X ử lý nước thải bằng phương pháp hoá học

Một phần của tài liệu Khảo sát, tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhuộm công ty panko vina bình dương (công suất 3000 m3 (Trang 22 - 32)

Chương 2 TỔNG QUAN NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM - MỘT SỐ BIỆN PHÁP XLNT

2.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XLNT CHO NGÀNH DỆT NHUỘM

2.3.3 X ử lý nước thải bằng phương pháp hoá học

Phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống cấp nước khép kín. Đôi khi phương pháp này được sử dụng để xử lý sơ bộ trước xử

lý sinh học hay sau công đoạn này là phương pháp xử lý nước thải lần cuối trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

2.3.3.1 Phương pháp trung hòa

Nước thải kiềm cần được trung hòa đưa về khoảng pH = 6,5 – 8,5 trước khi thải vào nguồn nước hay sử dụng công nghệ xử lý tiếp theo. Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:Trộn lẫn nước thải axít và nước thải kiềm, bổ sung các tác nhân hóa học, lọc nước axít qua vật liệu có tác dụng trung hòa, hấp thụ khí axít bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước axít.

2.3.1.2 Khử trùng nước thải

Sau xử lý sinh học, phần lớn các vi khuẩn trong nước thải đều bị tiêu diệt. Khi xử lý các công trình sinh học nhân tạo, số lượng vi khuẩn giảm xuống còn 5%, trong hồ sinh học còn 1 -2%. Nhưng để tiêu diệt toàn bộ các vi khuẩn

gây bệnh, ta cần dùng thêm những biện pháp khử trùng: Clo hóa, Ozon hóa, điện phân, tia cực tím,…

2.3.4 Xử lý nước thảibằng phương pháp sinh học

Phương pháp này dựa trên cơ sở hoạt động của các vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ

và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình phát triển, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng tăng lên.

Do vi sinh vật đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xử lý sinh học nên căn

cứ vào tính chất, hoạt động và môi trường sống của chúng ta, có thể chia phương pháp sinh học thành ba nhóm chính trong hai diều kiện môi trường tự nhiên và trong môi trường nhân tạo.

- Xử lý sinh học trong môi trường hiếu khí

- Xử lý sinh học trong môi trường kỵ khí

- Xử lý sinh học trong môi trường kỵ khí kết hợp hiếu khí

2.3.4.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện

tự nhiên

Hồ sinh vật

Là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo còn gọi là hồ oxy hoá,

hồ ổn định nước thải,… là hồ để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.

Trong hồ sinh vật diễn ra quá trình oxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ như vi khuẩn, tảo và các loại thuỷ sinh vật khác, tương tự như quá trình làm sạch nguồn nước mặt. Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như oxy từ không khí để oxy hoá các chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân huỷ, oxy hoá các chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Để hồ hoạt động bình thường cần phải giữ giá trị pH và nhiệt độ tối ưu, Nhiệt độ không được thấp hơn 6oC. Theo bản chất quá trình sinh hoá, người ta

chia hồ sinh vật ra các loại hồ hiếu khí, hồ sinh vật tuỳ tiện (Faculative) và hồ sinh vật yếm khí.

- Hồ sinh vật hiếu khí có quá trình xử lý nước thải xảy ra trong điều kiện đầy đủ oxy, oxy được cung cấp qua mặt thoáng và nhờ quang hợp của tảo hoặc

hồ được làm thoáng cưỡng bức nhờ các hệ thống thiết bị cấp khí. Độ sâu của hồ sinh vật hiếu khí không lớn từ 0,5 – 1,5 m.

- Hồ sinh vật tuỳ tiện có độ sâu từ 1,5 – 2,5 m, trong hồ sinh vật tùy tiện, theo chiều sâu lớp nước có thể diễn ra hai quá trình: oxy hoá hiếu khí và lên men yếm khí các chất bẩn hữu cơ. Trong hồ sinh vật tuỳ tiện vi khuẩn và tảo có quan

hệ tương hổ đóng vai trò cơ bản đối với sự chuyển hoá các chất.

Hồ sinh vật yếm khí có độ sâu trên 3m, với sự tham gia của hàng trăm chủng loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc và kỵ khí không bắt buộc. Các vi sinh vật này tiến hành hàng chục phản ứng hoá sinh học để phân hủy và biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản dễ xử lý. Hiệu suất giảm BOD

trong hồ có thể lên đến 70%. Tuy nhiên nước thải sau khi ra khỏi hồ vẫn có BOD cao nên loại hồ này chỉ chủ yếu áp dụng cho xử lý nước thải công nghiệp rất đậm đặc và dùng làm hồ bậc 1 trong tổ hợp nhiều bậc.

Cánh đồng tưới - Cánh đồng lọc

Cánh đồng tưới là những khoảng đất canh tác, có thể tiếp nhận và xử lý nước thải. Xử lý trong điều kiện này diễn ra dưới tác dụng của vi sinh vật, ánh sáng mặt trời, không khí và dưới ảnh hưởng của các hoạt động sống thực vật, chất thải bị hấp thụ và giữ lại trong đất, sau đó các loại vi khuẩn có sẵntrong đất

sẽ phân huỷ chúng thành các chất đơn giản để cây trồng hấp thu. Nước thải sau khi ngấm vào đất, một phần được cây trồng sử dụng. Phần còn lại chảy vào hệ thống tiêu nước ra sông hoặc bổ sung cho nước nguồn.

2.3.4.2 Xửlý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo

Bể lọc sinh học

Bể lọc sinh học là công trình nhân tạo, trong đó nước thải được lọc qua vật liệu rắn có bao bọc một lớp màng vi sinh vật. Bể lọc sinh học gồm các phần chính như sau: phần chứa vật liệu lọc, hệ thống phân phối nước đảm bảo tưới đều

lên toàn bộ bề mặt bể, hệ thống thu và dẫn nước sau khi lọc, hệ thống phân phối khí cho bể lọc. Quá trình oxy hóa chất thải trong bể lọc sinh học diễn ra giống như trên cánh đồng lọc nhưng với cườngđộ lớn hơn nhiều. Màng vi sinh vật đã

sử dụng và xác vi sinh vật chết theo nước trôi khỏi bể được tách khỏi nước thải ở

bể lắng đợt 2. Để đảm bảo quá trình oxy hoá sinh hoá diễn ra ổn định, oxy được cấp cho bể lọc bằng các biện pháp thông gió tự nhiên hoặc thông gió nhân tạo. Vật liệu lọc của bể lọc sinh học có thể là nhựa plastic, xỉ vòng gốm, đá granit...

• Bể lọc sinh học nhỏ giọt là bể có dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn trên mặt bằng, bể lọc sinh học nhỏ giọt làm việc theo nguyên tắc sau:

- Nước thải sau bể lắng đợt 1 được đưa về thiết bị phân phối , theo chu kỳ tưới đều nước trên toàn bộ bề mặt bể lọc. Nước thải sau khi lọc chảy vào hệ thống thu nước và được dẫn ra khỏi bể. Oxy cấp cho bể chủ yếu qua hệ thống lỗ xung quanh thành bể.

- Vật liệu lọc của bể sinh học nhỏ giọt thường là các hạt cuội, đá … đường

kính trung bình 20 – 30 mm. Tải trọng nước thải của bể thấp (0,5 – 1,5 m3/m3vật liệu lọc.ngày đêm). Chiều cao lớp vật liệu lọc là 1,5 – 2 m. Hiệu quả xử lý nước thải theo tiêu chuẩn BOD đạt 90%. Dùng cho các trạm xử lý nước thải có công suất dưới 1000 m3/ngày.

• Bể lọc sinh học cao tải có cấu tạo và quản lý khác với bể lọc sinh học nhỏ giọt, nước thải tưới lên mặt bể nhờ hệ thống phân phối phản lực. Bể có tải trọng

10 – 20 m3 nước thải /1m2 bề mặt bể.ngày. Nếu trường hợp BOD của nước thải quá lớn người ta tiến hành pha loãng chúng bằng nước thải đã làm sạch. Bể được thiết kế cho các trạm xử lý dưới 5000 m3/ngày.

Bể hiếu khí có bùn hoạt tính (bể Aerotank)

Là bể chứa hỗnhợp nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào

bể để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy

cho vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải. Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho các vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển hoá chúng thành các chất trơ không hoà tan và thành các tế bào mới. Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể Aerotank của lượng nước thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do

đó phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng đợt 2, bằng cách tuần hoàn bùn về bể Aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong

bể. Phần bùn hoạt tính dư được đưa về bể nén bùn hoặc các công trình xử lý bùn cặn khác để xử lý. Bể Aerotank hoạt động phải có hệ thống cung cấp khí đầy đủ

và liên tục.

Bể hoạt động gián đoạn (SBR)

Bể hoạt động gián đoạt là hệ thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cặn. Quá trình xảy ra trong bể SBR tương tự như trong bể bùn hoạt tính hoạt động liên tục, chỉ có điều tất cả quá trình xảy ra trong cùng 1 bể và được thực hiện lần lượt theo các bước: (1) làm đầy, (2) phản ứng, (3) lắng, 4 (xả cặn), (5) ngưng.

Xử lý sinh học trong môi trường kỵ khí: (bể UASB - Upflow Anaerobic Sludge Blanket)

Quá trình xử lý sinh học kỵ khí là quá trình sử dụng các vi sinh vật trong điều kiện không có oxy để chuyển hoá các hợp chất hữu cơ thành metan và các sản phẩm hữu cơ khác. Quá trình này thường được ứng dụng để xử lý ổn định cặn và xử lý nước thải công nghiệp có nồng độ BOD, COD cao.

Quy trình hoạt động của bể UASB như sau: nước thải sau khiđược điều chỉnh pH theo ống dẫn vào hệ thống phân phối đều trên diện tích đáy bể. Hỗn hợp bùn yếm khí trong bể hấp thụ chất hữu cơ hòa tan trong nước thải phân huỷ

và chuyển hóa thành khí (khoảng 70 – 80% là mêtan, 20 – 30% là CO2). Các bọt khí sinh ra bám vào hạt bùn nổi lên trên làm xáo trộn và gây ra dòng tuần hoàn

cục bộ trong lớp cặn lơ lửng, hạt nổi lên trên va phải tấm chắn hạt cặn vỡ ra khí thoát lên trên theo chụp khí đến nơi xử lý khí còn hạt cặn rớt xuống. Nước thải tiếp theo đó sẽ diễn ra sự phân tách 2 pha lỏng và rắn. Pha lỏng được dẫnra khỏi

bể, còn pha rắn thì hoàn lưu lại lớp bông bùn. Sự tạo thành và duy trì các hạt bùn

là vô cùng quan trọng khi vận hành bể UASB.

2.4 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Theo giấy chứng nhận dự án đầu tư số 462043000346 (điều chỉnh từ giấy phép cũ số 175/GP-KCN-BD) của Công ty TNHH Panko Vina thì Ban quản lý các KCN Bình Dương đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Panko Vina tại địa chỉ lô I-CN, KCN Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương vào ngày 04 tháng 12 năm 2007 với ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất gia công dệt, nhuộm, may mặc quần áo các loại. Ban đầu Công ty chỉ có khu xưởng sản xuất may mặc. Sau đó Công ty xây dựng thêm khu xưởng dệt nhuộm, bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất khoảng thời gian tháng 04 năm 2009 với công suất năm hoạt động ổn định là dệt 9.000 tấn vải/năm, may mặc 39,6 triệu sản phẩm/năm.

Công ty TNHH Panko Vina được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và Châu Âu. sản xuất theo công nghệ của tổng Công ty PANKO CORPORATION ở Hàn Quốc. Đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề, trẻ, năng động, sáng tạo, đầy nhiệt huyết, được đào tạo chuyên môn bài bản và ngày càng trưởng thành, hoàn toàn có thể làm chủ kỹ thuật – công nghệ. Đội ngũ quản lý có kinh nghiệm.

Với dây chuyền tiên tiến và thiết bị máy móc hiện đại, các nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài: Anh, Pháp, Úc, Canada, Hàn Quốc… nên sản phẩm đạt được sự ưa chuộng của khách hàng hầu hết khắp cả nước và xuất khẩu sang nước bạn như: Anh, Pháp, Đức, Hồng Kông, Nhật, Hà Lan, Hàn Quốc…

2.4.2 Điều kiện tự nhiên

2.4.2.1 Vị trí

Nằm ở Lô I-CN, KCN Mỹ Phước I, Bến Cát, Bình Dương.

 Phía Bắc giáp huyện Chơn Thành - Tỉnh Bình Phước.

 Phía Đông giáp huyện Phú Giáo.

 Phía Nam giáp Thị Xã Thủ Dầu Một

 Phía Tây giáp Dầu Tiếng và huyện Củ Chi – Tp. HCM

2.4.2.2 Điều kiện khí hậu

Các yếu tố khí hậu được tham khảo trên cơ sở số liệu đo đặc nhiều năm tại khu

Mỹ Phước – Bình Dương.

Nhiệt độ không khí:

- Nhiệt độ trung bình năm là: 25,00C

- Nhiệt độ cực đại tuyệt đối: 39,40C

- Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối: 12,20C

- Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng 4: 28,90C

- Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1: 20,50C

Chế độ mưa

- Lượng mưa trung bình năm: 2.187mm

- Lượng mưa năm cao nhất: 2.648mm

- Lượng mưa năm nhỏ nhất: 1.951mm

- Số ngày mưa trung bình năm: 161 ngày

- Lượng mưa lớn nhất trong ngày: 177mm

- Lượng mưa tối đa trong tháng: 613mm

Ngoài ra còn có, lượng bốc hơi, chế độ gió, số giờ nắng,…

2.4.2.3 Địa hình, địa chất, thuỷ văn

Nhìn chung, Lô I-CN, KCN Mỹ Phước I, Bến Cát, Bình Dương. Nằm trên khu đất tương đối bằng phẳng hầu như không phải san lấp lớn khi xây dựng, địa hình hơi dốc theo hướng từ Bắc sang Nam, độ dốc trung bình 0.008.

Điều kiện địa hình tương đối thuận lợi trong việc san lắp, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như tiêu thoát nước mưa, tránh được hiện tượng ngập úng vào mùa mưa.

2.4.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.4.3.1 Dân cư – lao động

• Toàn bộkhu quy hoạch gồm nhiều hộ dân sinh sống, phần lớn các hộ dân nằm trong khu di dời và giải tỏa làm nghề nông, buôn bán, và số còn lại làm trong KCN.

• Theo kinh nghiệm hoạt động của một số KCN ở Việt Nam, nhu cầu bình quân của một ha đất công nghiệp là 210 người. Như vậy, dự kiến KCN Mỹ Phước 1sẽ thu hút lao độngnhiều, trong đó có 20% lao động địa phương, số còn lại là lao động từ địa phương khác.

• Tại nhà máy nhucầu lao động dự kiến khoảng 5460 người.

2.4.3.2 Giao thông vận tải, thông tin liên lạc

Khu vực thực hiện dự án được đạt tại lô I-CN, KCN Mỹ Phước I, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, nằm cách đại lộ Bình Dương khoảng 1,5 km. Như vậy dự án nằm tại khu vực có hệ thống giao thông hoàn chỉnh rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của dự án.

Ngoài ra, dự án cách Cảng Sài Gòn khoảng 45 km về hướng Đông Nam và cách Ga Sóng Thần khoảng 30 km nên cũng rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá của dự án bằng đường sắt và đường biển.

Hệ thống thông tin liên lạc đã được đầu tư xây dựng hoàn thiện, đáp ứng tốt nhu cầu của dự án.

2.4.3.3 Nguồn cung cấp điện

Dự án sử dụng điện lưới quốc gia cung cấp chung cho KCN Mỹ Phước từ 2 tuyến Tân Định - Mỹ Phước và Bến Cát - Mỹ Phước (22KV). Điện sẽ đuợc cung cấp tới ranh giới khu đất, công suất trạm là 100MAV, đảm bảo cho việc sản xuất công nghiệp và vận hành XLNT . Đáp ứng được yêu cầu về điện cho dự án. Như vậy, dự án nằm trong khu vực có hệ thống cung cấp điện rất thuận lợi. Tuy nhiên,

để phòng ngừa trường hợp mất điện đột xuất, Công ty sẽ trang bị 01 máy phát điện với công suất 750KVA.

Hệ thống thu sét

- Sử dụng cầu thu sét, với thiết bị kích thích ápđiện.

- Thiết kế hệ thống chống sét cầu SAINT-ELMO MODEL SE.6 được thiết

kế theo tiêu chuẩn quốc tế (CEI).

2.4.3.4 Nguồn cung cấp nước

Nguồn nước cấp cho dự án là hệ thống cấp nước chung của KCN. Hiện tại tuyến đường ống cấp nước đã được xây dựng hoàn chỉnh và phân bố điều trong toàn KCN nên rất thuận lợi trong việc lấy nước để phục vụ sản xuất. Dự án sẽ hợp đồng mua nước sử dụng để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.

• Hiện tại, số lao động của nhà máy trong giai đoạn 1 là 3.012 người, nhu cầu dùng nuớc hiện tại là 210 m3/ngày.

• Dự kiến tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án của Công ty sau khi giai đoạn 2 đi vào hoạt động là 5.460 người và được công ty xây dựng khu ở tập thể nên lượng nước cấp theo định mức sử dụng của công nhân là 100 lít/người.ngày, nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt là:

QSH = 5460 * 100/1.000 = 546 m3/ngày.

• Lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất được dùng trong các công đoạn như rũ hồ, vắt, sấy, tẩy, nhuộm, làm mát,… lượng nước cấp dành cho sản xuất là rất lớn, dự kiến khoảng 2.500 m3/ngày.

• Tổng nhu cầu dùng nước dự kiến của dự án là khoảng 3.050 m3/ngày.

2.4.3.5 Thoát nước

• Hệ thống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt được tách riêng biệt bằng

hệ thống các mương rãnh thoát nước xây bằng gạch, nắp song thép, chạy bao quanh nhà xưởng. Bề rộng thoát nước trung bình 300 mm các đoạn qua đường giao thông sử dụng ống bê tông cốt thép.

• Lưu lượng nước thải sản xuất: 2.500 m3/ngày

• Lưu lượng nước thải sinh hoạt tính bằng 80% lượng nước cấp dành cho sinh hoạt

QNT = 546 * 80% = 436,8 m3/ngày

• Dự án sẽ đầu tư hệ thống đường ống thu gom nước thải tại các khu vực phát sinh, tập trung đưa về trạm XLNTcủa nhà máy với công suất của hệ thống

Một phần của tài liệu Khảo sát, tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhuộm công ty panko vina bình dương (công suất 3000 m3 (Trang 22 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)