HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN (Trang 60 - 65)

Trong năm học đó vừa qua , tôi thấy kết quả trong năm học 2017-2018 tích cực hơn nhiều.

Thống kê điểm kiểm tra 1 tiết chương II của lớp TB trong hai năm 2015- 2016(không áp dụng chuyên đề) và năm 2017-2018(có áp dụng chuyên đề )

Năm học Lớp Điểm TS học sinh

03,3 3,54,8 5,07,8 8,010,0 2017_2018 12T2

12A3

2

3

5

9

17

15

18

9

42

36

Thống kê điểm kiểm tra 1 tiết chương II của lớp khá trong hai năm 2016- 2017(không áp dụng chuyên đề) và năm 2017-2018(có áp dụng chuyên đề).

Năm học Lớp Điểm TS học sinh

03,3 3,54,8 5,07,8 8,010,0

2015-2016 12A2 6 8 20 9 43

. Kết luận

Từ kết quả thực nghiệm chúng tôi thấy rằng :

Việc đưa các bài toán có nội dung thực tiễn vào giảng dạy trên cơ sở dựa vào những Quan điểm, những gợi ý về phương pháp dạy học đã góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn.

Sự “cài đặt” một cách khéo léo các bài toán có nội dung thực tiễn quan điểm

ở trên làm cho giáo viên thực hiện việc giảng dạy khá tự nhiên, không miễn cưỡng

và không có khó khăn lớn về mặt thời gian.

Số lượng và mức độ các bài toán có nội dung thực tiễn được lựa chọn và cân nhắc thận trọng, được đưa vào giảng dạy một cách phù hợp, có chú ý nâng cao dần tính tích cực và độc lập của học sinh, nên học sinh tiếp thu tốt, tích cực tham gia luyện tập và đạt kết quả tốt.

Phương pháp giảng dạy các bài toán có nội dung thực tiễn đã trình bày , trên

cơ sở kế thừa và phát huy những kinh nghiệm dạy học tiên tiến, được chuyển giao

61

cho giáo viên thực nghiệm một cách thuận lợi và được vận dụng một cách sinh

động, không gặp phải những trở ngại gì lớn và các mục đích dạy học .

Qua tham khảo ý kiến của các giáo viên Toán trong trường THPT Đinh Tiên Hoàng , cùng với thực tiễn sư phạm của cá nhân tôi trong thời gian chuẩn bị thực nghiệm , tôi nhận định rằng: Năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn của học sinh còn hạn chế, chẳng hạn khi đứng trước một tình huống thực tiễn học sinh thường lúng túng, gặp khó khăn trong việc phát hiện quy luật của tình

huống, không liên tưởng được tới các tình huống đã được trải nghiệm. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì nội dung SGK hiện hành còn nặng lý thuyết, thiếu ứng dụng , thực hành và phương pháp dạy học đã lỗi thời, thiếu liên hệ với thực tiễn.

Theo dõi tiến trình thực nghiệm sư phạm, tôi nhận thấy rằng nhìn chung giáo viên dần dần hứng thú hơn trong các tiết dạy thực nghiệm, đa số học sinh học tập tích cực, sôi nổi, thích thú hơn với những bài toán có nội dung liên hệ với thực tiễn, học Toán với tinh thần chủ động sáng tạo, khả năng tưởng tượng của các em phong phú hơn và khả năng tự học cũng được cải thiện. Các thao tác trí tuệ như: Phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa được đánh thức khi giải quyết những bài toán có nội dung thực tiễn. Học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp thu nội dung bài học. Những nhận xét này được thể hiện rõ qua các câu hỏi của giáo viên và câu trả lời của học sinh. Sự hấp dẫn của bài học chính là ở chỗ đã liên hệ các kiến thức toán học trừu tượng với thực tế đa dạng và sinh động của nó trong học tập cũng như trong đời sống, lao động, sản xuất. Học sinh bắt đầu thấy được tiềm năng và ý nghĩa to lớn của việc ứng dụng Toán học vào thực tiễn. Điều đó làm tăng thêm hứng thú của thầy lẫn trò trong thời gian thực nghiệm.

a. Hiệu quả kinh tế

+) Thời gian: Là vàng, khi giáo viên và học sinh ít dẫn tới sai lầm, có tính ứng dụng thực tiễn với những sản phẩm cụ thể khi nhân rộng lên đó là giá trị kinh tế lớn, nhưng để đạt được sự tinh tế đó đôi khi chúng ta cần phải có những chuyến đi thực

tế với các cơ sở sản xuất, công ty để chúng ta nghiên cứu một vấn đề có tính khoa học, từ đó dẫn tới một con đường, một công thức thành công.

62

+) Hứng thú khi làm toán: Toán vốn khô khan, học sinh chưa nhìn thấy ngay, chưa giải được dẫn tới nản và không chủ động tiếp cận, đi tiếp nên người giáo viên cần tạo cho học sinh động lực, tích cự chủ động sáng tạo, rèn ý chí giải quyết một vấn đề cần vướng mắc khi giải toán cũng như trong thực tế thường ngày.

+) Chủ động khi cho bài tập về nhà, liên hệ bài học với thực tiễn.

Việc làm bài tập về nhà là một khâu then chốt dẫn tới sự thành công của mỗi học sinh, mỗi thắc mắc, ý tưởng, bí ẩn trong mỗi bài toán, được giải quyết khi có cộng đồng, số đông đó đôi khi động viên sự sáng tạo ham học hỏi, thích tìm hiểu của mỗi học sinh đồng thời tạo động lực phát triển mạnh mẽ công việc của mỗi giáo viên, yêu nghề và gắn bó học trò, có động lực phát triển cho các nhân và toàn xã hội.

+) Sự thảo luận:

Chúng ta không thể làm việc gì mà một mình, học một mình bạn có thể tập trung cao độ trong một hai ngày cho đến một tuần, nhưng bạn cần có tập thể, có lớp học, có thầy giáo để duy trì nỗ nực học tập. Ngoài ra sự thảo luận làm cho chúng ta gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn để từ đó làm những công việc phát triển

Trong giảng dạy, việc phát huy tính tích cực của học sinh là điều quan trọng nhất của nội dung đổi mới phương pháp dạy học. Để làm được điều này mỗi giáo viên chúng ta cần đầu tư thời gian, luôn tìm tòi và phát hiện những vấn đề mới lạ

63

gắn với thực tiễn từ đó hướng học sinh đến chân trời mở rộng của Toán học, khơi gợi lòng đam mê Toán học ở các em. Sự thảo luận cho ta khám phá được nhiều điều thú vị, làm được nhiều công việc hoàn thiện đồng thời đó cũng là một xu thế của hoạt động nhóm.

Là học sinh cần phải biết hệ thống hóa kiến thức, nhằm xem xét kiến thức nào

là quan trọng nhất cần ghi nhớ và biết vận dụng kiến thức vào thực tế. Biết phân tích

và nhận xét mục đích là lập luận chặt chẽ chẽ và chính xác. Kiên trì và chịu khó với mục đích tìm ra một phương pháp tối ưu, một kĩ thuật biến đổi. Thể hiện sự ham thích, say mê mục đích là tự tìm tòi kiến thức nâng cao năng lực cho công việc và cuộc sống.

b. Hiệu quả về mặt xã hội

Những bài học cơ bản trong sách giáo khoa là cơ sở cho những ý tưởng và tương lai sau này trong thực tiễn cuộc sống, tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh phục

vụ cuộc sống và làm đẹp cho xã hội.

c. Giá trị làm lợi khác

+) Sự quả cảm:

Sự quả cảm là cái bạn rất cần để khi đi tìm những gì chưa biết. Bạn có tập thể,

có đồng đội để cùng học tập, tiến bộ. Nhưng dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy rằng khi đã vượt qua biên giới của những gì đã biết để thực sự theo đuổi những cái chưa biết, bạn rất cần tính quả cảm và một thời điểm nào đó, bạn thường phải chạy một mình, mà trong một số trường hợp bạn phải chạy một mình rất lâu.

+) Sự thành công:

Dù không có giới hạn, nhưng trong một trừng mực của đề tài này, sự học tập nghiêm túc, thường xuyên, gắn toán học vào thực tiễn sẽ đem lại thành công cho mỗi chúng ta.

Một điều tôi tâm đắc là tất cả các học sinh đều thích thú và tham gia vào các hoạt động giải bài tập. Chắn chắn rằng các em sẽ hiểu được ý nghĩa của các kiến thức đã học trong cuộc sống đời thường. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác

để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

64

Mặc dù đã được qua một số đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học, nhưng do chương trình quá mới mẻ nên chưa hẳn tất cả giáo viên đều đã nhận thức về vấn đề một cách thấu đáo. Bản thân người viết đề tài này như tôi cũng không ít lần lúng túng trong thiết kế bài dạy cũng như vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học mới. Cuối cùng, cho dù tôi đã rất cố gắng bằng việc tham khảo các tài liệu sách hiện nay, các sáng kiến của đồng nghiệp và cộng với kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót bởi những kinh nghiệm còn hạn chế, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Đối với giáo viên cần tâm huyết với nghề nghiệp, lấy sự tiến bộ của học sinh làm mục đích chính; luôn trao dồi kiến thức, phương pháp; luôn tìm tòi, nghiên cứu chương trình, phương pháp , đối tượng học sinh cụ thể là luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học để đưa ra phương pháp dạy học tích cực, nhằm truyền thụ kiến thức phù hợp cho từng đối tượng học sinh đạt kết quả cao nhất trong giảng dạy.

Đối với học sinh cần học tập thật nghiêm túc, tự giác học tập, nghiên cứu chủ động tiếp cận kiến thức một cách khoa học. Không bị động trong khi tiếp thu kiến thức của nhân loại.

Đối với nhà trường cần kịp thời động viên, biểu dương các đê tài bậc cao, nhân rộng qua lưu hành nội bộ để đồng nghiệp tham khảo, bổ sung góp ý và vận dụng trong quá trình dạy học cho toàn trường.

Vũng Tàu, ngày 20 tháng 11 năm2018. NGƯỜI THỰC HIỆN

NGUYỄN THANH PHƯƠNG ANH

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)