THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2021 (Trang 21 - 27)

Nền kinh tế của một quốc gia được xác định dựa trên giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định (GDP). Dựa vào GDP có thể đánh giá được tốc độ phát triển kinh tế của một đất nước. Có nhiều phương pháp để xác định GDP của một quốc gia:

 Phương pháp thu nhập

 Phương pháp chi tiêu

 Phương pháp giá trị gia tăng (phương pháp sản xuất)

Trong đó, cách tính GDP theo phương pháp chi tiêu là GDP = C + G + I + NX. Năm 2021 là một năm vô cùng khó khăn khi phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19, chúng ta đều biết rằng nền kinh tế phát triển chậm lại và cùng với đó là số người thất nghiệp gia tăng một cách đột biến. Để khắc phục những nhược điểm trên, khôi phục lại nền kinh tế, chúng ta phải làm thế nào để mọi người dân có những công việc mà mình mong muốn. Khi GDP của đất nước giảm – trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh

tế. Trước khó khăn này, chính phủ buộc phải sữ dụng chính sách tài khóa mở rộng tăng chi tiêu để vực dậy GDP của đất nước.

Tác dụng của chính sách tài khóa mở rộng là tạo thêm nhiều việc làm cho người dân giúp họ có nguồn thu nhập ổn định. Từ đó, họ sẽ tự tin chi tiêu và đầu tư nhiều hơn trong tương lai. Bên cạnh đó sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp tạo điều kiện để họ đầu tư và phát triển, tạo thêm nhiều việc làm hơn cho nền kinh tế.

Việc thu ngân sách nhà nước, năm 2021 đã thực hiện giảm 30% số thuế của doanh nghiệp và giảm hoặc gia hạn nộp các loại thuế đặc biệt khác. Về mặt lý thuyết, việc giảm thuế của chính phủ sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí và khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư, phát triển đất nước. Tuy nhiên, số thuế mà doanh nghiệp phải đóng là dựa trên mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Do đó, khi tình hình dịch diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp không tạo ra được lợi nhuận, thì việc giảm thuế của chính phủ cho doanh nghiệp không mang lại nhiều ý nghĩa.

Tác động điều chỉnh hệ thống thuế của nhà nước không mang lại nhiều ý nghĩa cho nền kinh tế, tuy vậy cũng đã góp phần không nhỏ giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn. Để cứu vãn tình hình hiện tại, nhà nước chi hàng nghìn tỉ đồng cho các công trình công cộng như đến tháng 11-2020, ngân sách nhà nước chi hơn 17,9 nghìn tỉ đồng cho công tác phòng, chống dịch.

Trong quá khứ chính sách tài khóa được nhà nước áp dụng qua các năm như một công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cụ thể, chính sách tài khóa đã được điều hành

14 | P a g e

chặt chẽ, linh hoạt, bám sát các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

 Huy động ngân sách đạt 24% - 25%, vượt kế hoạch là 23,5% GDP

 Cơ cấu chuyển dịch tích cực, tỉ trọng thu nội địa tăng từ 68% lên 85% vào năm 2020

 Tỉ trọng dự toán chi đầu tư và phát triển tăng 26,2% lên 26,9% năm 2020, thực hiện đạt trên 28%

 Tỉ trọng dự toán chi thường xuyên giảm 61,8% còn 60,5% năm 2020

 Bội chi bình quân 5 năm 2016-2020 dưới 3,9%

 Nợ công được cải thiện, giảm từ mức 63,7% xuống 55% năm 2020

Qua những số liệu cho thấy, chính sách tài khóa 5 năm 2016-2020 đã có những đóng góp vô cùng quan trọng cho nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thu hút các dòng vốn đầu tư mới, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện mạnh mẽ hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, đồng thời mở rộng diện và nâng cao mức bảo đảm an sinh xã hội. Tình hình kinh

tế - xã hội trong nước ngày càng chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều mặt và nâng cao uy tín, tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy vậy, do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 nên trong năm 2020 GDP của Việt Nam giảm mạnh, việc áp dụng các chính sách cân bằng kinh tế cần nhanh chóng, phù hợp với tình hình thực tế để hạn chế tổn thương kinh tế do dịch bệnh mang lại.

Hình 3.1: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Bước sang năm 2021, trong bối cảnh sự phục hồi của kinh tế thế giới phụ thuộc lớn vào khả năng kiểm soát đại dịch Covid-19, cùng các yếu tố phức tạp trong quan hệ kinh tế, chính trị giữa các quốc gia và khu vực, nhưng với quyết tâm tiếp tục duy trì mục tiêu kép vừa phục hồi tăng trưởng kinh tế, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh trong nước, phát huy tối đa những thuận lợi cơ bản, như nền tảng chính trị ổn định, môi trường kinh doanh cải thiện, các cơ hội, thời cơ mới từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hướng tới thực hiện thắng lợi các mục tiêu, định hướng về phát triển kinh

tế - xã hội.

Mục tiêu chính sách tài khóa năm 2021 là huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước để ổn định vĩ mô, thúc đẩy phục hồi kinh tế, bảo đảm

an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng; thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước gắn với việc sắp xếp tổ chức lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.

Trong năm 2020, nhằm đối phó với những tác động của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã sớm đưa ra 4 gói hỗ trợ, tổng giá trị công bố hơn 1,1 triệu tỷ đồng, tuy nhiên tổng giá trị thực - tức là tổng chi phí mà Chính phủ và hệ thống các tổ chức tín dụng cam kết bỏ ra ước tính khoảng 184,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,94% GDP năm 2020, bao gồm:

16 | P a g e

- Gói hỗ trợ tài khóa với giá trị ước tính 73,1 nghìn tỷ đồng (1,16% GDP) theo Nghị quyết 41 (tháng 4/2020): gồm các biện pháp cho phép miễn, giảm thuế, phí, lệ phí (69,3 nghìn tỷ đồng) và gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất (180 nghìn tỷ đồng trong 5 tháng; thực chất ở đây là giãn, hoãn nộp và người dân, DN vẫn phải trả khi đến hạn, giá trị hỗ trợ chính là phần tiền không tính lãi khi gia hạn, ước tính 3.825 tỷ đồng - tương đương lãi gửi ngân hàng với thời hạn 5 tháng). Đến hết ngày 31/12/2020, mới

có 48% (87.300 tỷ đồng) trong tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được giãn, hoãn.

- Gói hỗ trợ tiền tệ - tín dụng giá trị ước tính 36,6 nghìn tỷ đồng (0,6% GDP) bao gồm:

 Phần giảm lãi suất khi các tổ chức tín dụng cho vay mới với lãi suất ưu đãi (giảm 1-2,5%/năm so với thông thường) với quy mô cam kết khoảng 600 nghìn

tỷ đồng

 Cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà vẫn giữ nguyên nhóm nợ (không tính lãi phạt)

 Miễn, giảm lãi (giảm 0,5-1,5% cho các khoản vay hiện hữu bị ảnh hưởng)

 Miễn, giảm phí, nhất là phí thanh toán và một số phí dịch vụ khác...v.v.

Các khoản hỗ trợ này dẫn đến giảm lợi nhuận trước thuế (giảm 20-25%) cả năm 2020 của các tổ chức tín dụng và giảm thu ngân sách tương ứng. Song song với đó, ngân hàng nhà nước cũng đã 3 lần giảm các lãi suất điều hành, giúp các tổ chức tín dụng có điều kiện giảm lãi suất. Đến hết tháng 12/2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 590 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, đặc biệt các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn mức phổ biến từ 0,5- 2,5% so với trước dịch) với doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23/1 đến hết năm 2020 đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng, cho hơn 390 nghìn khách hàng.

- Gói an sinh xã hội với quy mô 62 nghìn tỷ đồng, song thực chất có giá trị khoảng 49,7 nghìn tỷ đồng (0,7% GDP) (do chi phí của gói hỗ trợ cho vay trả lương về bản chất chỉ là phần lãi không tính do lãi suất là 0% - khoảng 390 tỷ đồng; đến hạn, doanh nghiệp vẫn phải trả lại phần tiền gốc đã vay). Tính đến hết năm 2020, gói an sinh xã hội đã giải ngân hơn 12,8 nghìn tỷ đồng (khoảng 20,6% tổng giá trị) cho gần

13 triệu người và 30.570 hộ kinh doanh. Nhìn chung, công tác chi trả về cơ bản đã đảm bảo đúng đối tượng, song tiến độ còn chậm.

- Các gói hỗ trợ khác với tổng giá trị 29 nghìn tỷ đồng (0,5% GDP) bao gồm gói hỗ trợ giảm 10% giá điện của EVN và gói hỗ trợ giảm giá dịch vụ viễn thông trị giá trị 15 nghìn tỷ đồng. Đến hết ngày 31/12/2020, EVN đã 2 lần thực hiện giảm giá, giảm tiền điện tổng số tiền 10.900 tỷ đồng. Đối với gói giảm giá dịch vụ viễn thông, hiện chưa

có thông tin công bố kết quả thực hiện cụ thể.

Hình 3.2: Đối tượng nào được tham gia gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng?

Mặc dù nhà nước đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp trong năm 2020 đầy biến động, nhưng trên thực tế việc triển khai các gói tài khóa và an sinh

xã hội còn chậm, mới đạt khoảng 46% giá trị các gói tài khóa và 20,6% gói an sinh xã hội. Nguyên nhân của tình trạng này cơ bản là do:

 Điều kiện đặt ra ban đầu chưa phù hợp, chưa rõ ràng và sát với thực tiễn

 Quy trình, thủ tục còn phức tạp, xử lí lâu khiến nhiều doanh nghiệp e ngại

18 | P a g e

 Nhiều doanh nghiệp khó khăn, làm ăn thua lỗ nên không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế

 Khâu truyền thông, công khai minh bạch thông tin và mẫu biểu trên mạng chưa tốt, dẫn đến nhiều doanh nghiệp chưa niết cụ thể các chính sách hỗ trợ

 Việc phối hợp liên kết triển khai tại một số đơn vị, địa phương còn chậm

Không biết về chính sách 25,95%

Không đáp ứng được điều kiện để nhận hỗ trợ 54,67%

Thông tin không minh bạch, gây khó khăn cho việc

làm thủ tục nhận hỗ trợ 3,46%

Qui trình, thủ tục tiếp cận quá khó khăn 14,88%

Đã xin hỗ trợ nhưng chưa được nhận 3,11%

Lý do khác 12,46%

Bảng 3.1: Các lý do không nhận được hỗ trợ từ Chính phủ từ kết quả khảo sát của

trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2020

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2021 (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w