Tài, Trần Đình Thắng, Lê Nguyễn Xuân Thọ (Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Khoa Quản trị Kinh doanh), bài báo cáo học phần Qun tr Chiến lược tp đoàn Adidas AG, Đà Nẵng, ngày 15/12/2019, xem trên https://www.academia.edu/.

14.Phạm Thúy Vui, bài giới thiệu thương hiệu Tng quan vThương hiu Adidas và các sn phm ca hãng, https://thuvienmuasam.com/ .

15.Thanh Lan, Adidas Report, https://pdfcoffee.com/adidas-report-pdf-free.html.

16.TS. TRẦN QUANG TUYẾN - LÊ VĂN ĐẠO, Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, bài nghiên cứu Tiêu chí v nn kinh tế thtrường đầy đủ, hiện đại và hi nhp quc tế: Nhng vấn đềđặt ra cho Vit Nam trong hoàn thin th chế kinh tế thtrường định hướng xã hi chnghĩa, đăng vào ngày 07/12/2020, 15h27 trên web https://www.tapchicongsan.org.vn/

17. Ngọc Linh, báo net Vì sao Việt Nam có rất ít tập đoàn đa quốc gia, báo Tiên Phong https://tienphong.vn/ đăng ngày 11/05/2017, 18:01.

18.Vũ Kiến An, báo net mục Tin tức, Các tập đoàn lớn tại Việt Nam, https://abcland.vn/.

19.Isaac, K. S., Ibidunni, A., Kehinde, O. J., Ufua, D., Elizabeth, K. B., Oyo-Ita, D., &

Mathias, C M. (2020). The role of multinational corporations in global economic practice: literature review. Journal of Management Information and Decision Sciences, 23(5), 619-628. Xem trên web https://www.abacademies.org/

20.The Impact of Multinational Corporations, https://opentextbc.ca/ .

21.Phan Kỷ, báo net mục Chính trị, Thách thc t Doanh nghip công nghđa quc gia trên báo Nhân Dân, https://nhandan.vn/binh-luan-phe-phan/ , 26/03/2021, 04:46.

22. Thanh Hằng, Walmart là gì? Hé l nhng điều bn chưa biết v thương hiu này, xem trên web https://news.timviec.com.vn/ đăng ngày 29/07/2021, 08:15.

23.Báo Đồng Nai, tin tức, Ông Vince Trn trưởng phòng cp cao Walmart ti VitNam s n lc đưa hàng Vit vào h thng Walmart. http://www.baodongnai.com.vn/.

24.Báo đầu tư, tin tức Walmart tìm nhà cung ứng Việt Nam https://baodautu.vn/.

25.VnFranchise, Thị trường thức ăn nhanh Việt Nam, https://vnfranchise.vn/.

26. Bộ Công thương với Doanh nghiệp, Xu hướng tiêu dùng hiện đại làm thay đổi mô hình kinh doanh, https://moit.gov.vn/tin-tuc/bo-cong-thuong-voi-doanh-nghiep/.

Một phần của tài liệu CÁC TẬP ĐOÀN đa QUỐC GIA WALMART, McDONALD’s, ADIDAS TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)