CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.3 Một số công nghệ tạo mẫu nhanh
2.3.1 Công nghệ SLA
Là kỹ thuật dùng tia laser làm đông cứng nguyên liệu lỏng để tạo các lớp nối tiếp cho đến khi sản phẩm hoàn tất, độ dày mỗi lớp nhỏ nhất có thể đạt đến 0,06 mm nên rất chính xác. Có thể hình dung kỹ thuật này như sau: đặt một bệ đỡ trong thùng chứa nguyên liệu lỏng, chùm tia laser di chuyển (theo thiết kế) lên mặt trên cùng của nguyên liệu lỏng theo hình mặt cắt ngang của sản phẩm làm lớp nguyên liệu này cứng lại. Bệ
đỡ chứa lớp nguyên liệu đã cứng được hạ xuống để tạo một lớp mới, các lớp khác được thực hiện tiếp tục đến khi sản phẩm hoàn tất.
Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý của công nghệ SLA
Ưu điểm:
_ Hệ thống cứng vững và hoàn toàn tự động.
_ Độ chính xác kích thước cao. Dung sai kích thước điển hình khoảng 0,0125mm. _ Độ bóng bề mặt tốt.
_ Độ phân giải cao phù hợp với các chi tiết phức tạp.
_ Với sự hỗ trợ của phần mềm QuickCastTM cho phép tạo mẫu cho quá trình đúc khuôn kim loại nhanh chóng và chính xác.
Nhược điểm:
8
_ Sản phẩm bị cong vênh.
_ Giá thành hơi cao.
_ Vật liệu sử dụng bị hạn chế.
_ Phải qua giai đoạn hậu xử lý.
_ Chi phí vận hành và bảo trì cao.
2.3.2 Công nghệ LOM (Laminated Object Manufacturing)
Dùng vật liệu dạng tấm có phủ keo dính (chủ yếu là giấy nhưng cũng có thể dùng tấm nhựa, tấm kim loại v.v.). Nguồn Laser tạo ra từng lớp mặt cắt bằng cách cắt tấm vật liệu theo đường biên của mặt cắt vật thể. Các lớp mặt cắt được dán lần lượt chồng lên nhau nhờ hệ thống con lăn gia nhiệt.
Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ LOM
Ưu điểm:
_ Vật liệu đa dạng, rẻ tiền. Về nguyên tắc có thể sử dụng các loại vật liệu: giấy, chất dẻo, kim loại, composites và gốm.
_ Độ chính xác cao đạt được tốt hơn 0,25 mm. Bằng việc cắt vật liệu thay vì hóa rắn
nó, hệ thống có thể bảo vệ được những đặc tính ban đầu của vật liệu.
_ Tốc độ cao, nhanh hơn các phương pháp tạo lớp khác bởi vì tia laser không cắt toàn
bộ diện tích mà chỉ quét theo chu vi bên ngoài. Do đó, vật liệu dày và mỏng có tốc độ cắt bằng nhau.
_ Không có sự thay đổi pha trong quá trình chế tạo chi tiết nên tránh được độ co rút
của vật liệu.
_ Không độc hại và ô nhiễm môi trường.
9
Nhược điểm:
_ Không thu hồi được vật liệu dư. Sự cong vênh của chi tiết thường là vấn đề chính
của phương pháp LOM.
_ Lấy sản phẩm ra khỏi kết cấu hỗ trợ khó khăn.
_ Độ bóng bề mặt không cao.
2.3.3 Công nghệ FDM
Công nghệ in FDM được sử dụng khá nhiều trong các loại máy in hiện nay với kết cấu đơn giản, vật liệu dễ tìm.
Nguyên lý hoạt động:
Ở vị trí ban đầu bàn in cách đầu phun nhiệt một khoảng bằng chiều dày lớp in. Sợi nhựa được đưa vào kim phun nhờ hệ thồng tời nhựa bằng cặp bánh răng một cách liên tục. Tại đầu phun nhựa, nhựa được nung nóng tới khoảng nhiệt độ thích hợp bởi
bộ phận gia nhiệt. Nhựa nóng chảy được đùn ra theo biên dạng dịch chuyển của đầu phun. Sau khi lớp thứ nhất hoàn thành bàn máy dịch xuống một khoảng bằng chiều dày một lớp. Quá trình tiếp tục cho đến khi hoàn thành chi tiết.
Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý công nghệ FDM
Ưu điểm:
_ Vật liệu đa dạng, rẻ tiền.
10
_ Độ chính xác cao đạt được tốt hơn 0,1 mm. Bằng việc đắp từng lớp vật liệu chồng lên nhau và sau đó được hóa rắn, hệ thống có thể bảo vệ được những đặc tính ban đầu của vật liệu.
_ Tiết kiệm được khá nhiều vật liệu so với các phương pháp gia công truyền thống,
do đây là phương pháp gia công không phoi.
Nhược điểm:
_ Thời gian in lâu, độ chính xác chưa cao.
_ Sản phẩm khi in ra chưa được sắc nét.