CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI SÁU ANH
3.1 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
Căn cứ vào các hạn chế còn tồn tại trong công tác tổ chức kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng của Công Ty TNHH Vận tải và thương mại Sáu Anh, em xin đề xuất một số ý kiến cá nhân nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty như sau:
Thứ nhất ,công ty cần tuyển thêm người để công việc kế toán được thực
hiện tốt không vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
Thứ hai, đối với việc lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi : Trên thực
tế không phải khách hàng nào cũng thanh toán ngay hoặc có thanh toán chậm thì cũng thanh toán đúng hạn cho công ty. Vì vậy để chủ động hơn trong việc
sử dụng vốn kinh doanh và đảm bảo nguyên tắc thận trọng của công tác kế
toán thì phải trích trước dự phòng cho khoản nợ có thể đòi chậm hoặc không thể thu hồi vào chi phí QLDN trong kỳ. Bên cạnh đó công ty phải gia hạn nợ cho khách hàng nếu như quá thời hạn mà công ty cho thêm thời gian thì khách hàng phải chịu một khoản lãi suất bằng lãi suất vay ngân hàng. Do đó việc sử dụng TK 1592 “Dự phòng phải thu khó đòi” là cần thiết. Công ty phải có dự kiến nợ có khả năng khó đòi trích trước vào chi phí QLDN trong kỳ thanh toán. Doanh nghiệp phải dự kiến được mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập quỹ dự phòng. Sau khi lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản
dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết căn cứ hạch toán vào chi phí QLDN.
Thứ 3, đối với sổ chi tiết doanh thu : Vì mặt hàng kinh doanh ở doanh
nghiệp rất đa dạng nên việc không lập sổ chi tiết doanh thu gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản trị như việc Ban lãnh đạo khó có thể xác định được doanh thu theo từng nhóm hoặc từng mặt hàng. Chính vì vậy, kế toán nên căn
cứ vào tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mà lập sổ chi tiết doanh thu cho từng mặt hàng, có như vậy nhà quản lý mới nắm bắt được doanh thu của từng mặt hàng, trong từng thời điểm, xác định mảng khách hàng nào là chủ lực. Từ đó, ra quyết định quản trị phù hợp, có hiệu quả và từ các sổ chi tiết doanh thu đó và sổ tổng hợp doanh thu được dễ dàng hơn.
Thứ tư, Về chính sách chiết khấu bán hàng:Công ty nên đưa ra chính
sách chiết khấu thanh toán hợp lí, hấp dẫn cho khách hàng khi khách hàng thanh toán sớm tiền hàng. Để từ đó khuyến khích khách hàng nhanh chóng thanh toán nợ, rút ngắn thời gian luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Công ty có thể áp dụng một trong các hình thức chiết khấu thanh toán, lựa chọn cho phù hợp với điệu kiện tại đơn vị: Chiết khấu tỷ lệ % nhất định
trên tổng giá trị người mua phải thanh toán hoặc chiết khấu một số tiền nhất định cho tất cả đơn hàng.
Ví dụ: Công ty có thể xem xét áp dụng thời hạn nợ đối với khách hàng
là 30 ngày, nhưng nếu khách hàng thanh toán sớm từ 6-10 ngày thì công ty sẽ cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán 0.4% trên tổng số tiền thanh toán, thanh toán sớm từ 11-20 ngày thì khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán 0.8 % trên tổng số tiền thanh toán.
Kế toán định khoản khoản chiết khấu thương mại như sau:
Nợ TK 111,112 : Tiền hàng nhận được từ khách hàng trả nợ
Nợ TK 635 : Khoản chiết khấu thanh toán khách hàng được hưởng
Có TK 131 : Giảm số tiền hàng khách hàng còn nợ
Thứ năm, về phương pháp tính giá xuất kho : công ty nên thay bằng
phương pháp bình quân tức thời hay gọi là bình quân sau mỗi lần nhập, theo phương pháp này việc hạch toán sẽ trở nên chính xác hơn,kịp thời hơn ,phù hợp với nhu cầu của đơn vị.
Thứ sáu,công ty nên xem xét sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ công tác
kế toán được thực hiện một cách chính xác và kịp thời hơn.
Thứ bảy, trên cơ sở đã ghi chép,tính đoán,phân tích chi phí,doanh thu,kết quả từng loại hoạt động,từng sản phẩm,từng ngành hàng,.. công ty nên lập các bảng dự toán chi phí,doanh thu,lợi nhuận,dự toán vốn,.. để cung cấp thông tin trong việc phác họa,dự kiến tương lai nhằm phát triển doanh nghiệp.
Để đáp ứng thông tin cho tổ chức,điều hành hoạt động của các nhà quản trị,kế toán cần cung cấp thông tin cho các tình huống khác nhau với các phương án khác nhau để nhà quản trị có thể xem xét,đề ra các quyết định đúng đắn nhất,tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các mục tiêu đã vạch ra. Và như vậy,kế toán quản trị phải tổ chức ghi chép,xử
lý thông tin đầu vào và hệ thống hóa các số liệu chi tiết theo hướng đã định.
Kế toán quản trị cũng cần phải cung cấp các báo cáo thực hiện,trong đó : so sánh những số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch dự toán,liệt kê tất cả sự khác biệt và đánh giá việc thực hiện. Các báo cáo này sẽ giúp cho các nhà quản trị biết được kế hoạch đang thực hiện như thế nào,đồng thời nhận diện các vấn đề hạn chế cần có sự điều chỉnh,thay đổi hướng hoạt động của công
ty về mục tiêu đã xác định.
Bên cạnh đó, để tình hình tài chính của công ty thực sự lành mạnh và kế toán
thực sự phát huy vai trò là công cụ đắc lực phục vụ quản lý, việc công khai công tác kế toán và được kiểm toán là hết sức cần thiết.
Vài năm một lần, công ty có thể luân phiên thay đổi phần hành mà các kế toán viên phụ trách cho nhau, nhằm mục đích tạo điều kiện cho các kế toán viên nắm được khái quát toàn bộ quy tŕnh kế toán của công ty, giúp nâng cao tŕnh
độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên công ty. Từ đó khi trở về công việc cũ, các nhân viên có thể phối hợp hài hoà với nhau hơn.