Kỹ thuật Motion Tween cũng được dùng để tạo chuyển động (tương tự như kỹ thuật Classic Tween) nhưng nó không đòi hỏi bạn phải tạo trước các KeyFrame. Một ưu điểm của Motion Tween ( từ phiên bản Flash CS4 trở đi) là
hỗ trợ hiệu ứng 3D (có hai hiệu ứng 3D là Transformation và Rotation).
Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò Motion Tween, Shape Tween
- Vận dụng các công cụ Motion Tween, Shape Tween tạo hoạt hình
- Rèn luyện tính cẩn thận, tư duy sáng tạo.
Nội dung chính:
1. Mô tả cơ chế
Motion Tween cũng được dùng để tạo chuyển động. Nó cũng tương tự như kĩ thuật Classic Tween, nhưng nó đơn giản hơn kĩ thuật Classic Tween nhiều. Nó không đòi hỏi phải tạo các KeyFrame. Một ưu điểm của Motion Tween mà trong phiên bản Flash CS6 mới được bổ sung vào là hỗ trợ hiệu ứng 3D. Có hai hiệu ứng 3D là Translation và Rotation.
Hình 7.1. Kĩ thuật Motion Tween
Nếu so sánh với kĩ thuật Frame by Frame và Classic Tween, thì bạn cũng nên biết rằng, với kĩ thuật Motion Tween, có thể tối ưu kích thước của file Flash khi xuất bản. Với Motion Tween, còn có thể hiệu chỉnh đường dịch chuyển, tọa độ,
góc xoay, Filter, Blending… Nhờ vào công cụ Selection và thuộc tính trong bảng Motion Editor.
2. Hoạt hình Motion Tween
Kỹ thuật Motion Tween cũng được dùng để tạo chuyển động (tương tự như kỹ thuật Classic Tween) nhưng nó không đòi hỏi bạn phải tạo trước các KeyFrame. Một ưu điểm của Motion Tween ( từ phiên bản Flash CS4) là hỗ trợ hiệu ứng 3D (có hai hiệu ứng 3D là Transformation và Rotation).
Nếu so sánh với kỹ thuật Frame by Frame và Classic Tween, thì với kỹ thuật Motion Tween tối ưu kích thước của file Flash khi xuất bản. Ngoài ra với Motion Tween, ta hiệu chỉnh đường dịch chuyển, tọa độ, góc xoay, Filter, Blending… Nhờ vào công cụ Selection và thuộc tính trong bảng Motion Editor.
Sử dụng Motion Tween để tạo hiệu ứng động
Bước 1: Chọn frame đầu tiên (ví dụ frame 1) trên tiến trình, rồi tạo các hình (graphic symbol, movie clip symbol, button symbol) trên stage.
Bước 2: Chọn lại frame đầu tiên (ví dụ frame 1). Rồi click phải trong timeline , chọn lệnh Create Motion Tween. Flash sẽ tự động tạo một khoảng Frame mặc định để tạo chuyển động (thông thường 1 second hoạt hình). Nếu số lượng Frame này không thỏa mãn nhu cầu xử dụng, ta thay đổi nó bằng cách đặt con trỏ chuột vào vị trí frame cuối cùng. Khi trỏ chuột có dạng <-->, thì nhấp chuột
và kéo sang trái hoặc sang phải.
Bước 3: Click chọn frame cuối, rồi di chuyển hình được vẽ sang vị trí mới. Khi
đó, trên stage xuất hiện một đường mô tả chuyển động của đối tượng. Sử dụng công cụ Selection để thay đổi dạng thức của đường chuyển động.
Bước 4: Ctrl + Enter để xem kết quả.
Hình 7.2. Tạo hoạt hình bằng Motion Tween
3. Tạo chuyển động nhờ vào Motion Presets
Flash CS6 cung cấp sẵn cho ta các hiệu ứng chuyển động có sẵn trong vùng chức năng Motion Presets. Để sử dụng chức năng này, vào Windows > Motion Presets.
Vùng chức năng Motion Presets này cung cấp cho chúng ta rất nhiều hiệu ứng làm sẵn. Khi sử dụng các hiệu ứng trong vùng chức năng này, các đối tượng của bạn không cần phải chuyển đổi sang biểu tượng. Bạn có thể thao tác trực tiếp trên các đối tượng. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể áp dụng các hiệu ứng này cho các biểu tượng như Graphic, Button hay MovieClip.
Để minh họa cho vùng chức năng này, xây dựng một vài hiệu ứng hoạt hình sau đây:
Hiệu ứng quả bóng chuyển động: hãy tạo một khối cầu dạng 3D như trên hình
vẽ. Sau đó, hãy bấm chọn đối tượng, bấm tiếp vào khung Motion Presets và chọn lựa hiệu ứng chuyển động tương ứng.
Hình 7.3. Chức năng Motion Presets: chọn hiệu ứng bounce-in-3D
Câu hỏi ôn tập, bài tập
7.1. Tạo hoạt hình Classic Tween cho cảnh xe hơi chạy qua dãy núi.
7.2. Hãy sử dụng kĩ thuật Tween kết hợp với các công cụ tạo hiệu ứng 3D để tạo dựng các hiệu ứng sau:
a) Hiệu ứng quả bóng di chuyển trong không gian.
b) Chữ chạy 3D.
7.3. Sử dụng các công cụ tô vẽ. vẽ hình con lắc đơn sau đó tạo hiệu ứng mô phỏng chuyển động của con lắc đơn như hình sau