Vòng quét của chương trình

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo bộ điều khiển thiết bị hàn ống theo quỹ đạo (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Hệ thống điều khiển PLC

2.1.3 Vòng quét của chương trình

Về cấu trúc thực hiện chương trình trong plc mitsubishi sẽ thực hiện theo thứ tự từ trên xuống đến cú pháp end( kết thúc chương trình) sau đó quay ngược lại thực thi từ trên xuống dưới. Quá trình này cứ thế lặp lại từ khi plc chuyển từ trạng thái STOP sang trạng thái RUN.

Thời gian thực hiện một vòng quét của plc mitsubishi phụ thuộc vào số câu lệnh sử dụng trong một vòng quét. Các bạn có thể dễ dàng tính được thời gian vòng quét dựa vào số câu lệnh trong chương trình cộng với thời gian thực thi mỗi câu lệnh trong chương trình là bao nhiêu.

Thứ tự thực thi lệnh trong plc mitsubishi

Trong thực tế sử dụng plc mitsubishi thì đa số các lập trình viên đều sử dụng dụng ngôn ngữ lập trình dạng ladder vì đây là một trong những ngôn ngữ dựa trên dạng mô

tả logi nên rất dễ hiệu và dễ sử dụng.

Khi viết chương trình thì các lệnh sẽ được thực hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới và

từ trái qua phải. Chi tiết các bạn có thể tham khảo cấu trúc lệnh như trong chương trình trên hình đầu bài viết.

 Ở hàng đầu tiên thì thứ tự thực hiện lệnh như bình thường là 1 rồi tới 2.

 Ở cụm lệnh thứ 2, trạng thái ngõ ra y0 phụ thuộc vào tới 2 ngõ vào x1 và x2 nên lệnh lấy dữ liệu x1 và x2 sẽ thực hiện trước rồi mới tới lệnh out ra y0

 Trong cụm lệnh 3, thì lệnh số 6 thực hiện trước rồi thực hiện 7 để out ra lệnh 8, tiếp theo thực hiện lệnh 9-10.

Lập trình cơ bản bao gồm 6 thiết bị, mỗi thiết bị sẽ có những công dụng riêng biệt.

Để dễ dàng xác định các thiết bị, mỗi thiết bị sẽ được gắn với cho một ký tự như:

- X: X để chỉ ngõ vô vật lý, X được gắn trực tiếp với vỏ PLC.

- Y: Y để chỉ ngõ ra, Y được nối trực tiếp từ PLC.

- T: T để xác định các thiết bị định thì có trong PLC.

- C: C dùng để xác định các thiết bị đếm trong PLC.

- M & S: M & S được dùng như các cờ hoạt động bên trong PLC.

Tất cả những thiết bị trên có tên gọi khác là thiết bị bit, điều này có nghĩa là các

thiết bị này sẽ có hai trạng thái là ON hoặc OFF, 1 hoặc 0.

Ngôn ngữ lập trình mitsubishi được xem là ngôn ngữ lập trình cơ bản và dễ học

nhất, dễ dùng trong mọi trường hợp. Nhưng đối với ngôn ngôn ngữ này cần mất nhiều

thời gian để kiểm chứng và kiểm tra, tìm ra mối liên hệ giữa một đoạn chương trình

với các chức năng mà nó thể hiện.

Ngôn ngữ instruction của từng nhà chế tạo PLC sẽ có những cấu trúc khác nhau,

người dùng cần chú ý điều này bởi việc sử dụng lẫn lộn sẽ dẫn tới không đồng nhất.

Một loại ngôn ngữ khác được ưa chuộng trong lập trình PLC là ngôn ngữ Ladder,

ngôn ngữ bậc thang. Loại ngôn ngữ này có dạng đồ họa cho phép nhập và ứng dụng

chương trình như một sơ đồ mạch điện logic. Dạng ngôn ngữ này gần với chúng ta

hơn ngôn ngữ Istruction và nó được xem như một loại ngôn ngữ cấp cao. Những phần mềm lập trình sẽ biên dịch lại tất cả các ký hiệu logic trên thành mã, lưu vào bộ nhớ PLC. Sau đó PLC sẽ thực hiện các tác vụ điều khiển theo logic của chương trình.

2.1.5 Bộ đếm tốc độ cao của PLC

Thứ tự bộ đếm xung tốc độ cao của plc Mitsubishi

Đầu tiên các bạn phải xác định rõ loại xung đếm có 1 hay 2 tín hiệu để chọn bộ đếm

xung cho thích hợp. Các bạn có thể tham khảo bảng giới đi quy định sẵn tín hiệu nào

dùng cho bộ đếm nào.

Trong đó U có nghĩa là đếm lên, D là đếm xuống, U/D có nghĩa là vừa đếm lên vừa

đếm xuống.Bộ đếm có ký hiệu A-B là đọc được xung encoder loại 2 xung A-B.

Cách sử dụng bộ đếm xung tốc độ cao

 Chọn tín hiệu điều khiển cho bit chọn chiều, bit này =0 thì đếm lên, =1 thì

đếm xuống.

 Reset giá trị bộ đếm để giá trị hiện thời của bộ đếm trở về 0.

 Tín hiệu kích hoạt bộ dếm.

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo bộ điều khiển thiết bị hàn ống theo quỹ đạo (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)