Chương 3 CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT
3.3. CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - T ÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Diện tích thăm dò và khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ đá vôi Lũng Tém, xã Hồng Phong nằm cách xa khu dân cư, lân cận mỏ không có nhà dân nào. Vì vậy quá trình thăm dò địa chất cũng như các quá trình khai thác sau này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh không nhiều, ảnh hưởng ít đến khu dân cư. Ngược lại, nếu mỏ được đưa vào khai thác sẽ đẩy mạnh kinh tế trong vùng phát triển, sau khi mỏ khai thác hết sẽ để lại diện tích mặt bằng khai thác, tạo quỹ đất cho địa phương, ngoài ra còn tạo ra công ăn việc làm cho lực lượng lao động đáng kể của địa phương.
Công tác thăm dò đã giúp ích cho việc đánh giá thực trạng môi trường sinh thái khu mỏ như: Đánh giá về thảm thực vật, môi trường đất, nước và tác động của chúng đến đời sống của
con người ở khu vực lân cận mỏ. Đồng thời kết quả khảo sát thực địa cũng cho phép nêu ra một số vấn đề cần quan tâm và xử lý khi đưa mỏ vào khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, đó là:
1. Trong quá trình khai thác mỏ, phần trên mặt địa hình bị phá vỡ, thảm thực vật bị huỷ hoại. Đặc biệt các tảng lăn ở sườn dốc thường bị trượt lở. Do đó, trong khai thác cần chú ý đến giải pháp bảo vệ an toàn cho người và thiết bị khai thác.
2. Trong quá trình khai thác, quá trình vận chuyển vật liệu từ khu khai thác đến khu tập trung và chế biến, tại khu mỏ và dọc theo tuyến đường vận chuyển sẽ gây rơi vãi và tạo nên lượng bụi đáng kể, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người lao động và khu vực dân cư trong vùng.
3. Tiếng ồn do quá trình hoạt động của máy khoan, công tác nổ mìn, máy xúc là khá lớn, tuy nhiên lượng bụi trong khai thác đá là không nhiều và không liên tục (thường tập trung lúc nổ mìn và cậy, bẩy đá). Vì vậy, công nhân lao động trực tiếp cần được cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động theo đúng quy định của bộ luật lao động hiện hành.
Những vấn đề nêu trên cần được chú ý khi phân tích và đánh giá tác động môi trường của hoạt động khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu mỏ Lũng Tém. Công tác thăm dò tập trung dọc theo các tuyến thăm dò, địa hình tương đối dốc, thực vật phủ ít chủ yếu là các cây bụi và thân leo.
Thực tế công tác thăm dò ảnh hưởng không lớn đến môi trường sinh thái trong khu vực, trong quá trình khai thác mỏ sau này cần chú ý công tác an toàn lao động, nhất là ảnh hưởng của bụi đá công nghiệp đến người lao động.
3.3.2. Thực trạng môi trường khu mỏ và biện pháp bảo vệ
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu mỏ và đề xuất giải pháp bảo vệ hợp lý, trong quá trình thăm dò chúng tôi đã tiến hành khảo sát môi trường đất, đá và không khí xung quanh khu vực thăm dò.
3.3.2.1. Môi trường đất, đá ở khu mỏ
Kết quả phân tích các mẫu đá, điều tra địa chất, kết hợp với các tài liệu đã được nghiên cứu của vùng cho phép khẳng định diện tích thăm dò không chứa các nguyên tố độc
3.3.2.2. Các giải pháp công nghệ bảo vệ môi trường
Đá vôi khu mỏ Lũng Tém do Hợp tác xã 27/7 Bông Lau đầu tư thăm dò để nghiên cứu, đánh giá chất lượng, trữ lượng đất làm vật liệu xây dựng thông thường. Quy mô khai thác hàng năm dự kiến 100.000m3/năm. Quy mô khai thác thuộc dạng trung bình, khai thác bằng phương pháp lộ thiên tự tháo khô, khu vực khai thác đá vôi không gần khu vực dân cư, để bảo vệ môi trường bền vững cần phải thực hiện một số công tác sau:
- Đưa đá khai thác vào vị trí nhất định, hạn chế đổ đá thải ra khu vực lân cận, tránh trường hợp đá lăn, đá lở, khi san gạt, khai thác cần quản lý hợp lý chặt chẽ các hoạt động của mỏ theo đúng quy định của Bộ luật Lao động hiện hành.
- Cần chú ý trồng cây xanh bao quanh khu vực khai thác, trồng cây quanh bãi thải, chống hiện tượng xói mòn và sạt lở cục bộ, gây nguy hiểm cho người lao động và ảnh hưởng đến khu vực lân cận.
- Đối với người lao động trực tiếp làm việc ở khai trường, đặc biệt đối với công nhân nữ cần có chế độ bồi dưỡng và cấp phát quần áo bảo họ lao động chống bám bụi. Chú ý đeo khẩu trang tránh hút bụi đất trong khi làm việc ở khu vực khai thác, cần tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân lao động trực tiếp để kiểm tra các bệnh về hô hấp do khai thác gây ra.
- Giám sát chất lượng không khí: Môi trường không khí là vấn đề cần được quan tâm.
Để đảm bảo sự trong sạch của môi trường không khí khi khai thác đất ở khu mỏ cần tiến hành khảo sát, đánh giá định kỳ các chỉ tiêu cơ bản tác động đến môi trường không khí như độ bụi, độ ồn và nồng độ các khí có hại có thể có trong không khí như CO, CO2, SO2, …
- Tại khai trường cần có các biện pháp chống bụi và hạn chế tiếng ồn. Hiện nay ở nhiều mỏ khai thác có nồng độ bụi cao khai khai thác và vận chuyển, thường sử dụng biện pháp phun nước hoặc phun sương cao áp, tưới nước thường xuyên dọc theo tuyến đường vận chuyển để giảm thiểu nồng độ bụi ảnh hưởng đến khu dân cư trong vùng. Tuỳ điều kiện cụ thể để áp dụng nhằm làm giảm bớt tối đa lượng bụi lơ lửng trong không khí.
3.3.3. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản
Trong khu thăm dò chỉ có đá vôi với lớp vỏ phong hoá mỏng và chỉ tồn tại một vài nơi. Trong quá trình thi công công tác thăm dò, chúng tôi đã đặc biệt chú ý công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, trên cơ sở các tài liệu thu thập ngoài thực địa kết hợp với các tài liệu thu thập được về vùng nghiên cứu. Kết quả tổng hợp cho phép khẳng định trong diện tích thăm dò
không có mặt khoáng sản quý hiếm nào khác ngoài đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thưòng. Kết quả thăm dò cho thấy đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích thăm dò có chất lượng khá tốt, quy mô trung bình, đáp ứng nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng và rải đường cho các khu công nghiệp, các công trình giao thông xây dựng trong khu vực, thành phố Lạng Sơn cũng như các khu vực lân cận. Do đó cần sớm có kế hoạch đưa mỏ vào khai thác theo quy mô công nghiệp, đạt giá trị kinh tế cao trong tỉnh Lạng Sơn.
Chương 4