KHỞI TẠO MÁY, HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học đại cương CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội (Trang 20 - 23)

I- HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS

Hệ điều hành MS-DOS (MicroSoft Disk Operating System) của hãng MicroSoft (Mỹ) là

hệ thống chương trình tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng: giao tiếp với máy, quản lý các tệp tin trên đĩa và điều khiển các thiết bị ngoại vi.

MS-DOS lưu trên đĩa thành các tệp, mỗi tệp thực hiện một chức năng, trong đó 3 tệp cốt lõi là:

MSDOS.SYS

Nguyễn Gia Phúc, Nguyễn Thái Hà Giáo

trình Tin họcđạicương

IO.SYS

COMMAND.COM

Khi khởi tạo máy, 3 tệp này sẽ tự động được tải từ đĩa vào bộ nhớ trong để sẵn sàng thực hiện lệnh của người sử dụng và điều khiển các thiết bị của máy tính.

Đối tượng xử lý của MS-DOS là những tệp, chẳng hạn: tạo tệp, xoá tệp, sao chép tệp, đổi tên tệp v.v.

MS-DOS có nhiều Version khác nhau, trải qua thời gian các Version được nâng cấp dần, phiên bản gần đây là 6.0, 6.2, 6.22 có nhiều cải tiến thuận lợi cho người sử dụng. Hiện nay hệ điều hành Windows 9X có phần cốt lõi hoàn toàn tương thích với hệ điều hành MS-DOS. Tất

cả các lệnh trình bày trong giáo trình này được áp dụng và hoàn toàn tương thích với Windows9X.

Hệ thống các tệp lệnh của MS-DOS có hai loại: các lệnh thường trú và các lệnh ngoại trú.

Lệnh thường trú: là những lệnh thường dùng (nằm trong tệp COMMAND.COM) đã

được nạp tự động vào bộ nhớ trong USER được phép ra lệnh tại bất cứ vị trí thư mục hoạt động nào.

Lệnh ngoại trú: là tên các tệp lệnh của MS-DOS, mỗi tệp là một lệnh của DOS, các tệp

này thường được sao chép từ các đĩa hệ thống MS-DOS vào thư mục DOS trên ở đĩa cứng C: Như vậy, để thực hiện một lệnh ngoại trú ta phải có tệp lệnh tại thư mục hoạt động và ra lệnh

từ đây.

Một số lệnh thường trú: DIR; REN; DATE; TIME; COPY; DEL; CLS; VER; CD(CHDIR); MD(MKDIR); RD(RDIR); VOL; TYPE; PATH; PROMPT; ECHO; VERIFY... Một số tệp lệnh ngoại trú hay dùng: FORMAT.COM; TREE.COM; SYS.COM; DISKCOPY.COM; CHKDSK.EXE; SCANDISK.EXE; DEFRAG.EXE. . .

II- KHỞI TẠO MÁY - NẠP HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS

1. Khởi tạo từ đĩa cứng C:

- Tháo các đĩa mềm khỏi ổ đĩa A:

- Bật công tắc máy, máy tự kiểm tra bộ nhớ và các thiết bị, sau đó nạp hệ điều hành DOS từ C: vào bộ nhớ trong.

- Màn hình xuất hiện dòng thông báo: tháng, ngày, năm hiện tại; nếu ngày tháng đúng thì ta chỉ bấm phím ENTER, nếu sai hãy vào lại: tháng, ngày, năm rồi bấm ENTER.

- Tiếp là dòng thông báo thời gian; nếu thời gian đúng, ta bấm phím ENTER, nếu sai, hãy vào lại thời gian cho chính xác rồi bấm phím ENTER.

- Sau cùng xuất hiện trên màn hình:

C:\>_

là đã khởi tạo xong.

- Điểm sáng (_) nhấp nháy gọi là con trỏ màn hình, phần ký tự đứng trước con trỏ C:\> gọi là dấu nhắc lệnh, từ đó USER đưa vào các câu lệnh và bấm phím ENTER để thực hiện câu lệnh

Nguyễn Gia Phúc, Nguyễn Thái Hà Giáo

trình Tin họcđạicương

2. Khởi tạo MS-DOS từ đĩa hệ thống đặt tại ổ A:

- Đưa đĩa hệ thống vào ổ A:, đóng khoá

- Bật công tắc máy, máy tự kiểm tra bộ nhớ và các thiết

bị, sau đó nạp hệ điều hành DOS từ đĩa A: vào bộ nhớ

trong.

- Màn hình xuất hiện dòng thông báo: tháng, ngày, năm

hiện tại; nếu ngày tháng đúng thì ta chỉ bấm phím

ENTER, nếu sai hãy vào lại: tháng, ngày, năm rồi bấm

ENTER.

- Tiếp là dòng thông báo thời gian; nếu thời gian đúng,

ta bấm phím ENTER, nấu sai, hãy vào lại thời gian cho

chính xác rồi bấm phím ENTER.

- Sau cùng xuất hiện trên màn hình:

A:\>_

là đã khởi tạo xong.

- Điểm sáng (_) nhấp ngáy gọi là con trỏ màn hình, phần ký

tự đứng trước con trỏ A:\> gọi là dấu nhắc lệnh, từ đó

USER đưa vào các câu lệnh và bấm phím ENTER để

thực hiện câu lệnh

Chú ý:

- Cách khởi tạo trên gọi là khởi tạo CỨNG hay còn gọi là khởi tạo LẠNH.

- Trong quá trình chạy máy, có thể xảy ra trường hợp “mất điều khiển” hay còn gọi là treo máy- tức là máy không nhận lệnh từ bàn phím, lúc đó hoặc là không thấy con trỏ màn hình, hoặc là máy phát ra tiếng còi tút tút..., hoặc chương trình thực hiện bị quẩn, không dừng v.v. Khi đó ta phải khởi tạo lại máy: gọi là khởi tạo MỀM hay còn gọi khởi tạo NÓNG bằng cách bấm đồng thời các phím: CTRL-ALT-DEL.

Khởi tạo NÓNG có thể từ C: (tháo đĩa mềm trên ổ A: ra khỏi ổ đĩa) hoặc từ đĩa hệ thống MS-DOS trên ổ A:. Khởi tạo NÓNG, máy chỉ kiểm tra bộ nhớ, mà không nạp cấu hình từ ROM nên nhanh hơn.

Khởi tạo NÓNG có thể thực hiện trên các máy có nút (công tắc ) RESET.

Việc khởi tạo NÓNG như trên đôi khi cũng không thể đưa máy trở lại hoạt động bình thường được, lúc đó ta áp dụng cách khởi động LẠNH bằng cách tắt máy rồi bật trở lại hoặc bấm nút RESET. Sau khi tắt máy hãy chờ khoảng 30 giây rồi bật công tắc điện khởi tạo lại máy.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Máy tính chưa nạp Hệ điều hành MS-DOS có thông báo như thế nào trên màn hình?

2. Dấu nhắc hệ điều hành DOS có tác dụng gì?

3. Nêu từng bước nạp DOS từ đĩa cứng C: và đĩa mềm A:

Khi bật máy

Bộ nhớ trong nhận các tệp

MSDOS.SYS IO.SYS COMMAND.COM

Từ đĩa mềm trên ổ A:

Quá trình khởi tạo máy

Từ đĩa mềm hệ thống trên ổ A:

Nguyễn Gia Phúc, Nguyễn Thái Hà Giáo

trình Tin họcđạicương

4. Các biểu hiện máy bị treo? Cách xử lý?

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học đại cương CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)