Phần mềm lập trình Arduino IDE

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống an ninh nhà ở (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.4 Phần mềm lập trình Arduino IDE

1.4.1 Giới thiệu

Arduino IDE là một môi trường phát triển tích hợp đa nền tảng, làm việc với cùng một bộ điều khiển Arduino để viết, biên dịch và tải code lên phần cứng. Đây là một công

cụ hỗ trợ lập trình và nạp chương trình trên tất cả các dòng arduino đang có trên thị trường hiện nay.

Ngôn ngữ phổ biến cho Arduino IDE là C và C++ và thường được viết theo hướng đối tượng. Công cụ lập trình Arduino IDE sẽ hỗ trợ người dùng lựa chọn mô hình

để làm việc nhờ sử dụng Menu Tools của ứng dụng và một mảng các thư viện phong phú.

24

Hình 1.19: Giao diện của phần mềm Arduino IDE

Khi mới kết nối phần cứng Arduino với máy tính ta click vào Tools -> board để chọn loại board sử dụng.

Hình 1.20: Các loại board phần mềm hỗ trợ

Bên cạnh việc chọn board thì một phần quan trọng nữa là chọn cổng COM. Khi lần đầu gắn mạch Arduino vào máy tính, người sử dụng cần nhấn chọn cổng COM bằng

25

cách vào Tools -> Serial Port (một số phiên bản dùng từ Port) sau đó nhấn chọn cổng COM.

Hình 1.21: Chọn port giao tiếp với phần cứng

Ngoài ra, trong chương trình còn chứa một lượng ví dụ rất lớn, giúp người dùng

có thể dễ dàng tiếp cận và thuận lợi hơn trong việc viết chương trình.

Hình 1.22: Một số ví dụ cơ bản

Để thêm các thư viện Arduino từ trình quản lý thư viện riêng của IDE, hãy truy cập vào Sketch > Include Library > Manage Libraries.

26

Hình 1.23: Quản lý các thư viện Arduino IDE hỗ trợ

Chọn phiên bản và download các thư viện cần thiết.

Hình 1.24: Giao diện install thư viện 1.4.2 Các lệnh, các hàm cơ bản trong Arduino IDE

 Những lệnh cơ bản [7]

27

Ngay khi mở Arduino IDE sẽ được chào đón bởi các lệnh setup() và loop(). Đây

là hai lệnh duy nhất về sketch mà tìm thấy trong hầu hết tất cả các code Arduino.

 Setup(): Mỗi khi sketch bắt đầu, lệnh setup sẽ giúp khởi tạo các biến và bắt đầu

sử dụng các thư viện.

 Loop(): Một vòng lặp theo sau setup và thực sự là trái tim của chương trình, khiến

nó phản hồi vô hạn với bất kỳ logic nào.

Sau khi làm quen với các sketch cần biết những lệnh điều khiển. Những lệnh quan trọng nhất là:

 Break: Nếu muốn thoát khỏi một lệnh cần nhấn break.

 If or else: Các lệnh logic khởi tạo một hành động mỗi khi một điều kiện được thỏa mãn.

Các lệnh điều khiển hữu ích khác có thể cung cấp logic nhất định. Những lệnh

có thể sử dụng bao gồm:

 return: Trả về một giá trị nhất định.

 while: Một vòng lặp khác diễn ra liên tục trong một điều kiện nhất định.

 goto: Đúng như tên gọi của nó, lệnh này cho phép đi đến một dòng nhất định trong code.

 Boolean và các toán tử số học [7]

Bên cạnh sketch và các lệnh kiểm soát, cần phải biết một số Boolean và toán tử

số học để chỉ huy các chương trình.

 Các toán hạng: Bằng (=), phép cộng (+), phép trừ (-), phép nhân (*) và phép chia (/).

 Các toán hạng nâng cao: Không bằng (!=), Nhỏ hơn hoặc bằng (<=), lớn hơn hoặc bằng (>=), phần dư (%).

 Các biến quan trọng [7]

Trong một số trường hợp, cần đưa ra một vài biến để xử lý những phép toán logic khác nhau. Những biến quan trọng là:

 HIGH|LOW: Điều này mang lại giá trị cuối cùng cao và thấp cho các hằng số.

 LED_BUILTIN: Đưa ra số lượng chân LED (LED pin).

28

Các biến quan trọng khác cần nhớ bao gồm True/false, sizeof(), void, int string. Chúng cũng giống như bất kỳ chương trình thông thường nào khác bao gồm Python, C++,....

 Các hàm cao cấp [7]

Cuối cùng, cần biết một vài hàm nâng cao để điều khiển bo mạch Arduino. Các hàm nâng cao bao gồm:

 digitalRead(): Đọc giá trị từ một pin nhất định. Ngoài ra còn có digitalWrite().

 random(): Hàm này giúp tạo ra các số ngẫu nhiên.

 Tone() và notone(): Thêm âm thanh xuất hiện trong pin, hàm tone() sẽ xử lý vấn

đề đó, trong khi notone() giữ mọi thứ im lặng.

 Delay(): Thêm độ trễ thời gian.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống an ninh nhà ở (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)