Bầu không khí ban đầu tác động có ý nghĩa đến động cơ học tập. Trước tiên là môi trường vật chất phải thuận lợi.
- Phòng ốc thoáng mát không quá đẹp hoặc quá rộng (làm loãng bầu không khí)
- Bàn nghế xếp thành chữ U, hay vòng tròn để mọi người nghe và thấy mọi người, dể tạo sự tham gia đối thoại.
- Các học cụ như giấy khổ lớn, bút, nếu cần thì tivi, đầu máy, máy chiếu qua đầu v.v... Không cần thiết phải thật sang trọng. Giáo dục chủđộng cần một bầu không khí thư giản, thoải mái. Có một lớp học diễn ra tại một phòng họp của một trung tâm hội nghị. Bàn đầu dục, ghế niệm, mỗi người có micro trước mặt. Dù chỉ có 20 người tham dự mà không ai dám tham gia vì bầu không khí giống như cuộc họp của chính phủ. Còn tại một trung tâm nọ, các trang thiết bị
hiện đại được sử dụng tối đa... Cuối khóa, học viên kết luận rằng về địa phương họ không làm giáo dục chủ động được vì họ không có video, máy chiếu qua đầu (overhead) v.v... Trong bối cảnh còn nghèo nên sử dụng giấy khổ lớn, bút lông, bảng trắng, bảng nỉ, pano, tranh... là được rồi.
Quan trọng hơn khu cảnh vật chất là bầu không khí tâm lý: làm sao cho mọi người cảm thấy thư giản, thoải mái, vui tươi. Yếu tố quyết định là thái độ và phong cách người dạy. Trước tiên là vị trí, nếu người dạy đứng trên bục cao, rất xa học viên khoảng cách tâm lý sẽ tăng. Nếu chỗ ngồi xếp theo vòng tròn hay chữ U thì thấy ngồi giữa. Không quá cách biệt.
Diện mạo gây ấn tượng đầu tiên. Nếu tới một nơi bình dân, một lớp học mà người học thuộc tầng lớp không giàu có, người dạy ăn mặc trang trọng hay sang trọng quá cũng khó hòa nhập.
Nhưng căn bản hơn hết là thái độ, khả năng truyềng thống và phương pháp thư giản, thoải mái, dễ gần. Sự tự tin trong khiêm tốn, sự quyết đoán trong lắng nghe và tôn trọng ý kiến người tham dự, biết tổ chức, điều hành mà dân chủ. Vui vẻ, một chút khôi hài và sự tự giới thiệu thân tình đúng mức sẽ rút ngắn được khoảng cách tâm lý.
Vì giáo dục phát triển nhằm vào thay đổi hành vi, nhấn mạnh sự trao đổi kinh nghiệm, học theo chiều ngang, sự quen biết lẫn nhau giữa học viên là cơ bản. Do đó phải dành đủ thời gian và chăm chút giai đoạn học viên tự giới thiệu lẫn nhau.
Có rất nhiều trò chơi làm “tan tảng băng”, gây cười làm người ta phải làm quen. Có những cách tự giới thiệu hay giới thiệu người khác giúp cho biết không những phái, tuổi, nơi công tác, quá trình học tập, kinh nghiệm v.v... mà cả nhữntg tâm tư nguyện vọng, lo âu, mong chờđối với khóa học.
Điều này giúp tạo động cơ học tập nơi học viên và giúp cho người hướng dẫn biết rõ đối tượng của mình hơn nữa.