Các lệnh (thủ tục) nhập – xuất (In) dữ liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tin học ThS. Đào Tăng Kiệm (Trang 45 - 49)

PHẦN III NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL -1

Chương 3 MỘT SỐ LỆNH CƠ BẢN CỦA PASCAL

I. Các lệnh (thủ tục) nhập – xuất (In) dữ liệu

1. Thủ tục viết dữ liệu ra màn hình:

1.1. Màn hình và con tr: Vùng làm việc của Pascal chiếm phần lớn màn hình, người sử

dụng có thể gõ nội dung của từng chương trình hoặc là nơi hiện kết quả. Con trỏ trong màn hình Pascal định vị vị trí làm việc hiện thời, nó có thể ở chế độ thay thế (overwrite) hoặc chế độ chèn (insert). Có thể dùng các phím mũi tên để di chuyển con trỏ đến vị trí mong muốn.

Trong đó, các từ khóa hiện màu trắng, còn lại các câu lệnh màu vàng.

Một số qui ước viết trong dạng tổng quát của các câu lệnh:

< Nội dung …> : những thành phần bắt buộc của câu lệnh.

[ … ] : nhứng thành phần không bắt buộc.

1.2. Các thủ tục in dữ liệu:

 Dạng tổng quát :

WRITE [LN] < Danh sách biểu thức> ; WRITELN;

 Ý nghĩa: - Lệnh dùng để in các dòng văn bản, thông báo, chú giải, các kết quả tính toán trên màn hình,

- Danh sách biểu thức là tập hợp các biểu thức ngăn cách nhau bởi dấu phẩy, có thể là các hằng, các biến hoặc biểu thức đơn giản (của một trong các loại biểu thức).

- Nếu là giá trị hằng, lệnh sẽ in nguyên giá trị.

- Nếu là biến, lệnh sẽ in giá trị của biến đã có (đang nằm trong bộ nhớ trong).

Giáo trình Nhập môn Tin học: Phần III – Ngôn ngữ lập trình Pascal - 1 GVC: Đào Tăng Kiệm

Bộ môn Tin học Xây dựng 17

- Nếu là biểu thức, lệnh sẽ tính toán biểu thức và in lên màn hình kết quả đã tính.

- Cấu trúc và cách thực hiện của Write hoặc Writeln là giống nhau.

- Lệnh Writeln không có tham số chỉ có tác dụng chuyển con trỏ xuống dòng dưới hoặc

in ra một dòng trống.

 Ví dụ :

Writeln ( ’ Moi ban nhap du lieu’) ; ( Xuất dữ liệu dạng hằng xâu - dòng văn bản ) Writeln ( ’ Nam nay la ‘, 2012); ( Hằng xâu+ giá tị số )

Writeln ( X[1]) ; Write (C[i]) ; ( Xuất các dữ liệu là các phần tử mảng )

Writeln ( ’ Tong cac phan tu la :’ , T:8:2); ( Hiện trên màn hình : Chú giải + kết quả tính ) Write ( SV[i]. Hoten : 20, SV[i]. DTB : 6:1); ( Xuất DL là các trường của biến bản ghi)

 Các lưu ý: Nếu là lệnh Write, sau khi in kết quả, con trỏ vẫn nằm trên cùng dòng, còn nếu dùng lệnh Writeln, sau khi in, con trỏ sẽ tự động xuống dòng dưới.

- Khi in kết quả lên màn hình bằng lệnh Write có thể in không qui cách hoặc có qui cách.

- Thường kết hợp lệnh Write với lệnh Read để nhập dữ liệu, lúc này lệnh Write đóng vai trò là lời nhắc.

- Khi in các mảng ra màn hình, phải kết hợp lệnh Wwite với các lệnh chu trình vì mỗi lệnh write chỉ in được 1 phần tử.

- Có thể viết nhiều lệnh Write trên 1 dòng lệnh, tuy nhiên các kết quả in trên cùng hay khác dòng phụ thuộc vào sử dụng Write hay Writeln.

Ví dụ: Write (A) ; Write (B) ; Write (C) (3 giá trị của A,B,C in trên cùng 1 dòng) Writeln (A) ; Writeln (B) ; Writeln (C) (3 giá trị của A,B,C in trên 3 dòng)

1.3. Cách in dữ liệu trên màn hình

 In không quy cách (không định dạng): Các giá trị trong một câu lệnh lần lượt in ra nối tiếp nhau theo chặn trái.

- Nếu biểu thức là hằng xâu và hằng nguyên, nó in đúng giá trị đang có. Nếu là số thực,

nó sẽ in theo dạng khoa học (mỗi giá trị chiếm 18 ô trên màn hình, dạng lũy thừa).

Ví dụ :

Lệnh của Pascal Giá trị của biểu thức Kết quả hiện trên màn hình

Writeln (‘ Ket qua tinh toan ‘ ); ‘ Ket qua tinh toan ‘ Ket qua tinh toan

Writeln ( SL) ; 12 12

Wwiteln ( Max,Min) ; Max = 125.7 , Min =23.3 0.125700000000E03

0.233000000000E02

 In theo quy cách: (Có định dạng): Các giá trị trong một câu lệnh lần lượt in ra liên tiếp nhau, mỗi giá trị sẽ được đặt trong một vùng qui định trong câu lệnh, theo chặn phải.

- Nếu biểu thức là hằng xâu và hằng nguyên, nó in theo dạng (Tên hằng :n). Nếu là số thực, nó sẽ in theo dạng : Tên biến : n :TP . Trong đó n là tổng số ô trên màn hình dành

Giáo trình Nhập môn Tin học: Phần III – Ngôn ngữ lập trình Pascal - 1 GVC: Đào Tăng Kiệm

cho để in giá trị của biến (kể cả dấu, phần thập phân, dấu chấm thập phân), TP là số ô dành riêng cho phần thập phân.

- Nếu các giá trị không sử dụng hết phần định dạng, sẽ để trống phía trước, nếu số vị trí định dạng khai báo không đủ, sẽ báo lỗi.

Ví dụ :

Lệnh của Pascal Giá trị của biểu thức Kết quả hiện trên màn

hình

Writeln (’ Ket qua tinh toan ’ :20 ); ‘ Ket qua tinh toan ‘ - - - Ket qua tinh toan

Writeln ( SL: 6) ; 12 - - - -12

Wwiteln ( Max : 8:2, Min:8:1) ; Max= 125.7 , Min =23.3 - - 125.70

- - - - 23.3 For i:= 1 to 3 Do

Write ( X[i]: 6:1);

X[1]=124 X[2]= -35.6 X[3]= 298.32

_124.0_-35.6_298.3

1.4. In dữ liệu ra giấy (Máy in) : cấu trúc và cách sử dụng lệnh giống như in trên màn hình, trong trường hợp này chỉ thêm vào các câu lệnh tham số của máy in (LST, hoặc LP1, LP2...)

Dạng : WRITE [LN] ( LST, < Danh sách biểu thức>);

2. Thủ tục nhập dữ liệu từ bàn phím

 Dạng tổng quát :

READ [LN] < Danh sách biến> ; READLN;

 Ý nghĩa: - Lệnh READ [LN] < Danh sách biến > dùng để nhập dữ liệu từ bàn phím vào bộ nhớ trong.

- Danh sách biến là tập hợp các biến ngăn cách nhau bởi dấu phẩy (không được là hằng hay biểu thức).

- Lệnh READLN; không phải để nhập dữ liệu, có thể đặt ở cuối chương trình (trước lệnh END. ) chỉ có tác dụng dừng màn hình ( xem kết quả ).

- Cấu trúc và cách thực hiện của Read hoặc Readln là giống nhau, chỉ khác là lệnh Readln sau khi nhập dữ liệu con trỏ tự chuyển xuống dòng dưới.

 Ví dụ :

Readln ( A,B,C) ; ( Nhập cho biến đơn)

Read ( X[i] ) ; ( Biến mảng)

Readln ( SV[i]. Hoten , SV[i]. MS); ( Biến bản ghi )

 Các lưu ý và ví dụ minh họa:

- Lệnh Read chỉ được kích hoạt khi chạy chương trình. Mỗi lần gặp lệnh Read, chương trình dừng thực hiện, chuyển màn hình và đợi người dùng nhập các giá trị của các biến trong lệnh Read. Các giá trị này phải tương ứng với danh sách biến về số lượng,

Giáo trình Nhập môn Tin học: Phần III – Ngôn ngữ lập trình Pascal - 1 GVC: Đào Tăng Kiệm

Bộ môn Tin học Xây dựng 19

thứ tự và kiểu đã khai báo. Nếu một trong các yếu tố này không phù hợp, chương trình vẫn dừng không thực hiện tiếp.

- Khi nhập dữ liệu (ứng với danh sách biến trong lệnh Read), các dữ liệu phải ngăn cách nhau ít nhất một ô trống. Khi nhập xong dữ liệu, nhấn phím Enter để thực hiện lệnh.

Ví dụ : Var m : interger ; X : real ; Ten : string [10] ;

Readln ( m, X) ; Nhập dữ liệu: 20 15.5

Readln ( Ten ) ; Nhập dữ liệu: Xay dung

- Vì bản thân lệnh Read [ln] không thông báo được cho người dùng biết đang đợi biến

gì, bao nhiêu biến … nên người dùng thường kết hợp lệnh Write với lệnh Read trong quá trình nhập dữ liệu. Lúc này lệnh Write đóng vai trò là lời nhắc, tuy nhiên lệnh Write có thể có hoặc không, nhưng Read bắt buộc phải có.

Ví dụ :

Write ( ‘ Dua vao so phan tu mang ‘ ); Readln ( n ) ;

- Khi nhập các mảng dữ liệu, phải kết hợp lệnh Read với các lệnh chu trình vì mỗi lệnh read chỉ nhận được hữu hạn phần tử.

Ví dụ: For i:= 1 to n Do

Begin Write (’ A[ ’ , i , ’ ] ’ ); Readln ( A [i] );

End ;

- Trong 1 câu lệnh Read chỉ nên nhập cho một loại biến: String, hoặc Char hoặc biến

số (Integer – Real).

- Giá trị logic không nhập được từ bàn phím.

3. Thủ tục xóa màn hình

 Ý nghĩa : Sau khi chạy một bài toán, các dữ liệu nhập vào và kết quả xuất ra của bài toán vẫn nằm trên màn hình khi ta thực hiện bài toán tiếp theo. Để bài toán của mình luôn bắt đầu từ một màn hình mới ta phải xóa màn hình trước khi thực hiện.

 Dạng lệnh : CLRSCR;

Lệnh thường được đặt ở đầu chương trình. Khi lệnh thực hiện, mọi thông tin cũ trên màn hình sẽ xóa sạch, con trỏ trở về góc trái dòng trên cùng.

 Chú ý : Lệnh chỉ thực hiện khi ta đã khai báo trÌnh USES CRT;

 Ví dụ Uses Crt;

Var a,b,c : real;

BEGIN

Clrscr;

Write (a,b) ; Readln ( a,b);

C:= a*a + b*b ; Writeln (’ C= ’ , C:6:1);

………. END.

Giáo trình Nhập môn Tin học: Phần III – Ngôn ngữ lập trình Pascal - 1 GVC: Đào Tăng Kiệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tin học ThS. Đào Tăng Kiệm (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)