CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT, KIỂM DỊCH

Một phần của tài liệu LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG (Trang 25 - 28)

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT, KIỂM DỊCH Điều 60. Mục tiêu, nguyên tắc áp dụng

1. Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng hàng hóa, bảo vệ an toàn sức khoẻ con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và đảm bảo lợi ích, an ninh quốc gia.

2. Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với hoạt động ngoại thương, nhất là đối với hàng hóa xuất khẩu;

b) Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong điều kiện cho phép, bảo đảm yêu cầu quản lý và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

c) Đảm bảo các nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bênh truyền nhiễm.

Điều 61. Áp dụng biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định của pháp luật.

2. Hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn phải thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, biện pháp quản lý theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

3. Hàng hóa là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Hàng hóa xuât khẩu, nhập khẩu là thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.

6. Hàng hóa là phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác khi nhập khẩu phải được kiểm soát theo quy định của pháp luật về đo lường.

7. Trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường.

Điều 62. Áp dụng biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật 1. Hàng hóa là động vật, sản phẩm động vật thuộc diện kiểm dịch trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.

2. Nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo các quy định của pháp luật về thú y.

Điều 63. Áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật

1. Hàng hóa là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

2. Hàng hóa là giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh, sinh vật có ích sử dụng trong bảo vệ thực vật tại Việt Nam phải được kiểm dịch sau khi nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch thực vật.

3. Nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh thực hiện theo các quy định của pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 64. Áp dụng biện pháp kiểm dịch y tế biên giới

1. Hàng hóa trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

2. Trình tự, thủ tục kiểm dịch dịch y tế biên giới thực hiện theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Mục 2

KIỂM TRA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Điều 65. Hàng hóa phải kiểm tra

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng kiểm tra bao gồm:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại Điều 61, Điều 62, Điều 63 và Điều 64 của Luật này;

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;

c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.

2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm tra theo nguyên tắc quy định tại Điều 60 Luật này và thông qua việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định các cơ quan, tổ chức thực hiện.

3. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành Danh mục hàng hóa là đối tượng phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành phải được ban hành tương ứng theo quy định của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Điều 66. Cơ quan kiểm tra

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra theo lĩnh vực, địa bàn được phân công, phân cấp theo quy định của pháp luật.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực

chỉ cơ quan kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực mình quản lý, phân công, phân cấp theo quy định của pháp luật.

3. Trình tự, thủ tục kiểm tra phải được các cơ quan thực hiện kiểm tra ban hành kịp thời, công khai, minh bạch.

Chương IV

Một phần của tài liệu LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w