CHƯƠNG III: CHIÉN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA
1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
1.2 Du lịch biển trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam
Trong ngành du lịch Việt Nam, du lịch biển đang chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng phát triển nhanh hơn. Ngoài các lợi ích như: bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn văn hóa lịch sử, nâng cao dân trí, bảo vệ sức khoẻ, du lịch biển đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm và góp phần vào phát triển kinh tế.
Với đặc điểm về địa hình và hình dáng địa lý trải dài theo bờ biển 3260 km, với hơn 4000 hòn đảo, 48 vịnh với những cảnh quan kỳ thú, tính ưu việt của các điều kiện hải văn, tài nguyên biển phong phú và đa dạng của các vùng biển nhiệt đới, đã hấp dẫn khách Luận văn tôt nghiệp
43
\ I \ ị
du lịch. Vì vậy các hoạt động du lịch ở Việt Nam đêu găn liên với du lịch biên. Từ năm
2001 đến nay, 80% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là du lịch biển, hon 75% khách sạn, khu du lịch có chất lượng cao đều nằm ở ven biển
Du lịch biển mang lại nhiều lợi ích cho mọi người, đặc biệt gíup con người khỏe hơn và thoải mái hơn: giảm stress, giúp huyết áp ổn định, ngừa lão hóa, chữa bệnh ngoài
da, giảm cân hiệu quả,..; những lợi ích đó khiến du lịch biển có thể trở thành "phương thuốc kỳ diệu" đối với nhiều người. Tắm biển có tác dụng giảm stress rất tốt. Không khí vùng biển trong sạch, tiếng gió, tiếng sóng tạo không gian lãng mạn, làm thư thái đầu óc.
Ở biển còn có rất nhiều trò giải trí giúp bạn giảm căng thẳng: đi câu cá, câu mực, chơi bóng chuyền bãi biển, các môn thể thao dưới biển... Phơi mình dưới cái nấng dịu trên biển để có một nước da ngăm ngăm và có tác dụng chống lão hóa nếu không phơi quá lâu dưới trời quá nắng. Chữa bệnh ngoài da: Nước biển có tác dụng chữa các bệnh ngoài da như ghẻ lở, ngứa... rất tốt. Tắm biển dưới ánh nắng dịu cũng làm tăng lượng vitamin trong cơ thể, đặc biệt là vitamin D, chống viêm phổi. Giảm cân hiệu quả: một chuyến đi biển dài ngày và tắm 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều không chỉ giúp bạn có cơ thể cân đối mà còn làm da thịt săn chắc hơn. Vì vậy phát triển du lịch biển ngày càng được nhiều người yêu thích.
Sự phát triển du lịch biển không thể tách rời chiến lược du lịch quốc gia. Tuy nhiên do sự đặc thù nên cần phải có chiến lược phát triển du lịch biển. Trong quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam 2001-2010, cả nước được chia làm 3 vùng du lịch chính:
1.2.1 Vùng du lịch Bắc Bộ
Gồm từ các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh với tam giác động lưc tăng trưởng là Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Khu vực hội tụ tài nguyên thiên nhiên phong phú, cùng với giá trị của các di tích văn hóa lịch sử lâu đời là vùng nổi tiếng với loại hình du lịch văn hóa và tham quan nghiên cứu.
Nơi đây có sân bay quốc tế Nội Bài - Hà Nội, sân bay Cát Bi - Hải Phòng và các hải cảng lớn, ưu tiên phát triển du lịch ven biển Hạ Long. Mục tiêu năm 2010, xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Lân, dự án đầu tư xây mới đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Đặc biệt đầu tư dự án khu du lịch sinh thái văn hóa Hạ Long ở phía Tây thành phố, đây sẽ là khu đô thị quy mô nhất Vịêt Nam.
Phát triển ngành du lịch... GVHD: PGSTS ĐẶNG CỒNG MINH
1.2.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Gồm các tỉnh Quảng Bình đến Quảng Ngãi sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, đặc biệt là các di sản thế giới. Với lợi thế về văn hóa, thích hợp phát triển loại hình du lịch văn hóa kết hợp du lịch biển nghỉ dưỡng, và phát triển loại hình du lịch công vụ trong tương lai
Với nhiều ưu thế về cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải, đủ điều kiện phát triển nhiều ngành nghề kinh tế cả vùng. Trong đó ưu tiên phát triển du lịch biển khi Đà Nang trở thành một đô thị biển hiện đại.
f ■■ —
Luận ván tôt nghiệp
Phát triển ngành du lịch... GVHD: PGSTS ĐẶNG CỐNG MINH
1.2.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Bao gồm các tỉnh từ Kon Tum đến Cà Mau với các địa bàn tăng trưởng du lịch là Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh - cần Thơ - Hà Tiên - Phú Quốc và địa bàn trọng điểm tăng trưởng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương - Vũng Tàu. Sản phẩm đặc trưng cả vùng là tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng sông Cửu Long. Đây là khu vực tập trung nhiều địa bàn tăng trưởng du lịch có lợi thế về cả điều kiện tự nhiên, nguồn lao động có trình độ tay nghề cao và là khu vực năng động nhạy bén trong cơ chế thị trương. Đồng thời đây là khu vực có cơ sở hạ tầng thuộc vào loại tốt nhất so với cả nước.
Xây dựng chiến lược quốc gia đồng bộ về phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2010 và tầm nhìn 2020, chiến lược du lịch biển cần nhận thức rõ cácvấn đề:
+ Chiến lược phát triển du lịch quốc gia thể hiện sự phối hợp đồng bộ các ban ngành chức năng có liên quan.
+ Chiến lược phát triển du lịch biển của từng địa phương là một bộ phận hữu cơ của chiến lược chung quốc gia, do đó giữa các địa phương cần có sự phối hợp, hỗ trợ cùng phát triển. Nghị quyết 45/CP về quy hoạch phát triển du lịch đã được chính phủ phê duyệt, trong đó tập trung vào sự hợp tác cùng phát triển giữa du lịch và các ngành như : giao thông vận tải; văn hóa; đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên chuyên nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng; quảng bá du lịch; giữ gìn môi trường ....
2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA
2.1 Chưong trình phát triển chung của tỉnh giai đoạn 2006-2010
Sau khi thực hiện Chương trình phát triển Du lịch 2001-2005, những kết quả đạt được cho thấy các chỉ tiêu đặt ra trong giai đoạn 2006-2010 trong toàn bộ Chiến lược phát triển Du lịch 2001-2010 đã không còn phù hợp nữa. Do vậy, Chương trình phát triển
Du lịch 2006-2010 cần được điều chỉnh lại dựa trên tình hình phát triển thực tế và các căn
cứ pháp lý sau:
• Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XV, nhiệm kỳ 2005-
2010;
• Quyết định số 194/2005/QĐ - TTg ngày 04/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên;
• Quyết định số 121/2006/QĐ - TTg ngày 29/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010;
• Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Khánh Hòa đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1800/QĐ - UB ngày 27/06/1995
" >
Luận văn tôt nghiệp
45
• Chương trình Phát triển Du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2001-2005 và đến năm
2010 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa III - kỳ họp thứ 3 (20/2/2001) thông qua;
• Quyết định số 394/QĐ - ƯBND ngày 8/3/2006 của ƯBND tỉnh về việc xây dựng Chương trình phát triển Du lịch giai đoạn 2006-2010;
Phát triển ngành du ljch... GVHD: PGSTS ĐẶNG CÔNG MINH
Mục tiêu
• Mục tiêu tổng quát
Phát triển ngành Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững về kinh tế của tỉnh. Duy trì tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 16%. Đầu tư về chiều sâu, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch để có thể thu hút nhiều lượng khách quốc tế có mức chi tiêu cao. Bên cạnh đó tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, giữ gìn bảo vệ an ninh quốc gia.
• Các mục tiêu cụ thể
Sự phát triển của hoạt động du lịch giai đoạn 2001-2005, đã cho thấy các chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn năm 2006-2010 đã không còn phù hợp với tình hình thực tế. Vì thế, Chương trình phát triển Du lịch giai đoạn 2006-2010 sẽ có sự điều chỉnh một số chỉ tiêu chính :
Lượt khách lưu trú đến 2010 đạt 1.400.000 - 1.500.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 500.000 lượt khách, và dự kiến đến 2015 đạt 2.300.000 lượt khách với 880.000 lượt khách quốc tế.
Ngày khách lưu trú bình quân là 2,5 ngày đối với khách quốc tế và 2 ngày đối với khách nội địa.
Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 16%/năm, doanh thu trực tiếp
từ du lịch đến 2010 đạt 1.300 tỷ đồng, và đến năm 2015 đạt 3.000 tỷ đồng.
Tồng số phòng đến năm 2010 đạt 8.500 phòng, và dự kiến đến năm
2015 đạt 11.300 phòng.
Giải quyết thêm 5.400 lao động trong ngành Du lịch.