4.2’-Hiệu chỉnh thành phần bê tông bằng thực nghiệm
VI. Các loại bê tông đặc biệt
• Bê tông phun
• Bê tông nhẹ
• Bê tông ứng suất trước
• Bê tông tự đầm
• Bê tông đầm lăn
• Bê tông cốt sợi
6.1 Bê tông phun
• Bê tông phun là bê tông được chuyển dịch bằng áp lực không khí bởi một thiết bị phun tốc độ cao. Bê tông phun được dùng để cố định đá kết dính kém và nền đất mềm/ chưa gia cố trong các máng rãnh lộ thiên, đường hầm hay gia cố sườn dốc. Bê tông vừa được phun vừa được kết chặt lại cùng một lúc. Bê tông phun còn được ứng dụng phổ biến làm lớp lót cho các công trình ngầm trong hầm.
Nó cũng còn được dùng trong sửa chữa bê tông.
• Khi bê tông được phun vào bề mặt thì nó đông cứng rất nhanh để cấu trúc không bị rơi sụp (nghĩa là đất mềm, chất nền đầy rãnh và
đá không kết dính); được thi công cho bề mặt đứng, mặt ngang, bề mặt có độ dốc và phía trên chất nền. Yêu cầu chính trong bê tông phun là cường độ sớm đạt 8 giờ (4-5 MPa). Cường độ sau 28 ngày thường được kiểm tra tại tâm điểm của bê tông phun. Cường độ bê tông yêu cầu sau 28 ngày thường từ 20-35 MPa.
6.1 Bê tông phun
6.2 Bê tông nhẹ
- Bê tông siêu nhẹ là “bêtông có chứa bọt”. Hàm lượng bọt trong bêtông có thể lên đến 75% thể tích.
Bê tông siêu nhẹ là một loại vật liệu nhẹ , ở dạng vữa thì dễ chảy,
có thể ứng dụng trong rất nhiều công trình. Khi khô nó có tỷ trọng trong khoảng 400-1600 kg/m3 và có độ chịu nén từ 1 MPa to 15 MPa.
- Vữa bêtông nhẹ có bọt có thể đúc dễ dàng, và có thể bơm bằng bơm bêtông. Khi đổ vào khuôn thì không cần dùng đầm. Bêtông xốp nhẹ chịu nước ( không thấm), chịu đông giá, có khả năng cách
âm và cách nhiệt rất cao.
6.2 Bê tông nhẹ
6.3 Bê tông ứng suất trước
• Bê tông ứng suất trước còn gọi là bê tông dự ứng lực, bê tông tiền áp.
• Cốt thép trong bê tông, là cốt thép cường độ cao, được kéo căng ra bằng máy kéo, đạt tới một giá trị ứng suất nhất định, được thiết kế trước, nằm trong giới hạn đàn hồi của nó, trước khi
các kết cấu bê tông cốt thép này chịu tải. Lực căng cốt thép này làm cho kết cấu bê tông biến dạng ngược với biến dạng do tải trọng gây ra sau này khi kết cấu làm việc. Nhờ đó, kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước có thể chịu tải trọng lớn gần gấp đôi so với kết cấu này, khi không căng cốt thép ứng suất trước
6.4 Bê tông tự đầm
• Bê tông tự lèn là bê tông có khả năng chảy dưới trọng lượng bản thân và làm đầy hoàn toàn cốp pha thậm chí trong cả những nơi dày đặc cốt thép
mà không cần bất cứ tác động cơ học nào mà vẫn đảm bảo tính đồng nhất. Nói một cách khác, bê tông tự lèn là
bê tông có khả năng tự lèn chặt. Khả năng tự lèn chặt là năng lực tiềm tàng của bê tông có liên quan đến khả năng đổ. Với khả năng này,
bê tông có thể làm đầy và lèn chặt mọi góc cạnh của cốp pha bằng trọng lượng bản thân nó mà không cần đầm trong quá trình đổ bê tông.
6.5 Bê tông đầm lăn
• Công nghệ bê tông đầm lăn (BTĐL) là loại công nghệ sử dụng bê tông không có độ sụt, được làm chặt bằng thiết bị rung lèn từ mặt ngoài (lu rung). Công nghệ này thích hợp sử dụng cho các công
trình bê tông khối lớn, không cốt thép và hình dáng không phức tạp như lõi đập, mặt đường. Việc sử dụng hỗn hợp bê tông khô hơn (không có độ sụt) và đầm lèn bê tông bằng lu rung giúp cho thi công nhanh hơn, rẻ hơn so với dùng công nghệ thi công bê tông truyền thống.
6.6 Bê tông cốt sợi (BTCS)
• Bê tông thông thường dễ phát sinh vết nứt, cường độ chịu kéo, chịu uốn, độ mài mòn và khả năng chống va đập kém. BTCS cải thiện được những nhược điểm trên. Bê tông cốt sợi là loại bê tông đặc
biệt được chế tạo từ hỗn hợp xi măng, cốt liệu, nước, phụ gia và sợi gia cường riêng rẽ. Sợi phân tán ngẫu nhiên hoặc sợi liên tục, phân
bố theo một hoặc hai phương được đưa vào trong bê tông nhằm cải thiện và tăng cường các tính chất cho bê tông, phù hợp sử dụng cho các công trình có yêu cầu cao về khả năng chịu kéo, chịu uốn, chịu
va đập, dẻo dai và ít co ngót của bê tông
• Các loại sợi sử dụng cho bê tông.
– Sợi thép.
– Sợi tổng hợp.
– Sợi hữu cơ.
12/19/2008 Chương IV. Xi măng Pooclăng (Po) và bê tông dùng xi măng Po 56