NHIỄM MẶN
3.1 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHIỄM MẶN ĐÃ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG NUÔI TRỒNG THÙY SẢN Ở CÁI NƯỚC
3.1.1 Xác định diện tích đất mặn qua từng năm
Diện tích đất tôm - lúa giảm mạnh qua các năm, từ 5000 ha năm 2005 chỉ còn
783 ha (năm 2006), thay vào đó là các mô hình chuyên tôm ngày càng chiếm ưu thế
mà nguyên nhân là do quá trình mặn hóa đất diễn ra ngày càng găy gắt, diện tích trồng lúa sụt giảm đồng nghĩa với diện tích đất mặn tăng.
3.1.2 Xác định các vùng bị mặn do nuôi trồng thủy sản, phân vùng đất mặn
Ngày 15 tháng 6 năm 2000, Chính phủ ra Nghị quyết số 09 về một số chủ trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, 7/7/2000 tỉnh ủy có chỉ thị số 09/CT-TU về việc điều chỉnh sản xuất ngư- nông- lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010. Theo đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế được tiến hành mạnh mẽ, từ trồng lúa sang nuôi tôm,
các cống ngăn mặn đều bị bãi bỏ hết, kéo theo là tình trạng nhiễm mặn hoàn toàn trên toàn huyện Cái Nước (từ năm 2000- 2002), tuy nhiên hàm lượng muối chịu tác động của 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (độ mặn tăng dần
từ 7‰ đến hơn 40‰: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11(độ mặn giảm thích hợp cho việc trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm nếu có biện pháp rửa mặn phù hợp).
3.1.3 Xây dựng bản đồ các vùng đất bị nhiễm mặn do nuôi thủy sản:
Toàn bộ diện tích của huyện đều nuôi trồng thủy sản nhưng lại phân bố rải rác nên không thể hiện lên bản đồ một cách cụ thể. Riêng xã Trần Thới có quy hoạch khoảng 5-7 hecta nuôi tôm thì hầu như là ở vùng này mức độ nhiễm mặn khá cao.
SVTH: Nguyễn Văn Tài Trang 15 MSSV: 0607169
3.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÙNG NUÔI TÔM
3.2.1 Mạng lưới các điểm quan trắc mẫu đất
Các điểm quan trắc mẫu đất được tiến hành trong hai đợt:
- Đợt 1: bắt đầu từ 15/03/2010 đến ngày 22/03/2010, thời gian đầu vụ tôm ở mô hình tôm lúa, giữa vụ tôm 1.
- Đợt 2: từ ngày 16/05/2010 đến ngày 23/05/2010, thời gian kết thúc vụ nuôi tôm trên mô hình tôm lúa,
3.2.2 Kết quả phân tích mẫu đất, độ mặn của đất.
- Hàm lượng muối NaCl các mẫu phân tích trong đợt 1:
0 1 2 3 4 5 6 7
Tôm - lúa QC CN
Mô hình
Hàm lượng NaCl (%)
0-20 cm 20-40 cm
Hình 2: Hàm lượng muối NaCl của các mô hình nuôi
ở tầng 0-20cm và 20-40cm
Hàm lượng muối NaCl trong mô hình tôm lúa cao ở độ sâu 0-20 cm (5,9%) do
khi tiến hành thời kỳ nuôi tôm, giảm thấp hơn ở độ sâu 20-40 cm do có thời gian cải tạo để trồng lúa (0,46%).
Hàm lượng muối NaCl cao ở mô hình tôm nuôi CN (độ sâu 20-40cm) với 1,81%; mô hình tôm nuôi QC hàm lượng muối NaCl thấpnhất.
Để hiểu rõ hơn các tính chất của môi trường đất, tiến hành lấy mẫu lần 2 từ ngày 16/05/2010 đến ngày 23/05/2010, thời gian kết thúc vụ nuôi tôm trên mô hình tôm
SVTH: Nguyễn Văn Tài Trang 16 MSSV: 0607169
lúa, các mẫu vẫn được lấy trong những mô hình nuôi ở các hộ gia đình như lần 1, Các chỉtiêu cần phân tích để đánh giá chất lượng môi trường như: Độ mặn thể hiện qua trị số EC (dS/m), tổng muối hòa tan (%), cation trao đổi, Na+, Ca2+, Mg2+, các chỉ tiêu đánh giá mức độ sodic hóa của đất theo thời gian như ESP, SAR.
- Phần trăm Natri trao đổi ESP (Exchange Sodium Percentage) được tính toán dựa trên cơ sở khả năng hấp phụ cation của đất (CEC) và Natri trao đổi theo công thức.
ESP = *100
CEC
Na+
Trong đó: Na+ (meq/100g) CEC (meq/100g)
- Độ mặn trong đất:
0 1 2 3 4 5 6 7
Tôm - lúa QC CN
Mô hình nuôi
Độ mặn (dS/m)
0-20cm 20-40 cm
Hình 3: Độ mặn của đất trong các mô hình nuôi
ở độ sâu 0-20cm và 20-40cm
Tầng 0-20 cm, độ mặn cao nhất là ở mô hình nuôi CN. Do vào cuối vụ tôm nên
độ mặn cao.
Độ mặn thấp nhất là ở mô hình nuôi tôm lúa, nhưng ở độ sâu 20-40 cm thì độ mặn lại cao thể hiện sự tích lũy muối và sẽ chuyển dần theo hướng sodic hóa. Mô hình nuôi QC độ mặn cũng khá cao vào cuối vụ.
SVTH: Nguyễn Văn Tài Trang 17 MSSV: 0607169
0 1 2 3 4 5 6 7
Tôm - lúa QC CN
Mô hình nuôi
Tổng muối hòa tan (%)
0-20cm 20-40cm
Hình 4: Tổng muối hòa tan trong đất ở các mô hình nuôi
ở độ sâu 0-20 và 20-40 cm
Tổng muối hòa tan trong đất nuôi tôm rất cao (1.5-6.0%) phù hợp cho sự phát triển của tôm.
Tầng đất sâu hơn (20-40cm) ở mô hình tôm lúa có tổng muối hòa tan cao hơn tầng đất mặt, thể hiện sự tích lũy muối và sẽ chuyển dần theo hướng sodic hóa.
- Sự sodic hóa trong đất. Cần có đủ lượng nước để rửa mặn cho lúa phát triển tốt. Đất mặn sodic là đất có pH trung tính (thấp hơn 8,5), nhưng có lượng muối hòa tan cao (trên 4mS/cm).
SVTH: Nguyễn Văn Tài Trang 18 MSSV: 0607169
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Tôm - lúa QC CN
Mô hình nuôi .
ESP (%)
0-20cm 20-40cm
Hình 5: Sự sodic hóa trong đất ở các mô hình nuôi
ở độ sâu 0-20cm và 20-40cm
Tuy đất ở mô hình tôm lúa nhiễm mặn cao nhưng ở độ sâu (20-40 cm) đất chưa
bị sodic hóa, ở tầng 0-20 cm đất bị sodic do có thể có sự xâm nhiễm mặn từ ngoài vào trong mùa khô.
Mô hình tôm nuôi QC, đất ở hai tầng đều bị sodic nhưng ở tầng 20-40cm thì mức
độ sodic cao hơn có thể do có rửa mặn trước mỗi vụ nuôi nhưng chỉ có thể rửa hiệu quả ở tầng mặt, mặt khác do ảnh hưởng của nước ngầm nhiễm mặn vào mùa khô. Giá trị ESP cao ở mô hình CN nhưng chưa vượt mức sodic, phát triển đến tầng 20-40cm, trong tương lai nếu cần thiết chuyển đổi sang canh tác lúa sẽ rất khó thực
hiện.
3.3 NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ TÍCH TỤ MẶN (CƠ CHẾ GÂY MẶN) CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Đấtbị hóa mặn do hàng loạt nguyên nhân có quan hệ với nhau. Cụ thể các
nguyên nhân gây mặn đất do:
Các quá trình phong hóa
Sự tích lũy muối trên tầng đất mặt do tưới trong điều kiện tiêu nước không đầy đủ
SVTH: Nguyễn Văn Tài Trang 19 MSSV: 0607169
Tưới bằng nước mặn chứa muối
Mực nước ngầm nằm nông
Các muối hóa thạch
Thấm từ các sườn dốc chứa muối
Đại dương
Các phân bón hóa học và các chất thải
SVTH: Nguyễn Văn Tài Trang 20 MSSV: 0607169