CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI THĂNG LONG
3.3. Hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công
3.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là một phần quan trọng của công tác kế toán doanh nghiệp, là bộ phận cung cấp thông tin về công tác bán hàng, xác định kết quả kinh doanh của công ty. Từ những thông tin đầy đủ, kịp thời do kế toán cung cấp, ban lãnh đạo công ty thấy được kết quả thực tế của hoạt động kinh
doanh, để từ đó phân tích, xác định được các mặt mạnh, mặt yếu trong kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho công tác quản lý cũng như hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoàn thiện công tác kế toán nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng là vấn đề cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Phương hướng muốn hoàn thiện, muốn có tính khả thi thì trước hết phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phải tuân thủ chuẩn mực, nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành, trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, các chính sách của Nhà nước, nhưng không cứng nhắc, đảm bảo tính linh hoạt và sáng tạo.
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phải phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của ngành nói chung và công ty nói riêng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Hoàn thiện phải đem lại hiệu quả cao, phù hợp với yêu cầu và trình độ nghiệp
vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán.
3.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
Căn cứ vào các hạn chế còn tồn tại trong công tác tổ chức kế toán nói chung
và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng của công ty Thăng Long, em xin đề xuất một số ý kiến cá nhân nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty như sau:
Thứ nhất, công ty Thăng Long kinh doanh thương mại nhiều loại mặt hàng khác nhau nhưng chưa có TK chi tiết theo từng đối tượng mặt hàng. Việc mở TK chi tiết theo từng đối tượng mặt hàng giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt mặt hàng nào bán chạy và mặt hàng nào bán chậm hơn để từ đó đưa ra được phương pháp, chiến lược kinh doanh thương mại phù hợp, hiệu quả.
Thứ hai, thay đổi cơ chế lương thưởng cho nhân viên bán hàng
Ngoài khoản lương và phụ cấp cố định hàng tháng, công ty nên trả thêm cho nhân viên bán hàng phần trăm hoa hồng trên tổng doanh thu hàng hóa mà nhân viên
đó bán được trong kỳ nếu doanh thu bán được vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra đầu tháng. Mức phần trăm hoa hồng có thể cố định hoặc có nhiều mức lũy tiến. Điều này sẽ khiến nhân viên bán hàng có động lực hơn trong việc nâng cao chất lượng bán hàng từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty.
Vì phần mềm Fast Accounting phần hành “Tiền lương” chưa có tính năng chấm công theo sản phẩm, hoặc chấm công theo doanh thu mà chỉ có chấm công theo thời gian. Do đó, để tính toán số tiền hoa hồng được hưởng thêm của nhân viên bán hàng kế toán có thể thực hiện trên Excel bằng cách lập bảng tính như sau:
Giả định, mức chỉ tiêu doanh thu trong tháng 12 của mỗi nhân viên bán hàng
là 250 triệu, nếu doanh thu bán từ 250-300 triệu sẽ được hưởng 0.2 %, doanh thu bán từ 300-350 triệu sẽ được hưởng 0,5%, từ 400 triệu trở lên sẽ được hưởng 1%,
…
BẢNG THANH TOÁN TIỀN HOA HỒNG BÁN HÀNG
Tháng 12 năm 2020
Đơn vị tính: đồng
STT Nhân viên bán hàng Doanh thu hàng hóa bán
được trong kỳ
Phần trăm Tổng tiền
(1) (2) (3) (4) (5)=(3)*(4)
1 Phạm Thanh Duy 325.000.000 0,5% 1.625.000
2 Hoàng Tuấn Kiên 150.600.000 0% 0
3 Vũ Hải Minh 572.500.000 1% 5.725.000
Tổng cộng 7.350.000
Toàn bộ số tiền hoa hồng thưởng thêm được hạch toán vào TK 6421- chi phí bán hàng. Vì việc tính toán hoa hồng được hưởng không được thực hiện trên phần mềm thông qua phần hành Tiền Lương, do đó để dễ dàng trong việc hạch toán, công
ty thanh toán cho nhân viên bằng tiền mặt và lập phiếu chi, căn cứ vào phiếu chi. Định khoản như sau:
Nợ TK 6421: 7.350.000
Có TK 1111: 7.350.000
Để hạch toán vào phần mềm, vào phần “Tổng hợp” -> “Chứng từ nghiệp vụ khác” để hạch toán.
Việc thanh toán thêm hoa hồng cho Nhân viên bán hàng sẽ làm gia tăng chi phí bán hàng cho doanh nghiệp, do đó, công ty có thể xem xét giảm bớt tiền lương
cố định hàng tháng của nhân viên bán hàng để chi phí bán hàng đảm bảo được sự ổn định, hợp lý
Thứ ba, Về chính sách chiết khấu bán hàng: Công ty nên đưa ra chính sách
chiết khấu thanh toán hợp lí, hấp dẫn cho khách hàng khi khách hàng thanh toán sớm tiền hàng. Để từ đó khuyến khích khách hàng nhanh chóng thanh toán nợ, rút ngắn thời gian luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Công ty có thể áp dụng một trong các hình thức chiết khấu thanh toán, lựa chọn cho phù hợp với điệu kiện tại đơn vị: Chiết khấu tỷ lệ % nhất định trên tổng giá trị người mua phải thanh toán hoặc chiết khấu một số tiền nhất định cho tất cả đơn hàng.
Ví dụ: Công ty có thế xem xét áp dụng thời hạn nợ đối với khách hàng là 20
ngày, nhưng nếu khách hàng thanh toán sớm từ 5-10 ngày thì công ty sẽ cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán 0.5% trên tổng số tiền thanh toán, thanh toán sớm
từ 11-20 ngày thì khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán 1% trên tổng số tiền thanh toán.
Công ty Long Thành mua hàng của công ty Hoàng Pôn ngày 19/12/2020 với tổng giá trị thanh toán là 75.790.000 đ. Hạn thanh toán là 31/12/2020. Nhưng đến 25/12/2020 công ty Long Thành đã chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền hàng. Như vậy, công ty Long Thành đã thanh toán sớm trước hạn 6 ngày. Chiết khấu thanh toán mà công ty Long Thành được hưởng là:
0.5% x 75.790.000 = 378.950 (đồng)
Số tiền công ty Long Thành còn phải thanh toán:
75.790.000 –378.950 = 75.411.050 (đồng)
Kế toán định khoản chiết khấu thanh toán như sau:
Nợ TK 112: 75.411.050
Nợ TK 635: 378.950
Có Tk 131: 75.790.000
Thứ tư, Hạch toán và phân bổ chi phí bán hàng.
Công ty Thăng Long có thể sử dụng TK 1562 mở chi tiết cho từng mặt hàng
để theo dõi chi phí mua vào của hàng hóa để đảm bảo phản ánh đúng giá vốn hàng bán. Nội dung các khoản chi phí mua hàng tại công ty bao gồm: Chi phí vận chuyển hàng về kho, bốc xếp, chi phí lương của của nhân viên kinh doanh chuyên trách nguồn cung...
Cuối kì kế toán tháng, phải thực hiện phân bổ chi phí nhập hàng cho hàng hóa bán phát sinh trong kì cho từng mặt hàng; nếu chi phí mua phát sinh chung cho nhiều mặt hàng khác nhau có đơn giá bán khác nhau nhiều thì lấy tổng chi phí mua phát sinh trong kì phân bổ cho từng mặt hàng, nhóm hàng theo tiêu thức giá trị. Còn giữa các mặt hàng có đơn giá bán không chênh lệch nhau nhiều thì phân bổ chi phí mua phát sinh trong kì liên quan đến nhóm hàng đó cho từng mặt hàng theo tiêu thức khối lượng mua trong kì.
Chi phí mua
hàng phân bổ
cho hàng hoá đã
bán trong kỳ
=
Chi phí thu mua hàng của hàng hoá tồn đầu kỳ
+
Chi phí thu mua hàng phát sinh
trong kỳ
Trị giá hàng xuất bán trong kỳ Trị giá mua
hàng còn đầu kỳ +
Trị giá mua hàng nhập trong
kỳ (3.1)
Do đó:
Tri giá vốn hàng
xuất bán = Trị giá mua thực tế
của hàng xuất bán + Chi phí mua phân bổ cho
hàng tiêu thụ trong kì (3.2)