CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
2.1. Phương án làm sạch vỏ trái dừa
Hiện nay các cơ sở, công ty sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm về dừa tươi thường làm sạch bằng phương pháp thủ công. Phương pháp này khiến cho các cơ sở
và công ty phải tốn rất nhiều chi phí, nhân công và hiệu suất không cao. Bề mặt vỏ nhẵn bóng, các đối tượng bám trên vỏ trái dừa đa phần là bụi, đất, côn trùng,… Nên cần tác dụng cơ học trực tiếp lên bề mặt vỏ trái dừa để có thể đánh bật các vết bẩn, sâu bọ bám chặt trên vỏ. Chúng tôi phân tích 5 ý tưởng cho chức năng làm sạch vỏ trái dừa như sau:
2.1.1. Ru-lo lau
Nguyên lý: Khi trái dừa đã được làm ướt bề mặt di chuyển đến vị trí giữa hai trục rulo lau, hai trục lông luôn quay ngược chiều nhau, có xu hướng tác động lực
từ trên cuống trái dừa xuống. Như thế, các vết bẩn, sâu bọ bám trên vỏ trái dừa sẽ được lông của hai trục rulo lau đánh xuống. Đồng thời, phần lông khi quay sẽ tác động vào trục chắn nhằm tách nước và vết bẩn trên phần lông của trục rulo lau. Minh họa ởhình 2.2
Ưu điểm: cơ cấu đơn giản, dễ lắp đặt và thay thế.
Nhược điểm: Bộ truyền cho 2 trục rulo lau quay ngược chiều nhau sẽ phức tạp, nên giá thành cao.
Hình 2.2: Làm sạch vỏ trái dừa bằng rulo lau
2.1.2. Cơ cấu trục vít- rulo
Nguyên lý: Trái dừa sau khi được cắt cuống, được di chuyển đến bộ phận làm sạch bằng trục vít. Bộ phần gồm 2 phần chính trục vít và trục lông. Trục vít có nhiệm vụ di chuyển trái dừa đi theo rãnh vít, trục lông quay ngược chiều với trục vít làm cho trái dừa quay trong rãnh vít. Như vậy, trái dừa vừa tịnh tiến vừa quay, đồng thời được lau trong quá trình di chuyển.
Hình 2.3: Làm sạch dừa bằng cơ cấu trục vít (Phần mềm Inventor)
Ưu điểm: Làm sạch đồng thời được nhiều trái dừa.
Nhược điểm: Trái dừa bị dao động nhiều và lực lau không tập trung vào các vị trí quan trọng như cuống. Đối với trái dừa non, cơm dừa được hình thành khá mỏng
và trong nên khi dao động nhiều trong quá trình có thể làm tách phần cơm mỏng, hoàn lẫn với nước dừa, làm cho nước dừa bị chua.
2.1.3. Sử dụng nhiều đầu khí nén
Nguyên lý: Trái dừa sau khi được cắt cuống, được di chuyển đến bộ phận phun khí nén. Sử dụng nhiều đầu khí nén đặt xung quanh trái dừa, tác động vào bề mặt vỏ trái dừa. Khi đó, bụi, đất, sâu bọ bám chặt trên vỏ sẽ bị áp lực của khí nén đẩy bay
ra khỏi bề mặt vỏ.
Hình 2.4: Sơ đồ làm sạch vỏ dừa bằng khí nén
Ưu điểm: Cơ cấu khí nén dễ dàng lắp đặt, dễ điều chỉnh.
Nhược điểm: Nhiều đầu khí nén phải xả liên tục, chính vì vậy phải cần bình chứa và động cơ công suất lớn. Đồng thời, khi khí nén tác động vào bề mặt cong của vỏ dừa, bụi bẩn, sâu bọ có rất khả năng sẽ bay xung quanh trái.
2.1.4. Sử dụng nhiều đầu phun nước
Nguyên lý: Tương tự như ý tưởng làm sạch vỏ sử dụng nhiều đầu khí nén, nhưng thay thế khí nén bằng nước. Dựa vào tác động của nước, các vết bẩn và sâu
bọ sẽ bị đánh bật ra khỏi bề mặt vỏ trái dừa.
Hình 2.5: Sơ đồ làm sạch dừa bằng nhiều đầu phun nước
Ưu điểm: Hệ thống dễ dàng lắp đặt và rẻ hơn so với hệ thống nén khí.
Nhược điểm: Lượng nước phun ra rất lớn, phần cuống và các vết trầy trên vỏ có thể dễ bị thấm nước vào sơ của trái dừa.
2.1.5. Lau xung quanh bằng cơ cấu bánh răng hành tinh
Nguyên lý: Ở bộ phận này, dừa sẽ được làm sạch xung quanh bằng trục lau và giữ bằng kẹp trên và dưới. Kẹp trên sẽ đưa xuống chạm vào đầu trên trái dừa. Sau
đó, kẹp dưới nâng trái dừa lên đúng vị trí làm sạch. Trái dừa sẽ được giữ cố định, trục lau quay đồng thời xung quanh nó. Sau khi dừa được lau xong, kẹp trên sẽ đưa trái dừa đi xuống và trở vể về trạng thái ban đầu của nó.
Ưu điểm: Trái dừa sẽ được làm sạch mà không bị dao động.
Hình 2.6: Làm sạch xung quanh trái dừa bằng cơ cấu bánh răng hành tinh
(Phần mềm Inventor)