NƯỚC CỦA AO NUÔI TÔM BỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG
HUYỆN HÒA BÌNH TỈNH BẠC LIÊU
3.1 BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC
Căn cứ vào hiện trạng NTTS của huyện Hòa Bình và khu vực xảy ra dịch bệnh
để chọn các vị trí lấy mẫu.
Mẫu được lấy theo phương ngẫu nhiên khu vực ao nuôi tôm nào bị dịch bệnh đốm trắng thì lấy ở đó trong Huyện. Mẫu lấy được nhằm phân tích diễn biến chất lượng môi trường nước trong ao bị bệnh đốm trắng, lấy mẫu cách mặt nước khoảng 30cm, tại nơi đại diện cho toàn bộ ao nuôi.
Mẫu được lấy vào đợt 2 lúc đang có dịch bệnh xảy ra ở một số xã như Vĩnh Hậu và Vĩnh Hậu A. Bao gồm 4 mẫu: 2 mẫu nước trong ao nuôi bị bệnh đốm trắng, một mẫu trong ao nuôi tôm không nhiễm bệnh, một mẫu nước đầu vào lấy từ kênh cấp 2.
Bảng 3.1: Thông tin về lấy mẫu tại huyện Hòa Bình – Bạc Liêu
Stt Ký hiệu Vị trí Thời gian
01 BCN - ĐT Ao nuôi BCN bị bệnh, hộ Lâm Hoàng
Phong, ấp Toàn Thắng, xã Vĩnh Hậu
9h15, ngày 19/05/2010
02 CN - ĐT Ao nuôi CN bị bệnh, hộ Tô Việt Kỳ, ấp
Cây Gừa, xã Vĩnh Hậu A
9h50, ngày 19/05/2010
03 CN - KĐT Ao nuôi tôm CN không bị bệnh 10h, ngày 19/05/2010
04 KÊNH
DẪN
CN&BCN
Kênh cấp, thoát cho ao nuôi CN&BCN
ấp Cây Gừa, xã Vĩnh Hậu A
10h15,ngày 19/05/2010
SVTH: Lê Thị Hồng Xuyên 13 MSSV:0607127
Hình 3.1 : Bản đồ vị trí lấy mẫu huyện Hòa Bình – Bạc Liêu
3.2 KẾT QUẢ KIỂM TRA, PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HÓA LÝ ĐƯỢC NÊU TRÊN CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẪU LẤY TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU
3.2.1 Độ mặn (S‰)
Các loại tôm và thuỷ sản khác nhau thì có khả năng chịu độ mặn khác nhau, độ mặn phù hợp cho tôm sú 18 – 20‰. Trong quá trình lấy mẫu tại vùng bị bệnh đã đo
độ mặn trực tiếp, kết quả như sau :
Độ mặn tại các vị trí lấy mẫu huyện Hòa Bình - Bạc
Liêu
0 10
20
30
40
50
BCN - ĐT CN - ĐT CN - KĐT KÊNH
DẪN CN&BCN
Độ mặn
Hình 3.2: Độ mặn tại các điểm lấy mẫu huyện Hòa Bình – Bạc Liêu
SVTH: Lê Thị Hồng Xuyên 14 MSSV:0607127
Độ mặn tại các vị trí lấy mẫu huyện Hòa Bình – Bạc Liêu tương đối cao, với giá trị này tôm không thể phát triển bình thường được, tôm không lột vỏ ,không lớn ảnh hưởng đến năng suất nuôi.
3.2.2 Độ đục (Turbidity)
Độ đục phù hợp với tôm là 30 – 45 cm.
Kết quả phân tích:
Hình 3.3: Độ đục tại vị trí lấy mẫu huyện Hòa Bình – Bạc Liêu
với giá trị đo được thì các ao nuôi đều có độ đục cao hơn mức cho phép và thấp hơn mức cho phép, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm và các loại tảo trong ao nuôi.
3.2.3 pH
Độ pH thuận lợi nhất cho tôm sinh trưởng nằm trong khoảng 7.5 – 7.8. Khi độ pH< 6.5 hoặc pH> 9.5 bắt đầu có tác động tiêu cực cho tôm.
Kết quả phân tích:
Nồng độ pH tại các vị trí lấy mẫu huyện Hòa Bình -
Bạc Liêu
6.5 7 7.5 8 8.5
BCN - ĐT CN - ĐT CN - KĐT KD
CN&BCN
pH
Hình 3.4: Nồng độpH tạicác điểm lấy mẫu huyện Hòa Bình – Bạc Liêu
SVTH: Lê Thị Hồng Xuyên 15 MSSV:0607127
Ta thấy pH ở các mẫu đều nằm trong khoảng cho phép nhưng ở các ao nuôi bị bệnh đốm trắng thì có độ pH cao hơn nhưng vẫn chấp nhận được.
3.2.4 Nồng độ oxy hòa tan (Disoved – DO)
DO là sự biểu hiện hàm lượng oxy hòa tan trong một nguồn nước nào đó và thường được đo bằng lượng oxy có trong một đơn vị thể tích (mg/L).
Tôm có thể sinh sống bình thường ở nồng độ oxy hòa tan lớn hơn 4 mg/l.
Kết quả phân tích DO theo phương pháp APHA 2130 B:
Nồng độ DO tại các vị trí lấy mẫu huyện Hòa Bình -
Bạc Liêu
0.0 2.0 4.0 6.0 8.0
BCN - ĐT CN - ĐT CN- KĐT KD
CN&BCN
mg/L
DO
Hình 3.5: Nồng độ DO tại các vị trí lấy mẫu huyện Hòa Bình – Bạc Liêu
Kết quả cho thấy trong các mẫu nước thì nồng độ DO đều cao hơn mức tối thiểu cho phép, rất tốt cho tôm phát triển bình thường
3.2.5 Hàm lượng oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand COD)
COD là lượng oxy cần thiêt để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Vì COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết toàn bộ các chất hóa học trong nước nên giá trị của COD lớn hơn BOD. Theo quy định QCVN
10, C = 3.
Nhưng theo như kết quả phân tích mẫu: tất cả các mẫu đều không có phát hiện
ra hàm lượng COD có trog mẫu nước, chỉ trừ mẫu nước trong ao đang nuôi thì có với hàm lượng lớn 40 mgO2/L chứng tỏ khả năng làm sạch của ao này cao. Vì không phát hiện được hàm lượng COD nên cũng không phát hiện được hàm lượng
BOD5 – Biochemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy sinh hóa).
SVTH: Lê Thị Hồng Xuyên 16 MSSV:0607127
3.2.6 Hàm lượng nitơ (NO2, NO3)
Nitơ trong tự nhiên ở dạng khí (N2), ở dạng này thì thực vật không hấp thu được, thực vật chỉ hấp thu được dưới dạng NH+4, NO2-, NO3-, nhưng ở đây ta chỉ
phân tích NO2-, NO3-.
Kết quả phân tích:
Nồng độ nitrat, nitrit tại các vị trí lấy mẫu huyện
Hòa Bình - Bạc Liêu
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3
BCN - ĐT CN - ĐT CN- KĐT KD
CN&BCN
mg/L Nitrat
Nitrit
Hình 3.6: Nồng độ nitrat, nitrit tại các vị trí lấy mẫu huyện Hòa Bình –
Bạc Liêu
Theo quy định thì cho phép 0.5 – 2.0.Ta thấy nitrat trong ao có khả năng làm giảm ammoni, giảm bớt chất độc hại trong ao nuôi. Nhưng đối với nitrit thì vượt quá ngưỡng cho phép đến gấp 2- 3 lần, nói lên hàm lượng nitơ trong ao cao, kênh cao, làm giảm khả năng làm sạch của ao.
3.2.7 Tổng hàm lượng chất rắn không hòa tan (TSS)
Quy định hàm lượng TSS cho phép là 50mg/L.
Kết quả phân tích:
TSS tại các vị trí lấy mẫu huyện Hòa Bình - Bạc
Li êu
0 50 100 150 200
BCN - ĐT CN - ĐT CN- KĐT KD
CN&BCN
mg/L
TSS
Hình 3.7: Hàm lượngTSS tại các vị trí lấy mẫu huyện Hòa Bình – Bạc Liêu
SVTH: Lê Thị Hồng Xuyên 17 MSSV:0607127
Hàm lượng TSS trong các mẫu lấy được quá cao vượt xa so với ngưỡng cho phép. Điều này chứng tỏ không chỉ ở ao nuôi bị bệnh đốm trắng mà còn ở các ao nuôi tôm bình thướng và kênh dẫn có hàm lượng chất lơlửng quá cao, đây cũng là một trong những yếu tố góp phần gây suy thoái môi trường nước.
3.2.8 Hàm lượng vi sinh vật
Do liên quan đến trình độ, trang thiết bị để phát hiện ra vi-rút đốm trắng rất phức tạp. Ởđây ta chỉ xét ở hai chỉ tiêu là Coliform và E.coli trong ao nuôi.
Trong kết quả phân tích của các mẫu cả hai vi sinh vật trên đều không có ảnh hưởng gì đến môi trường nước của các ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng. Vì vậy loại trừ hai vi sinh vật này.
3.3 KẾT LUẬN Về DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TRONG AO NUÔI TÔM BỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG Ở HUYỆN HÒA BÌNH –
BẠC LIÊU
Từ kết quả phân tích và đánh giá các chỉ số trên ta thấy diễn biến chất lượng của môi trường nước trong có sự thay đổi của một số chỉ tiêu nước so với yêu cầu trong NTTS là độ đục, độ mặn, NO2-
, NO3-, TSS. Các chỉ số này điều vượt ra khỏi ngưỡng cho phép so với tiêu chuẩn nước dành cho NTTS khá lớn (QCVN10, 08/2008).. Từ kết quả phân tích được khả năng ô nhiễm của ao nuôi bị bệnh là rất thấp, mới có dấu hiệu suy thoái dần. Như vậy khả năng ao mắc bệnh đốm trắng là
do môi trường nước suy thoái tạo điều kiện bệnh bộc phát cộng với môi trường bên
ngoài thay đổi đột ngột với chất lượng con giống đã mắc mầm bệnh có sẵn, sức sống kémkhi gặp thời tiết bất thường thì phát bệnh ra.
3.4 ĐÁNH GIÁ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM Bị BỆNH ĐỐM TRẮNG
3.4.1 Phân tích, đánh giá mức độ và nguyên nhân suy thoái chất lượng
môi trường nước trong ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng
Từ các kết luận trênthì nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đốm trắng này là từ tác động ngoại cảnh bên ngoài vào như sự biến đổi của thời tiếi quá đột ngột, nắng nóng, độ mặn trong nước cao…Bên cạnh đó con giống cũng là một vấn đề cần quan
SVTH: Lê Thị Hồng Xuyên 18 MSSV:0607127
tâm trong việc mua con giống có mang mầm bệnh không. Nhưng cũng là một phần
do môi trường nước của ao nuôi có chiều hướng đang suy thoái cộng với thay đổi của thời tiết làm cho con tôm nhạy cảm hơn với mầmbệnh.
1) Theo các chỉ tiêu lý, hóa
Thức ăn và hóa chất là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lý, hóa:
Hiện nay, người nuôi tôm chủ yếu cho ăn thức ăn CN 100%, dùng nhiều kháng sinh, hóa học làm cho ao nuôi tồn đọng một lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng, và các chất hữu cơ này phân hủy tạo ra nhiều sản phẩm trong đó có cả các ion nitơ, phospho, tạo ra nhiều chất rắn lơ lửng do một phần thức ăn hay hóa chất không hòa tan được làm cho môi trường nước có nhiều cặn lơ lửng, là dấu hiệu ban đầu cho sự suy thoái dần dần của môi trường nước trong ao nuôi. Ngoài ra sự gia tăng
độ mặn quá mức cho phép, độ đục vượt ra khỏi giới hạn cho phép là điều kiện tốt cho mầm bệnh phát triển.
2) Theo các chỉ tiêu vi sinh vật
Ở đây ta xét nghiệm hai chỉ tiêu là coliform và E.coli nhưng kết quả cho thấy
cả hai không ảnh hưởng gì đến sự sinh trưởng của tôm, vi-rút. Để nhận diện nó trong mẫu nước có tồn tại vi rút đốm trắng không thì cần có thời gian và đòi hỏi công nghệ cao hơn. Nên vì vậy ta chỉ dừng ở sự nhận diện bệnh bằng mắt thường và các yếu tố ngoại cảnh.
3.4.2 Phân tích, đánh giá mức độ và nguyên nhân ảnh hưởng của môi trường nước theo mức độ suy thoái của môi trường tự nhiên
Có thể nói mức độ suy thoái của môi trường tự nhiên là một yếu tố quan trọng gây ra bệnh đốm trắng, thời tiết thay đổi đột ngột, khí hậu khắc nghiệt và mức độ suy thoái của môi trường tự nhiên càng tăng thì tình hình dịch bệnh càng nhiều và
trên diện rộng, không chỉ riêng bệnh đốm trắng mà kéo theo các bệnh khác như đầu vàng, đỏ thân,… Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì phần lớn bệnh đốm trắng lây lan và gây bệnh trên diện rộng chủ yếu là qua môi trường tự nhiên nên môi trường càng suy thoái thì tình hình dịch bệnh càng phức tạp.
SVTH: Lê Thị Hồng Xuyên 19 MSSV:0607127
− Do thiếu quy hoạch trong công tác NTTS.
− Bên cạnh đó do ý thức của người dân, đã xả bừa bãi các chất thải trong hoạt động nuôi trồng
− Ngoài ra chặt phá rừng ngập mặn và các loài thực vật sinh sống chủ yếu
trong đất ngập mặn để phục vụ cho việc NTTS.
Bảng 3.2: Yêu cầu về chất lượng nước trong NTTS
Đặc điểm Phân biệt Ảnh hưởng
Tốt Trung bình Xấu
Độ mặn (‰) <0.5 0.5 – 2 >2 Sự điều hòa thẩm thấu
pH 6.5 – 8.5 5.0 – 6.5
8.5 – 10.0
<5.0
>10.0
pH thấp
pH cao
Độ kiềm tổng cộng
(mg/L CaCO3)
50 - 200 20 – 50
200 - 500
<20
>500
Độ kiềm thấp
Độ kiềm cao
Độ acid
(mg/CaCO3)
0 0 – 10 >10 Acid khoáng
Độ đục (NTU) 0 - 25 25 – 100
10 – 25
>100
<10
Phù sa ánh sáng thấp Thực vật lớn phát triển
Oxy hòa tan (mg/L) >5 2 – 5 <2 Oxygen thấp
Fe+2 (mg/L) 0 – 0.5 0.5 – 5 >5 Sắt kết tủa
PO43- (àg/L) 10 – 20
10 – 20
20 – 200
5 – 10
>200
<5
Tảo phát triển quá mức
Tảo kém phát triển
CO2 (mg/L) 0 - 5 5 – 20 >20 Độc CO2
COD (mg/L) 0 – 50 50 – 200 >200 Nhu cầu oxy
NH3-N (mg/L) <0.1 0.1 – 1.0 >1.0 Độc ammonia
NO2-N (mg/L) 0 – 0.5 0.5 – 2.0 >2.0 Độc nitrit
H2S (àg/L) 0 Rất nhỏ >5 Độc H2S
Clorine (mg/L) 0 Rất nhỏ >1.0 Độc chlorine
Nguồn : Quản lý chất lượng NTTS Đại học Cần Thơ
SVTH: Lê Thị Hồng Xuyên 20 MSSV:0607127
Bảng 3.3: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ: Quy chuẩn việt nam về chất lượng nước ven bờ
QCVN 10, 2008/BTNMT:
TT Thông số Đơn vị Nuôi thủy sản
1 Nhiệt độ 0C 300C
2 pH 6.5 – 8.5
3 Oxy hòa tan (DO) mg/L ≥ 5
4 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/L 3
5 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 50
6 Asen (As) mg/L 0.01
7 Amoniac (tính theo N) mg/L 0.1
8 Cadmi (Cd) mg/L 0.005
9 Chì (Pb) mg/L 0.05
10 Crom (VI) mg/L 0.02
11 Crom (III) mg/L 0.1
12 Đồng (Cu) mg/L 0.03
13 Florua (F) mg/L 1.5
14 Kẽm (Zn) mg/L 0.05
15 Mangan (Mn) mg/L 0.1
16 Sắt (Fe) mg/L 0.1
17 Thủy ngân (Hg) mg/L 0.001
18 Sulfua (S-2) mg/L 0.005
19 Xianua (CN-) mg/L 0.005
20 Phenol tổng số mg/L 0.001
21 Váng dầu mỡ mg/L Không
22 Dầu mỡ khoáng mg/L Không phát hiện
23 Coliform MPN/100ml 1000
SVTH: Lê Thị Hồng Xuyên 21 MSSV:0607127