VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý 9 theo chuyên đề (Trang 87 - 92)

- Học sinh cần hiểu được vị trí địa lí, ý nghĩa của vị trí đến sự phát triển kinh tế- xã hội

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. Phân tích những thuận lợi và khó khăn đến sự phát triển kinh tế- xã hội

- Điều kiện dân cư- xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

- Tình hình phát triển kinh tế của vùng

II- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1 Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Duyên hải Nam Trung Bộ là dải đất hẹp ngang hình cong , hướng ra biển , trải dài gần 6

vĩ độ từ 10033’B  160B (kéo dài tử Đà Nẵng đến Bình Thuận ) . Bao gồm 8 tỉnh và thành phố

- Phía Tây là Tây Nguyên , Lào ; phía Đông là vùng biển rộng với quần đảo Hoàng Sa ,Trường Sa ; phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ , phía Nam giáp Đông Nam Bộ .

Với vị trí và hình dáng như trên duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa về chiến lược giao lưu kinh tế và an ninh quốc phòng : vùng được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên , là cầu nối của Nam bộ với các tỉnh phía Bắc , quan trọng hơn cả vùng được coi là cơ sở hậu cần để khai thác kinh tế biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển Đông .

2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Địa hình : có sự phân hoá từ Tây sang Đông : núi , gò đồi ở phía Tây , hướng địa hình cong ra biển , núi dốc đứng về phía Đông có những dải núi chạy sát ra biển chia cắt dải đồng bằng ven biển. Bờ biển dốc khúc khuỷu tạo nên nhiều vũng vịnh nước sâu , nhiều bán đảo , quần đảo và đảo ở ven bờ

- Khí hậu : trên nền chung của cả nước là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa , khí hậu vùng này còn mang sắc thái á xích đạo . Cụ thể là : tổng lượng nhiệt trong năm lớn , lượng mưa tương đối thấp , trung bình khoảng 1200mm ,mùa khô kéo dài , mùa mưa ngắn kèm theo bão lụt

- Tài nguyên: Tài nguyên biển và du lịch là thế mạnh của vùng

+ Tài nguyên biển : bờ biển dài khúc khuỷu , bờ biển rộng nhiều bãi tôm bãi cá , nhiều ngư trường lớn thích hợp cho việc khai thác , nuôi trồng thuỷ sản . Vùng còn có một số đặc sản biển có giá trị kinh tế cao : tổ chim yến , đồi mồi , tôm hùm .

+ Tài nguyên du lịch : nhất là du lịch biển với các bãi tắm đẹp , các di tích lịch sử , văn hoá .

- Ngoài ra vùng còn có một số tài nguyên khác như rừng , khoáng sản , đất thích hợp cho việc phát triển kinh tế nông lâm ngư nghiệp .

Khó khăn :

- Thiên tai thường gây thiệt hại lớn trong điời sống sản xuất của dân cư đặc biệt là mưa bão , hạn hán

- Độ che phủ rừng thấp , rừng bị tàn phá cọng với mùa khô kéo dài do đó hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng nhất là các tỉnh Ninh Thuận , Bình Thuận. Vì thế việc trồng

và bảo vệ rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng

3 Đặc điểm dân cư xã hội

- Duyên hải Nam Trung Bộ có sự khác biệt về dân cư , dân tộc , phân bố và hoạt động kinh tế giữa vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng ven biển phía Đông.

+ Đồng bằng duyên hải phía Đông có người Kinh và 1 bộ phận lớn người Chăm sinh sống, kinh tế chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ và khai thác nuôi trồng thuỷ sản .

+ Vùng gò đồi phía Tây là địa bàn cư trú của 1 số dân tộc ít người (Cơ-tư , Ba-na , Ê-đê ,

…) với mật độ thấp , kinh tế chủ yếu là chăn nuôi bò , trồng cây công nghiệp , trồng rừng,

tỉ lệ hộ nghèo cao. Vì vậy cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ,phát triển kinh tế, đẩy mạnh công tác giảm nghèo .

- Đời sống của người dân trong vùng còn nhiều khó khăn nhưng nhân nhân có tính cần cù lao động , giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác biển xa .

- Nhìn chung trên một số chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội , vùng không có khoảng cánh chênh lệch khá lớn so với mức trung bình cả nước, đáng ghi nhận là tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân thành thị cao hơn mức trung bình cả nước . Điều đó thể hiện trình độ lao động , học vấn của người dân tương đối khá .

4 Tình hình phát triển kinh tế

a Nông nghiệp

- Nuôi bò và khai thác nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh trong nông nghiệp của vùng .

+ Dựa vào vùng gò đồi phía Tây để phát triển đàn bò .

+ Vùng biển phía Đông giàu tiềm năng , ngư dân có kinh nghiệm đi biển , do đó ngư nghiệp là thế mạnh chiếm 27% giá trị thuỷ sản cả nước .

+ Nhề làm muối , chế biến hải sản cũng khá phát đạt . Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mực , tôm , cá đông lạnh .

- Ngoài ra sản xuất lương thực , trồng cây công nghiệp , trồng rừng cũng đem lại hiệu quả lớn cho vùng . Tuy nhiên do quỹ đất hạn chế , đồng bằng hẹp , đất xấu và thiếu nước , bão lụt vào mùa mưa do đó sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người còn thấp hơn cả nước .

b Công nghiệp

- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ tăng trưởng khá nhanh

so với cả nước nhưng tỉ trọng còn khiêm tốn trong tỗng sản lượng công nghiệp cả nước (5,6%)

- Các ngành công nghiệp trọng điểm : Cơ khí , sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lâm sản , thực phẩm

Đặc biệt duyên hải Nam Trung Bộ có lực lượng công nhân cơ khí có tay nghề cao năng động trong kinh tế thị trường . Nhiều dự án quan trọng đang được triển khai đặc biệt là xây dựng nhiều khu công nghiệp trong phạm vi kinh tế trọng điểm miền Trung .

Ví dụ : khu công nghiệp Liêu Chiểu (Đà Nẵng ) , Chu Lai – Kì Hoà (Quảng Nam ) , Dung Quất (Quảng Ngãi ) , Nam Tuy Hoà (Phú Yên ) , Nhơn Hội (Bình Định )…

- Phân bố công nghiệp chủ yếu ở các thành phố ven biển như Đà Nẵng , Quy Nhơn , Nha Trang ,…

c Dịch vụ : Phát triển nhất là giao thông vận tải và du lịch

- Nhờ điều kiện vị trí thuận lợi là cầu nối Bắc Nam và Đông Tây do đó có khối lượng hàng hoá và hành khách rất lớn được vận chuyển qua địa bàn của vùng .+ Quan trọng nhất

là hoạt động của các cảng biển : Đà Nẵng , Quy Nhơn , Nha Trang . Trong đó Đà Nẵng và Quy Nhơn là cảng có hoạt động xuất nhập khẩu có quy mô ngày càng lớn .

+ Giao thông Bắc – Nam với quốc lộ 1A , đường sắt thống nhất .

+ Giao thông Đông Tây với các tuyến từ Tây Nguyên ra cảng biển của vùng quốc lộ 14 ,

24, 19, 25, 26, 27,28.

- Du lịch : là một trong những thế mạnh rất lớn của vùng , hoạt động du lịch biển diễn ra sôi động quanh năm tại các bãi biển (Nha Trang, Qui Nhơn, Đà Nẵng) , các quần thể di sản văn hoá (phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn …) . Nha Trang được coi là thành phố du lịch của vùng và của cả nước .

5 Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

- Đà Nẵng , Quy Nhơn , Nha Trang là 3 trung tâm kinh tế lớn của vùng đồng thời được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên . Cả 3 đều là thành phố biển , tập trung nhiều ngành công nghiệp với các hoạt động xuất nhập khẩu nhộn nhịp nhất vùng .

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tình và thành phố có vai trò thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả 3 vùng.

Tóm lại Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lí thuận lợi nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường sắt , đường bộ , đường biển , đường hàng không với hệ thống cảng là cửa ngõ ra vào của Tây Nguyên , Nam Lào và Đông Bắc Campuchia .

- Vùng có nhiều tiềm năng về biển và hải đảo để phát triển các ngành kinh tế biển .

- Bờ biển dài , nhiều vùng vịnh và các bãi tắm đẹp , hàng loạt danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng tạo cho vùng có khả năng trở thành trung tâm du lịch lớn nhất cả nước .

- Vùng có trình độ dân trí tương đối cao nhân dân kiên cường trong đấu tranh ,cần cù trong lao động , nhiều kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và các ngành kinh tế biển Sản phẩm chủ yếu của vùng là các loại sản phẩm từ biển : yến xào , hải sản , đồi mồi , tôm hùm , cá khô , nuớc mắm , muối ,…

• Khó khăn :

- Là dải đất hẹp , địa hình dốc , nghiên từ Tây sang Đông do đó sông suối ngắn dốc .

- Là nơi hội tụ các tai biến thời tiết khí hậu,thiên tai thường xuyên xảy ra với mức độ ngày càng ác liệt

- Rừng bị tàn phá nặng nề ,đất đồi trọc còn nhiều hiện tượng sa mạc hoá ngày càng mở rộng .

- Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ và còn lạc hậu nhất là vùng phía Tây .

- Tốc độ tăng dân số tự nhiên còn cao là sức ép đối với nên kinh tế nhất là ở nông thôn và miền núi .

II- Câu hỏi và bài tập:

1- Trong phát triển kinh tế – xã hội vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện

thuận lợi và khó khăn gì ?

Hướng dẫn trả lời

-Thuận lợi : có điều kiện phát triển kinh tế biển , phát triển nông nghiệp dựa vào đồng bằng hẹp ven biển với cây lương thực , cây công nghiệp ngắn ngày …vùng gò đồi phát triển cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi ; phát triển kinh tế rừng và du lịch

-Khó khăn : nhiều thiên tai , diện tích rừng thu hẹp → sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng .

2) Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ ?

Hướng dẫn trả lời

Do khí hậu khô hạn, độ che phủ của rừng thấp dễ có nguy cơ sa mạc hoá mở rộng đặc biệt

ở Ninh Thuận và Bình Thuận nên cần phải bảo vệ và phát triển rừng để tăng diện tích rừng, giảm nguy cơ sa mạc hóa.

3- Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam T. Bộ

Hướng dẫn trả lời

Cả hai vùng có tài nguyên biển đa dạng , phong phú rất thuận lợi cho xây dựng nền kinh

tế biển phát triển toàn diện với nhiều ngành sản xuất:

+ Giao thông vận tải biển thông qua hệ thống cảng biển: Cửa Lò, Chân Mây, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh .

+ Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản: các bãi cá, bãi tôm, vũng, vịnh, đảo, bán đảo…

+ Sản xuất muối: Sa Huỳnh, Cà Ná…

+ Du lịch biển: Sầm Sơn, Cữa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô, Non Nước, Sa Huỳnh, Qui Nhơn, Nha Trang, Mũi Né…

4- Cho bảng số liệu về sản lượng thuỷ sản ở Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 (nghìn tấn)

Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung

Bộ

Nuôi trồng 38,8 27,6

Khai thác 153,7 493,5

a) Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sản lượng thuỷ sản ở hai vùng trên.

b) So sánh sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, giải thích?

Hướng dẫn trả lời

- So sánh :

+ Bắc Trung Bộ nuôi trồng thuỷ sản nhiều hơn Duyên hải Nam Trung Bộ .

+ Duyên hải Nam Trung Bộ khai thác nhiều hơn Bắc Trung Bộ 3 lần .

- Giải thích :

+ Bắc trung Bộ có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn gấp 1,5 lần so với duyên hải Nam Trung Bộ và người dân có kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản .

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có hai ngư trường cá trọng điểm : Ninh Thuân – Bình Thuận , Hoàng Sa – Trường Sa và người dân có kinh nghiệm đánh bắt cá xa bờ .

5- Cho bảng số liệu về diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản theo các tỉnh năm 2002 Các tỉnh, thành

phố

Đà Nẵng

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Bình Định

Phú Yên

Khánh Hoà

Ninh Thuận

Bình Thuận Diện tích (nghìn

ha)

0,8 5,6 1,3 4,1 2,7 6,0 1,5 1,9

Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng

Duyên hải Nam Trung Bộ năn 2002 và nêu nhận xét

Hướng dẫn trả lời

- Vẽ biểu đồ cột đơn , ghi số liệu trên mỗi cột.

- Nhận xét: các tỉnh đều có diện tích nuôi trồng thuỷ sản khá lớn, đứng đầu là Khánh Hoà

và Quảng Nam

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý 9 theo chuyên đề (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w