Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược quản trị kinh doanh của công ty CP bibica (Trang 23 - 27)

1) Tình hình về quản trị s ản xuát và tác nghiệ p

1.2. Hoạch đinh về nguồn nguyên vật liệu của công ty

1.2.2. Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu

Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho Bibica, hàng năm công ty ký hợp đồng nguyên tắc cung ứng làm cơ sở cho các đối tác chuẩn bị nguồn hàng, ổn định giá cả cung cấp trong năm

Để tăng tính cạnh tranh phần lớn một loại nguyên liệu, công ty chọn từ khoảng

2 nhà cung cấp, thực hiện chào giá cạnh tranh theo từng lô hàng.

Đối với các loại nguyên liệu chính: do có mối quan hệ mua bán lâu năm nên nhà cung cấp nắm rõ yêu cầu kỹ thuật của Công ty cho từng loại nguyên liệu và có lượng hàng dự trữ cho Bibica. Các nhà cung cấp chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh, nên tiến độ cung cấp nhanh, thời gian vận chuyển không ảnh hưởng và chi phí không cao

Riêng mặt hàng đường: do Công ty có mối quan hệ mật thiết với công ty CP Đường Biên Hòa nên Công ty đều nắm bắt kịp thời các yếu tố ảnh hưởng về giá đường, việc cung cấp đường giữa Bibica với công ty CP Đương Biên Hòa theo nguyên tác giá cả thị trường, ngoài ra còn được giảm chi phí vận chuyển và kho hàng dự trữ do

có vị trí thuận lợi.

Đối với nguyên vật liệu có nguồn gốc nhập khẩu có số lượng không đủ thì các đơn vị chịu trách nhiệm nhập khẩu và cung cấp lại Bibica theo giá hợp lý.

1.2.3. Ánh hưởng của nguyên vật liệu đối với doanh thu

Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 55 - 60% doanh thu thuần, do đó giá cả của nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của công ty. Từ năm 2003 đến nay do tình hình chung giá các nguyên vật liệu chính: đường, tinh bột sắn, bột mỳ, bao bì, nhiên liệu....tăng 10 - 40% bắt buộc Công ty phải điều chỉnh giá bán cho phù hợp nhằm đảm bảo mức lợi nhuận bình quân đối với từng sản phẩm theo kế hoạch

1.3. Hoạch đị nh về công suất máy móc, thi ết bị của công ty

Với phương châm đầu tư chiều sâu, công ty đã nhập máy móc từ các nước tiên tiến trên thế giới. Dây chuyền tuy chưa phải là hiện đại nhất nhưng cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Để duy trì hoạt động ổn định của máy móc thiết bị, nhằm cho ra đời nhưng sản phẩm có chất lượng cao. Công ty hết sức chú ý tới công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị. Chế độ bảo dưỡng, sữa chữa (định kỳ và thường xuyên) được giao cho tổ

Mặc dù công ty có hệ thống máy móc thiết bị khá hiện đại, song do ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ trong sản xuất và kinh doanh bánh kẹo nên vẫn chưa tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị. Hiệu suất sử dụng tính chung cho tát cả các dây chuyền là 56,8%, trong đó hai dây chuyền Bim chiên và kẹo cao su có hiệu suất cao nhất cũng chỉ đạt 75% công suất thiết kế. Điều này cho thấy cơ cấu sản phẩm của Công ty chưa thực sự hợp lý vì chưa tìm ra được những sản phẩm thích hợp với mùa

hè. Những sản phẩm này có thể chỉ là những sản phẩm bình dân, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm nhỏ nhưng điều quan trọng có thể tận dụng tối đa công suất thiết kế của dây chuyền nhằm giảm chi phí kấu hao. Tuy nhiên, điều này cũng có hàm ý Công

ty có thể hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao hơn mà không nhất thiết phải đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị mới.

Hiện nay hệ thống máy móc thiết bị của Công ty bao gồm:

- Xí nghiệp bánh có ba dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, bánh biscuit và bánh mặn

- Xí nghiệp kẹo gồm hai dây chuyền sản xuất kẹo cứng vè kẹo mềm. Trong đó có dây chuyền sản xuất kẹo Chew và Caramen c ủa Đức hiện đại còn lại là các dây chuyền có trình độ trung bình và lạc hậu.

Năm 1992 xí nghiệp còn được trang bị thêm dây chuyền sản xuất kẹo Jelly khuôn và Jelly cốc. Sau đây là một số thống kê về máy móc thiết bị kỹ thuật của công ty.

Bảng: Thống kê năng lực sản xuất của máy móc thiết bị

2 2

Bảng: Cơ cấu máy móc của công ty Bibica

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược quản trị kinh doanh của công ty CP bibica (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w